Trẻ ra mồ hôi trộm vào mùa đông có nguy hiểm ko? Mẹ cần làm gì?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 02/02/2023 15:50:08

Đổ mồ hôi trộm vào mùa đông là tình trạng nhiều trẻ gặp phải. Tình trạng này dễ gây ra các biến chứng bệnh lý nếu không biết cách khắc phục kịp thời. Vậy khi nào thì có thể khẳng định trẻ đang trong tình trạng này?

Vào những ngày trời lạnh mà mẹ vẫn thấy trẻ ra mồ hôi hay khi sờ người bé lạnh nhưng bé vẫn toát mồ hôi nhiều như trong ngày hè thì rất có thể bé mắc chứng đổ mồ hôi trộm mùa đông. Quan sát kỹ ở đầu và lưng mẹ sẽ thấy mồ hôi ra nhiều hơn bình thường. Quần áo bị ẩm và bé co ro sợ lạnh.

Đọc thêm: Mồ hôi trộm là gì? Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý ở trẻ

1. Tại sao trẻ vẫn đổ mồ hôi trộm khi trời lạnh?

Trẻ vẫn có thể đổ mồ hôi trộm vào mùa đông

Trẻ vẫn có thể đổ mồ hôi trộm vào mùa đông

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm khi trời lạnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Mặc đồ quá dày: Nhiều mẹ sợ con lạnh nên thường mặc cho con rất nhiều đồ. Tuy nhiên, trẻ con thân nhiệt thường cao hơn người lớn chúng ta. Việc mặc đồ quá dày sẽ làm cho cơ thể trẻ bị bí và đổ nhiều mồ hôi.
  • Nô đùa quá mức cũng khiến trẻ ra nhiều mồ hôi dù ngoài trời đang lạnh.
  • Sự trao đổi chất nhanh: Quá trình trao đổi chất của trẻ thường nhanh hơn người lớn. Chính vì thế lượng nhiệt sản sinh ra cũng lớn hơn và có thể khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi.
  • Bệnh lý: Ngoài ra, việc trẻ đổ mồ hôi trộm vào mùa đông có thể do mắc bệnh lý nào đó như: Trẻ bị thiếu chất (Canxi, Vitamin D, Sắt, Kẽm,…), trẻ bị sốt, âm hư, tổn thương tuyến giáp,…

2. Khi nào thì tình trạng đổ mồ hôi trộm đáng lo?

Mẹ cần biết nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi trộm khi trời lạnh để điều trị kịp thời

Mẹ cần biết nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi trộm khi trời lạnh để điều trị kịp thời

Nếu trẻ hết đổ mồ hôi trộm sau khi đi ngủ khoảng 1h thì đây là tình trạng đổ mồ hôi trộm sinh lý bình thường. Các mẹ không cần quá lo lắng mà chỉ cần xem lại phòng ngủ có thông thoáng không. Đồng thời, mẹ hãy kiểm tra xem con có bị bí do đắp nhiều chăn hay mặc nhiều quần áo không…

Ngược lại, nếu thấy sau hơn 1h đi ngủ mà bé vẫn đổ mồ hôi trộm. Cùng với đó là các biểu hiện bất thường của bé như: Khó chịu, ngủ không ngon, bứt rứt, hay giật mình và thậm chí là khóc…thì nhiều khả năng bé đã bị đổ mồ hôi trộm bệnh lý. Tức là cơ thể bé có chỗ chưa được khỏe. Khi đó, mẹ nên tìm cách để biết nguyên nhân chính xác là tại sao.

3. Các biến chứng có thể xảy ra

Đổ mồ hôi trộm vào mùa đông dễ dẫn đến tình trạng trẻ cảm lạnh, ốm sốt

Đổ mồ hôi trộm vào mùa đông dễ dẫn đến tình trạng trẻ cảm lạnh, ốm sốt

Trẻ đổ mồ hôi trộm vào mùa đông rất dễ gây ra các biến chứng từ nhẹ tới nặng nếu như cha mẹ không biết cách khắc phục kịp thời. Cụ thể một số biến chứng thường gặp là:

  • Cảm lạnh: Nếu trẻ bị đổ mồ hôi quá lâu mà không được phát hiện để lau khô người hay làm thông thoáng cơ thể thì mồ hôi sẽ ngấm vào cơ thể làm cho bé cảm lạnh. Đây cũng là trường hợp biến chứng gặp rất nhiều trong thực tế.
  • Viêm phổi: Nếu tình trạng kéo dài mà không được khắc phục thì lâu dần sẽ khiến trẻ bị: Ho, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Còi xương, suy dinh dưỡng: Khi cơ thể trẻ không được thoải mái trong một thời gian dài, trẻ thấy bứt rứt khó chịu, ăn uống và ngủ không ngon …sẽ dẫn đến việc trẻ không phát triển được bình thường. Dấu hiệu có thể nhìn thấy được đó là: Trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Thậm chí trẻ có thể tiếp thu chậm hơn các bạn cùng tuổi…

