Trẻ bị táo bón thì phải làm sao? Táo bón là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Táo bón nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ sau này.
Vì vậy cha mẹ cần nhận biết kịp thời những dấu hiệu táo bón ở trẻ và tìm ra cách điều trị phù hợp cho bé.
1. Cách nhận biết khi trẻ bị táo bón
Táo bón dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu như:
- Trẻ ít đi đại tiện hơn so với bình thường.
- Phân cứng, vón cục.
- Trẻ đi đại tiện khó khăn, có biểu hiện căng thẳng, khó chịu hoặc sợ hãi khi phải đi đại tiện.
- Chướng bụng, khó tiêu: Khi bị táo bón bụng của trẻ sẽ bị dồn ứ phân, khí dẫn đến chướng bụng, khó tiêu.
- Biếng ăn, chậm lớn:Táo bón khiến cho trẻ khó chịu, chán ăn, biếng ăn dẫn đến cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà trở nên còi cọc, suy dinh dưỡng.
2. Trẻ bị táo bón nên ăn gì?
Trẻ bị táo bón thì phải làm sao? Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Bé bị táo bón nên uống thuốc gì? Đây đều là những câu hỏi rất nhiều mẹ trăn trở và thắc mắc khi bé bị táo bón. Những thông tin được cung cấp dưới đây sẽ phần nào giúp mẹ có được câu trả lời thích đáng.
2.1. Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?
Xem thêm: [Kinh nghiệm] Chữa táo bón ở trẻ sơ sinh DỨT ĐIỂM
Nếu trẻ sơ sinh đang bú mẹ thì chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của con. Chính vì vậy thói quen ăn uống của mẹ cần khoa học, giảm thiểu những thực phẩm có nguy cơ gây ra táo bón và nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ.
Những thực phẩm mẹ nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày để phòng và tránh táo bón ở trẻ sơ sinh bao gồm.
2.1.1.Rau xanh
Đặc biệt là rau có màu xanh đậm. Các loại rau có chứa hàm lượng cao chất xơ lớn. Ví dụ như rau mồng tơi, rau lang, rau dền, măng tây….
2.1.2. Các loại đậu
Đậu là nguồn thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất và đặc biệt là chất xơ. Do đó ăn đậu sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón cho mẹ và bé hiệu quả.
Vì vậy đậu là món ăn không thể bỏ qua để phòng, tránh và trị chứng táo bón cho trẻ sơ sinh.
2.1.3. Đu đủ chín
Đu đủ là loại quả chứa nhiều vitamin A, vitamin C, chất xơ, hoạt chất papain và nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho cơ thể khác nữa.
2.1.4. Mận
Mận chứa nhiều chất xơ và đặc biệt là hoạt chất sorbitol. Hoạt chất này có công dụng nhuận tràng, giúp trẻ đại tiện dễ dàng hơn.
Ngoài ra mận còn chứa thành phần axit neochlorogenic và axit chlorogenic. Thành phần này khi vào sữa mẹ cũng giúp trẻ sơ sinh giảm chứng táo bón. Do đó mẹ nên ăn mận tươi hoặc nước ép mận hay mận khô khi đang cho con bú đều được.
2.1.5. Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn. Vì vậy giúp cân bằng hệ tiêu hóa cũng như điều hòa nhu động ruột ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó sữa chua còn giúp trẻ sơ sinh tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
2.2. Thức ăn cho trẻ bị táo bón
Với những trẻ đã ăn và tiêu hóa được thức ăn, mẹ có thể bổ sung những món ăn tốt cho hệ tiêu hóa và giúp cải thiện tình trạng táo bón bao gồm:
2.2.1. Sữa chua
Ăn sữa chua sẽ cung cấp probiotic, lactobacillus giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột. Nhờ vậy sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ổn định hơn.
2.2.2. Nước ép mận khô
Mân được xem là một loại quả cực kỳ hữu ích đối với người bị táo bón. Với 1 ly nước ép mận khô bạn sẽ cung cấp được tới 2,6g chất xơ cho cơ thể.
Hơn nữa trong nước ép mận còn chứa hàm lượng Sorbitol dồi dào. Nó có tác dụng làm mềm phân và tác động nhu động ruột. Vì vậy uống nước ép mận sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa và dễ dàng đi ngoài hơn.
2.2.3. Bưởi
Trong quả bưởi chứa hàm lượng vitamin C cao hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
2.2.4. Chuối
Chuối chín có tác dụng trong phòng ngừa và điều trị táo bón. Ngược lại chuối xanh sẽ làm cho tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.
2.2.5. Táo
Là loại quả giàu chất xơ, protein, vitamin và các khoáng chất.
2.2.6. Nho
Quả nho chứa nhiều chất xơ cùng nhiều loại dưỡng chất thiết yếu khác tốt cho cơ thể như bổ sung sắt, vitamin. Hơn nữa nho là loại quả thơm ngon nên rất kích thích trẻ nhỏ sử dụng.
