Thật đáng lo ngại khi bé bị táo bón mà cha mẹ không phát hiện và điều trị sớm dẫn đến tình trạng bé bị táo bón đi ngoài ra máu vô cùng nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan hậu môn, sức khỏe của trẻ cũng bị giảm sút, trẻ chán ăn, mệt mỏi và bị ám ảnh bởi nỗi sợ “đi ngoài”.
1. Nguyên nhân khiến bé bị táo bón đi ngoài ra máu
Việc đại tiện là phản xạ bình thường và tự nhiên của mỗi người. Đường tiêu hóa sẽ loại bỏ chất cặn bã ra bên ngoài cơ thể, quá trình này cần sự tác động của nhu động ruột dưới và sự phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh.
Tuy nhiên, nếu một trong những bộ phận trên đây gặp vấn đề thì quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể sẽ gặp khó khăn, có thể bé sẽ bị táo bón hoặc tiêu chảy.
Tình trạng này kéo dài suốt nhiều tuần được gọi là táo bón cấp tính. Nếu để diễn ra suốt nhiều tháng, nhiều năm sẽ trở thành bệnh mãn tính, bệnh kinh niên.
Nguyên nhân khiến trẻ táo bón đi ngoài ra máu có thể kể đến như:
- Phình đại tràng bẩm sinh gây ra nhiều tổn thương tại đường tiêu hóa, rất dễ bị bón ra máu.
- Hậu môn nhỏ, ruột già to, các loại bệnh chuyển hóa nội tiết
- Chế độ ăn uống không đúng
- Trẻ không hợp với các loại sữa hoặc không được cho bú đầy đủ
- Bệnh trĩ hoặc nứt hậu môn khiến trẻ bị co thắt hậu môn khi đi ngoài
- Lạm dụng các loại thuốc điều trị bệnh
- Trẻ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng thấp còi
- Trẻ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý như sợ thối, sợ bẩn hoặc nhịn do dám đi lại.
- Trẻ thường xuyên bị căng thẳng và ít hoạt động, vận động cơ thể sau khi ăn.
2. Bé bị táo bón đi ngoài ra máu – những nguy hiểm rình rập
Việc để bé bị táo bón đi ngoài ra máu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm.
2.1. Viêm hậu môn, nứt hậu môn xảy ra khi trẻ táo bón đi ra máu
Trẻ bị táo bón và đi ngoài ra máu khiến bé bị viêm, nứt hậu môn. Viêm hậu môn khiến chảy máu khi đi đại tiện là tác hại nhẹ nhất khi bị táo bón.
Hàng tỉ những loại vi khuẩn, vi sinh có hại, vi nấm thải ra bên ngoài cơ thể từ hậu môn, nếu vi khuẩn không thoát ra ngoài được mà xâm nhập ngược vào cơ thể qua những vết nứt hậu môn sẽ làm hậu môn bị viêm.
2.2. Nhiễm khuẩn máu
Bệnh nguy hiểm không kém phải kể đến là nhiễm khuẩn máu khi trẻ táo bón đi ngoài ra máu.
Nhiễm khuẩn máu hay nhiễm trùng huyết xảy ra do các vết nứt tại hậu môn chưa được hồi phục thì bị vi khuẩn xâm nhập.
2.3. Trĩ
Bệnh trĩ cũng dễ hình thành khi bé bị táo bón thường xuyên và đi ngoài ra máu trong thời gian dài.
Bên trong hậu môn bị tổn thương, giãn ra. Do đó tạo thành các búi trĩ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
2.4. Ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng là bệnh nguy hiểm khi bé táo bón ra máu mà không được chữa trị kịp thời.
Độc tố trong cơ thể nếu không được thải ra bên ngoài thì cơ thể sẽ hấp thụ ngược, gây ngộ độc. TÌnh trạng táo bón nặng nếu để càng lâu sẽ khiến trực tràng mất phản xạ đại tiện, gây ra són phân hoặc nặng hơn là ung thư trực tràng.
3. Làm gì khi bé bị táo bón đi ngoài ra máu?
3.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng – Cách đơn giản giúp khắc phục bé táo bón ra máu
Cho bé uống bổ sung nhiều nước, hỗn hợp nước muối và nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy; nước mật ong trước khi đi ngủ. Bổ sung sữa kèm mỗi bữa ăn để tăng cảm giác thèm ăn.
Một số loại trái cây có khả năng giảm táo bón mãn tính, hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả như chuối, đu đủ. Các loại nước ép rau củ quả cũng giúp điều chỉnh, khắc phục táo bón chảy máu ở các bé.
Thực đơn khoa học với nhiều thực phẩm mát, giàu chất xơ, tăng tính nhuận tràng là vô cùng cần thiết.
Chi tiết: Thực đơn cho bé táo bón
3.2. Điều chỉnh hành vi, tâm lý của trẻ
Nên rèn luyện cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ và thường xuyên.
Động viên bé thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tránh ngồi lì một chỗ để cải thiện nhu động ruột và khả năng tiêu hóa thức ăn.
Hướng dẫn các bé thay đổi dáng ngồi toilet cao hơn, ngồi xổm, đầu gối cao hơn hông.
3.3. Massage bụng cho bé
Xoa bụng cho bé theo khung của đại tràng từ phải sang trái giữa 2 bữa ăn mỗi ngày 3 – 4 lần để tăng nhu động của đường ruột, tăng cường khả năng vận động của cơ tròn tại hậu môn và các cơ thành bụng.
