Bé biếng ăn hay nôn trớ khiến bố mẹ gặp không ít “khủng hoảng”. Những kinh nghiệm của mẹ Nhím sẽ giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn và không còn biếng ăn nữa!
Cách đây hơn 1 năm, bé Nhím nhà mình được 2 tuổi thì bỗng trở nên biếng ăn hẳn. Không chỉ vậy, bé còn rất hay nôn trớ khiến cho mình rất lo lắng.
Vợ chồng lên mạng tìm và đọc rất nhiều thông tin liên quan đến bé biếng ăn hay nôn trớ. Không chỉ thế mình còn tham gia vào các diễn đàn nuôi con để hỏi các mẹ có kinh nghiệm. Thậm chí lục tìm số điện thoại của các bác sĩ, chuyên gia để hỏi bằng được. Và cuối cùng đã may mắn giúp con dần dần vượt qua giai đoạn này thành công.
Dưới đây là đúc kết toàn bộ những thông tin quan trọng mà mình đã tìm hiểu được. Hy vọng các mẹ không phải vất vả như mình hồi đó.
1. Tìm hiểu nguyên nhân bé biếng ăn hay nôn trớ
Để tìm được cách chữa cho bé biếng ăn hay nôn trớ, trước hết bố mẹ cần hiểu vì sao trẻ biếng ăn. Có 3 nhóm nguyên nhân sau đây mà phụ huynh cần hết sức lưu ý!
1.1. Nguyên nhân tâm lý
Bé biếng ăn hay nôn trớ có thể do bé “sợ” hoặc có ấn tượng không tốt với việc ăn.
Ví dụ như mỗi khi ăn bố mẹ thường quát mắng, ép ăn. Thức ăn nhàm chán bữa nào cũng giống nhau, thay đổi người cho ăn, cách ăn. Hoặc thay đổi dạng thức ăn đột ngột khiến bé không quen và sợ ăn…
1.2. Nguyên nhân sinh lý
Trẻ biếng ăn hay nôn trớ có thể do bé đang trong giai đoạn biến đổi nào đó của quá trình phát triển như: Mọc răng, tập bò, tập đi, mới đi lớp mẫu giáo…
Chính những sự thay đổi về sinh lý cơ thể đã khiến trẻ không muốn ăn uống. Tình trạng này được gọi là biếng ăn sinh lý.
1.3. Nguyên nhân bệnh lý
Sức khỏe có vấn đề cũng là nguyên nhân lớn khiến trẻ biếng ăn, mẹ cần hết sức lưu ý.
Trẻ biếng ăn có thể do đang mắc các bệnh liên quan đến răng miệng, rối loạn tiêu hóa. Trẻ bị nhiễm khuẩn sốt cao hay trẻ mắc chứng âm hư…
Mẹ hãy đảm bảo cho con đi khám thường xuyên để bảo vệ sức khỏe, cũng như giúp con phát triển tốt nhất nhé!
2. Bé biếng ăn hay nôn trớ nên ăn gì?
Với các bé biếng ăn hay nôn trớ, mẹ cần dựa vào nguyên nhân để chọn thực đơn phù hợp. Ví dụ, nếu bé biếng ăn do viêm lợi, mẹ nên chế biến các món ăn mềm, hơi loãng. Nhưng vẫn cần đầy đủ dinh dưỡng như cháo cá chép hay bún riêu cua,…
Dưới đây là một số lưu ý khi chọn thực đơn cho bé:
- Mỗi bữa ăn nên cân đối đầy đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng: Chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Ăn kết hợp nhiều nguồn đạm thực vật và động vật để bé hấp thu đầy đủ các loại axitamin.
- Mẹ nên khuyến khích bé ăn nhiều các loại rau xanh.
- Bên cạnh các bữa chính mẹ nên cho bé ăn thêm sữa chua và các thực phẩm chức năng có vai trò bổ sung lợi khuẩn giúp bé tiêu hóa tốt hơn và giảm nôn trớ.
3. Cách xử lý khi trẻ ăn bị nôn trớ
Ngay khi thấy con có tình trạng nôn trớ, bố mẹ cần làm theo 4 bước sau:
3.1. Bước 1: Vệ sinh ngay khi con nôn trớ
Trước tiên, mẹ hãy vệ sinh ngay cho con khi bé nôn trớ. Cụ thể, mẹ lấy khăn sạch thấm nước ấm và lau sạch cho con. Sau đó quấn cho bé một chiếc khăn quanh cổ để giúp bé giảm bớt cơn buồn nôn. Nếu bé nôn ra quần áo thì thay luôn để tránh mất vệ sinh và mùi hôi khó chịu.
3.2. Bước 2: Tuyệt đối không bế xốc bé lên ngay sau khi nôn trớ
Bế xốc bé lên ngay sẽ khiến bé dễ nôn trớ tiếp. Trong tình huống này mẹ nên để bé ngồi yên 1 lúc. Mẹ vừa nói chuyện vừa vuốt vuốt lưng cho bé để bé thấy dễ chịu và quên cơn buồn nôn.
3.3. Bước 3: Làm sạch khoang miệng
Sau khi nôn xong hãy cho bé uống nước để súc miệng sạch sẽ. Tiếp theo cần bổ sung thêm nước oresol, nước lọc hoặc nước hoa quả loãng. Mục đích là để bù nước đã mất khi nôn trớ cho bé. Lưu ý cho mẹ khi pha oresol cần pha đúng hướng dẫn của chuyên gia y tế.