2.2.7. Mâm xôi
Chứa nhiều vitamin C giúp phòng và điều trị táo bón.
2.2.8. Xoài
Xoài cũng là loại quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Thích hợp cho trẻ bị táo bón và táo bón thường xuyên.
Ngoài các loại quả kể trên thì một số loại trái cây khác như Bơ, Thanh Long, Mơ, Dưa hấu, Đu đủ chín hay Vừng đen, Bột sắn dây, Súp lơ, Rau mồng tơi, Rau dền, Bắp cải, Giá đỗ, Bí đỏ, Mật ong, Củ cải trắng, Rau khoai lang, Khoai tây cũng là nhưng thực phẩm tốt cho trẻ bị “táo bón thường xuyên”.
3. Bé bị táo bón nên uống thuốc gì?
3.1. Thuốc chữa bệnh lý gây táo bón
3.1.1. Chứng can thận âm hư theo học thuyết Đông y
Một trong những bệnh lý gây nên tình trạng táo bón phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là âm hư thận yếu.
Theo thuật ngữ của y học cổ truyền, âm dương trong cơ thể cân bằng. Âm hư thận yếu là tình trạng thiếu hụt phần âm trong cơ thể. Dẫn tới lượng tân dịch bị thiếu gây nên tình trạng nóng trong, táo bón. Và hàng loạt các biểu hiện như miệng khô, biếng ăn, đổ mồ hôi trộm, đái dầm ở trẻ.
3.1.2. Bài thuốc bổ thận âm
Để khắc phục tình trạng âm hư, thận yếu, trong Đông y sử dụng bài Bổ thận âm. Đây là sự tổng hợp từ các vị thuốc dưỡng âm bao gồm thục địa, thạch hộc, táo chua, hoài sơn, tỳ giải, củ súng. Bài này vô cùng hiệu quả giúp cải thiện các chứng biếng ăn, táo bón, ra mồ hôi trộm, đái dầm ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên việc sắc thuốc thường mất nhiều thời gian và công sức. Trẻ sợ uống thuốc sắc khiến cho việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn.
Chính vì lẽ đó công ty dược phẩm TW3 đã phát triển từ bài Bổ thận âm kết hợp thêm các thảo dược khác và bào chế dưới dạng cao lỏng. Sản phẩm có vị ngọt dịu dễ uống mà vẫn lưu giữ tối đa thành phần dược liệu, giúp phát huy tác dụng khi sử dụng.
Sản phẩm có thành phần trong mỗi lọ gồm:
- Sinh địa: 1,6g
- Đảng sâm: 0,8g
- Thạch hộc: 0,8g
- Tỳ giải: 0,8g
- Cam thảo: 0,6g
- Táo chua: 0,6g
- Hoài sơn: 0,6g
- Khiếm thực: 0,3g
Cách sử dụng đối với trẻ từ 1 – 5 tuổi là: 10 ml x 2 lần/ ngày. Trẻ em trên 5 tuổi là: 15 ml x 2 lần/ngày.
3.2. Thuốc trị táo bón tạo khối (có tác dụng bổ sung chất xơ)
Thuốc trị táo bón tạo khối có tác dụng hút nước và trương nở để làm tăng kích thước và khối lượng phân. Nhờ đó kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài.
Thuốc thường là các hợp chất thiên nhiên như thạch, agar-agar, cám lúa mì, gôm sterculia hay bán tổng hợp methyl cellulose
Thuốc khi uống không bị hấp thu nhưng hút nhiều nước. Do vậy nếu sử dụng loại thuốc này để trị táo bón cho trẻ thì cần bổ sung nước đủ theo chỉ dẫn cho con.
3.3. Thuốc trị táo bón tăng thẩm thấu
Thuốc trị táo bón dạng thẩm thấu là loại thuốc có tác dụng làm giảm hấp thu nước ở thành ruột. Nhằm mục đích tăng lượng nước trong lòng ruột để giúp phân mềm hơn và dễ đẩy ra ngoài hơn.
Một số loại thuốc phổ biến dạng thẩm thấu này là thuốc có bản chất đường như lactulose (Duphalac), sorbitol (Sorbitol), hoặc là hợp chất cao phân tử gọi là polymer là polyethylene glycol (Forlax).
3.4. Thuốc làm mềm phân
Thuốc làm mềm phân thường được sử dụng theo cách bơm (thụt) hậu môn. Thuốc được sản xuất dưới dạng ống bơm chứa dịch glycerol. Sau khi bơm thuốc thường trẻ sẽ đi vệ sinh dễ dàng ngay.
Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt? Theo bác sĩ khuyến cáo, mẹ không nên dùng thuốc làm mềm phân cho trẻ sơ sinh. Vì thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc trực tràng làm niêm mạc bị tổn thương và làm mất khả năng đi đại tiện tự nhiên ở trẻ.
4. Một số lưu ý khác
“Trẻ bị táo bón thì phải làm sao?”. Ngoài những thông tin về thực phẩm và thuốc uống nên dùng cho trẻ được nêu trên thì các mẹ cũng cần lưu ý một số điếm sau.
4.1. Bổ sung nước
Nước sẽ giúp cho tình trạng táo bón được cải thiện nhờ khả năng làm mềm phân, tích nước giúp khối lượng và trọng lượng của phân to hơn kích thích nhu động ruột hoạt động đẩy phân ra dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó nước cũng đóng vai trò quan trọng trọng việc vận chuyển các chất tới tất cả các cơ quan trọng cơ thể để phát triển tế bào và duy trì các chức năng.
Vì vậy mẹ nên bổ sung nước đầy đủ cho con, với lượng như sau:
- Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi (tuổi ăn dặm): Nên uống 600ml nước mỗi ngày.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Nên uống 900ml/ngày.
- Trẻ 3 – 5 tuổi: Nên uống 1200ml/ngày.
- Trẻ lớn hơn 10 tuổi: Thì uống khoảng từ 1500 – 2000ml/ngày.
4.2. Tránh nhịn đi ngoài vì sợ đau
Nhiều trẻ thường nín, nhịn đi đại tiện vì sợ bẩn, sợ mùi hay mải chơi hoặc sợ đau do bị táo bón gây nên. Tuy nhiên việc nín nhịn này lại vô hình dung khiến cho tình trạng táo bón càng trở nên trầm trọng hơn.
Do đó khi con có biểu hiện sợ hãi hay lâu mẹ không thấy con đi đại tiện thì mẹ cần khuyến khích, động viên con đi đại tiện.
4.3. Tạo thói quen đi cầu đúng cách
Việc tạo thói quen đi cầu đúng cách và đúng giờ, không nín nhịn sẽ giúp hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, khi các cơ quan trọng cơ thể, nhất là hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện chức năng thì việc tạo thói quen đi đại tiện cho con đúng cách sẽ giúp hình thành thói quen tốt sau này.
Mẹ nên tập cho con thói quen đi vệ sinh mỗi ngày ít nhất 1 lần, thời gian đi vệ sinh tốt nhất là vào buổi sáng, ngay sau khi ngủ dậy.
4.4. Sai lầm điển hình khi chữa táo bón cho trẻ
Những sai lầm điển hình khi chữa táo bón cho trẻ mà các mẹ thường mắc phải:
4.4.1. Phải cho con ăn nhiều chất xơ khi bị táo bón
Táo bón có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Chính vì vậy khi con bị táo bón mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân là gì từ đó có biện pháp khắc phục đúng đắn. Không nên suy đoán rằng con bị táo bón là do không chịu ăn rau mà ép con ăn nhiều rau.
Điều này không những không thể cải thiện tình trạng táo bón mà còn làm cho táo bón trầm trọng hơn. Thay vào đó mẹ hãy bổ sung một lượng rau xanh vừa phải, cho con uống thêm nhiều nước, ăn hoa quả.
4.4.2. Sử dụng thuốc thụt (bơm) hậu môn khi con bị táo bón
Thuốc thụt (bơm) hậu môn thường mang lại hiệu quả ngay sau khi sử dụng. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng thuốc thụt hậu môn thường xuyên.
Vì sẽ dễ gây tổn thương vùng hậu môn, có thể gây bỏng rát, chảy máu, rách hậu môn. Đặc biệt sử dụng nhiều sẽ làm trẻ bị mất đi phản xạ đi đại tiện tự nhiên.
4.4.3. Lạm dụng men tiêu hóa, men vi sinh để trị táo bón cho con
Men tiêu hóa và men vi sinh có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng mục đích hoặc liều lượng thì sẽ gây mất các lợi khuẩn, enzym tiêu hóa tự thiên trong ruột. Từ đó dẫn đến bị lệ thuộc vào men tiêu hóa, men vi sinh.
Các trường hợp được chỉ định là khi cơ thể bị thiếu men tiêu hóa hoặc muốn tăng cường khả năng tiêu hóa trong một khoảng thời gian nhất định.
Còn men vi sinh thì được chỉ định dùng sau khi sự cân bằng vi khuẩn trong ruột bị đảo lộn. Tình trạng đảo lộn này dẫn đến rối loạn tạp khuẩn. Từ đó gây nên tình trạng đi ngoài phân sống, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi… Vì vậy việc sử dụng men tiêu hóa hay men vi sinh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia cho thắc mắc của rất nhiều mẹ với câu hỏi khi trẻ bị táo bón thì phải làm sao. Hy vọng với những chia sẻ rất chi tiết này các mẹ sẽ hiểu biết hơn về cách chăm sóc con khi bị táo bón.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.