Khi thực hiện thì đặt bé nằm ngửa, bàn chân hướng về phía mẹ, dùng cổ tay phải massage phần cơ bụng cho bé.
3.4. Khám bác sĩ kịp thời khi bé bị táo bón đi ngoài ra máu
Bé bị táo bón liên tục, lâu ngày và kéo dài Mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ kịp thời, tránh tự ý uống các loại thuốc không đúng khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ. Điều trị táo bón đúng nguyên nhân sẽ giúp bé nhanh thoát khỏi chứng khó chịu này.
Chi tiết: Khám táo bón cho trẻ ở đâu tốt?
4. Những sai lầm dễ mắc phải khi chăm bé bị táo bón
- Sử dụng ống thụt liên tục: Nhiều cha mẹ khi thấy trẻ bị táo bón nên sử dụng ống thụt để thụt liên tục khiến cho trẻ mất phản xạ và dần trở nên lệ thuộc với thuốc thụt. Loại thuốc này còn có tác hại khá xấu đối với sức khỏe, khiến bé đại tiện khó khăn, biếng ăn.
- Không nhắc trẻ đi vệ sinh thường xuyên: Nếu cha mẹ không nhắc bé đi vệ sinh đúng giờ thì trẻ vẫn cứ nhịn đi vì ham chơi. Các bậc phụ huynh nên chú ý lúc bé chơi để nhắc bé đi toilet trong lúc chơi để tránh cứng bụng, táo bón.
- Sử dụng quá nhiều men tiêu hóa: Men tiêu hóa nếu không uống theo đúng chỉ định của bác sĩ có thể gây mất cân bằng hệ tiêu hóa, khiến cơ thể bé không tự sinh ra men tiêu hóa mà phải phụ thuộc.
5. Bài thuốc dân gian cho bé bị táo bón đi ngoài ra máu
5.1. Sử dụng rau mồng tơi
Rau mồng tơi có tính hàn giúp thanh nhiệt, nhuận tràng. Mẹ có thể dùng rau mồng tơi nấu canh cho bé uống, nên kết hợp thêm vài củ khoai lang để cải thiện tình trạng táo bón nhanh.
5.2. Sử dụng rau dền
Rau dền có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, sát trùng, trị mụn nhọt, nhiệt ly và bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Nước rau dền màu đỏ khiến trẻ vô cùng thích thú, mẹ có thể luộc, nấu canh và nấu cháo cho bé.
5.3. Ngâm hậu môn bằng nước nóng hoặc nước ấm
Để phân mềm và bé dễ đi hơn. Nước ấm rất tốt cho việc tăng cường hoạt động nhu động ruột, kích thích hậu môn giúp đi vệ sinh nhẹ nhàng hơn. Mỗi ngày, cho bé tắm và ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút hoặc ngâm trước khi mẹ cho bé đi vệ sinh.
5.4. Sử dụng mật ong
Là phương pháp dễ làm và được áp dụng khá rộng rãi. Mật ong có khả năng bôi trơn, kích thích đường ruột đẩy phân ra ngoài.
Nên pha mật ong với sữa ấm cho bé uống vào buổi sáng. Hoặc trộn nước cốt chanh, cà chua, sữa bò và mật ong cho bé uống. Hoặc cũng có thể cho bé uống mật ong nguyên chất 3 lần mỗi ngày.
5.5. Bơ
chứa hàm lượng cao chất xơ cực kỳ tốt cho trẻ bị táo bón. Mẹ có thể trộn bơ đã được dầm nhuyễn với sữa chua hoặc làm sinh tố bơ cho bé.
5.6. Nước ép cà rốt, rau bina
Cà rốt là loại quả chứa nhiều dưỡng chất, giúp gan thải độc hiệu quả, rau bina nhuận tràng, lợi tiểu rất hiệu quả trong việc chữa táo bón.
5.7. Sản phẩm thảo dược cho bé bị táo bón
Theo các bác sĩ, chứng âm hư gây nội nhiệt, làm tân dịch cơ thể bị thất thoát, bé dễ bị nóng trong người, nhiệt miệng, táo bón, ra mồ hôi trộm. Vì thế, mẹ nên sử dụng các bài thuốc chữa âm hư để chữa trị cho bé.
Một trong các sản phẩm chữa âm hư được tin dùng là của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3. Sản phẩm có thành phần là các thảo dược tự nhiên có tác dụng bổ âm, sinh tân dịch từ đó đẩy lùi chứng táo bón. Hơn hết các thảo dược tự nhiên rất an toàn và hiệu quả nên có thể yên tâm khi sử dụng.
Thành phần sản phẩm gồm:
- Sinh địa
- Đảng sâm
- Thạch hộc
- Táo chua
- Tỳ giải
- Cam thảo
- Hoài sơn
- Khiếm thực
Sản phẩm với công nghệ bào chế hiện đại, dưới dạng cao lỏng vị ngọt tiện dụng, dễ uống sẽ giúp hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón, tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Bạn có thể liên hệ để mua sản phẩm theo địa chỉ.
Địa chỉ: Số 26 Bùi Quốc Khái, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
Điện thoại: 1900.3199
Email: cskh@tw3.vn
Bé bị táo bón đi ngoài ra máu cần được điều trị càng sớm càng tốt. Bên cạnh các phương pháp trên, mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ để được thăm khám chính xác và có cách điều trị tốt nhất.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.