3.4. Bước 4: Để bé nghỉ ngơi
Khi thấy bé đã ổn định thì cho bé nằm xuống nghỉ ngơi. Mẹ hãy kê cao phần thân trên cho bé và nên cho bé nằm nghiêng. Cho bé nằm tư thế này để nếu có nôn tiếp thì không bị sặc lên mũi.
4. Cách giúp bé ăn ngon miệng hơn
Cách chăm sóc của mẹ rất quan trọng trong việc giúp bé hết biếng ăn và giảm nôn trớ. Dưới đây là một số cách mà các mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho các bé biếng ăn hay nôn trớ:
4.1. Không ép bé ăn quá no
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa rất nhạy cảm. Nếu bị ép ăn quá no, trẻ không hấp thu được và rất dễ dẫn đến nôn hết ra ngoài. Bởi vậy mà các bố mẹ không nên ép khi trẻ không muốn ăn nữa.
4.2. Chia nhỏ các bữa ăn cho bé
Mỗi bữa ăn chỉ nên cho bé ăn một lượng vừa phải với kích thước dạ dày của bé. Nếu sợ bé đói, mẹ có thể tăng số lần ăn/ngày và giảm lượng thức ăn mỗi lần xuống. Như vậy, bé sẽ tiêu hóa dễ dàng hơn.
4.3. Chịu khó thay đổi thực đơn thường xuyên cho con
Bé sẽ không thể ăn ngon miệng với một thực đơn nhàm chán và lặp lại. Thay vào đó các mẹ nên chịu khó thay đổi thực đơn cho bé thường xuyên hơn để kích thích bé ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.
4.4. Hạn chế việc cho bé vận động quá nhiều sau khi ăn xong
Nhiều trẻ hay nôn trớ là do sau khi ăn/bú xong vận động quá nhiều, thậm chí cười đùa quá nhiều khiến dạ dày bị trào ngược.
4.5. Không để hơi vào quá nhiều trong dạ dày của bé
Trường hợp này thường gặp nhiều ở các bé đang bú mẹ. Khi hơi vào quá nhiều trong dạ dày sẽ dễ gây là tình trạng đầy hơi, ứ hơi và gây nôn trớ. Bởi vậy khi bú mẹ lưu ý cho trẻ bú đúng tư thế, đầu hơi dựng lên, mẹ cũng có thể vỗ nhẹ vào lưng bé để giúp bé đẩy bớt hơi trong dạ dày ra. Đối với các bé bú bình thì mẹ lưu ý để bình nghiêng làm sao cho sữa ngập núm vú để bé không nuốt phải hơi.
4.6. Cho bé sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa, giảm nôn trớ
Ngoài việc điều chỉnh lại cách chăm sóc cũng như cải thiện tâm trạng khi ăn cho trẻ thì các mẹ cũng có thể nghiên cứu sử dụng thêm các loại sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.
5. Cách cải thiện hệ tiêu hoá cho trẻ biếng ăn hay nôn trớ
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là tiền đề giúp bé ăn ngon, không biếng ăn và hết nôn trớ. Một số cách sau đây sẽ giúp mẹ có thể cải thiện hệ tiêu hóa của bé biếng ăn hay nôn trớ:
5.1. Cho bé ăn dặm đúng cách
Thời gian đầu mới ăn dặm (6 tháng là bắt đầu cho bé ăn dặm) thì cho bé ăn từng ít một để hệ tiêu hóa của bé làm quen với thức ăn mới. Khi bé đã quen dần thì tăng số lượng lên rồi sau đó khi bé đã quen hẳn mới cho những thức ăn dặm đó vào thực đơn hằng ngày cho bé.
5.2. Cho bé uống đủ nước
Nước rất đặc biệt và quan trọng với cơ thể. Nếu thiếu nước, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém hiệu quả và không thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng bé ăn vào. Khuyến khích bé uống đủ nước mỗi ngày là mẹ đang chăm sóc cho hệ tiêu hóa của bé phát triển khỏe mạnh.
5.3. Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ
Những thực phẩm giàu chất xơ bao gồm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc…có thể giúp cho hệ tiêu hóa giữ và thanh lọc thức ăn, tách lấy dinh dưỡng và đẩy các chất cặn ra ngoài.
5.4. Chọn thực đơn phù hợp với lứa tuổi của bé
Mỗi lứa tuổi thì hệ tiêu hóa của trẻ chỉ thích hợp với những dạng thức ăn và các chất dinh dưỡng khác nhau. Trẻ con nhỏ không nên ăn quá nhiều đồ ăn chiên nướng và nhiều dầu mỡ. Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều ra xanh và thực phẩm có chất xơ cũng như những chất béo không chứa dầu cọ để bé tiêu hóa được tốt hơn.
5.5. Chọn thực phẩm tươi ngon, an toàn, hợp vệ sinh
Thức ăn của bé nên chọn mua ở những nơi bán hàng uy tín, thực phẩm phải luôn sạch và tươi ngon. Hạn chế việc hâm lại đồ ăn cho bé ăn. Nên nghiền nhỏ và nấu mềm đồ ăn ra cho bé sẽ tốt hơn hầm lấy nước.
Như vậy, chỉ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân bé biếng ăn hay nôn trớ, từ đó đưa ra các giải pháp tương ứng thì dần dần mẹ có thể giúp con vượt qua được giai đoạn này. Ngoài ra khi chăm sóc bé, các mẹ cũng nên nghiên cứu cách giúp con cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh mỗi ngày.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.