4. Cách xử lý khi trẻ đổ mồ hôi trộm vào mùa đông

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm cần được xử lý kịp thời. Nếu không sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

Vậy trẻ bị mồ hôi trộm phải làm sao? Các cách xử lý mẹ có thể áp dụng khi con đổ mồ hôi trộm bao gồm: Cho trẻ mặc quần áo thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, thấm mồ hôi cho con kịp thời, điều trị các chứng bệnh gặp phải…

Đọc thêm:

4.1. Cho trẻ mặc quần áo lót thoáng, thấm hút tốt

Khi trẻ bị đổ mồ hôi trộm vào mùa đông, các mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Quần áo nên có chất liệu thấm hút tốt. Đừng quá lo việc trẻ sẽ bị lạnh. Vì mẹ có thể đắp thêm 1 lớp chăn mỏng cho trẻ khi thấy trẻ hết đổ mồ hôi.

4.2. Thấm mồ hôi cho bé

Để tránh nước ngấm vào người bé gây biến chứng thì khi thấy bé bị đổ mồ hôi trộm, các mẹ nên chịu khó lau khô cho bé càng nhanh càng tốt.

4.3. Giữ ấm mỗi lần thay đồ cho bé

Đảm bảo giữ ấm cho trẻ sau tắm

Đảm bảo giữ ấm cho trẻ sau tắm

Khi bé bị đổ mồ hôi trộm, trong người lúc nào cũng ẩm ướt. Nên khi thay đồ cho bé nếu không cẩn thận để gió lùa hoặc không giữ ấm cho bé thì rất dễ khiến bé bị ốm do cảm lạnh.

4.4. Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Ngoài những cách thông thường như trên thì một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để bé phát triển khỏe mạnh cũng là rất cần thiết đối với các bé hay bị đổ mồ hôi trộm.

  • Các mẹ có thể tham khảo một số chất dinh dưỡng cần bổ sung để tốt cho các bé bị đổ mồ hôi trộm vào mùa đông như: Vitamin D, Vitamin C…
  • Đừng quên nhắc trẻ uống đủ nước vì nước cũng là một loại “chất dinh dưỡng” đặc biệt của cơ thể.
  • Những thực phẩm nên dùng để hạn chế đổ mồ hôi trộm cho bé là những thực phẩm có tính mát như: Chè đỗ đen, rau má, bí đao, rau diếp cá, cam quýt, trai, ngao, hến, đậu xanh…
  • Ngoài ra, các mẹ cũng nên tránh cho bé ăn nhiều các thực phẩm có tính nóng như: Thịt, hạt tiêu, xoài, mít, sầu riêng, đồ ăn chiên rán nhiều hay các thực phẩm nhiều năng lượng như cá biển, tôm cua…

4.5. Cho trẻ đi khám khi có biểu hiện bất thường

Quan sát tình trạng trẻ đổ mồ hôi và cho con đi khám chữa kịp thời

Quan sát tình trạng trẻ đổ mồ hôi và cho con đi khám chữa kịp thời

Khi trẻ có các biểu hiện đổ mồ hôi trộm bệnh lý bất thường sau thì các mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được phát hiện nguyên nhân chính và khắc phục kịp thời:

  • Sau khi ngủ 1h vẫn còn đổ mồ hôi, kèm theo đó là các hiện tượng như trẻ còi cọc chậm lớn, trẻ bị sốt nhiều lần, trẻ chậm mọc răng hay chậm biết đi, tinh thần không ổn định…

Các bước khám của bác sĩ thường bắt đầu từ việc miêu tả các triệu chứng bệnh của con từ mẹ. Sau đó bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để đưa ra hướng chẩn đoán và làm các chẩn đoán chuyên sâu để tìm nguyên nhân gốc rễ trước khi đưa ra hướng điều trị cho trẻ

Như vậy, trẻ bị đổ mồ hôi trộm vào mùa đông có thể là hiện tượng sinh lý bình thường không đáng lo ngại và cũng có thể là một trong những biểu hiện bệnh lý của trẻ. Và dù do nguyên nhân nào thì các bố mẹ cũng nên để ý chăm sóc bé cẩn thận. Không nên để trẻ bị đổ mồ hôi trộm vào mùa đông kéo dài dẫn đến tình trạng biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Trẻ ra mồ hôi trộm vào mùa đông có nguy hiểm ko? Mẹ cần làm gì?
4.5 (90%) 4 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC