[Cẩm nang] 4 điều mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ mới ốm dậy

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 10/03/2023 13:43:23

Chăm sóc cho trẻ mới ốm dậy là không phải là việc dễ dàng đối với nhiều bậc phụ huynh. Cần phải làm những gì? Chú ý tới những gì? Làm sao để con mình mau chóng khỏe lại, hồi phục thể trạng tốt nhất? Cùng tìm hiểu ngay 4 điều mà các bậc phụ huynh cần làm trong quá trình chăm con mới ốm dậy qua bài viết dưới đây.

1. Đảm bảo chế độ ăn hợp lý cho trẻ mới ốm dậy

Chế độ ăn hợp lý khi chăm sóc trẻ mới ốm dậy chắc chắn là điều mà các mẹ cần quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng thế nào? Lựa chọn loại thực phẩm nào? Cùng tìm hiểu qua những chia sẻ ở dưới đây.

1.1. Dinh dưỡng cần thiết cho trẻ mới ốm dậy

Cân bằng dinh dưỡng cho trẻ mới ốm dậy là điều mà các mẹ cần quan tâm hàng đầu

Cân bằng dinh dưỡng cho trẻ mới ốm dậy là điều mà các mẹ cần quan tâm hàng đầu

Đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ mới ốm dậy là điều tiên quyết cần làm để hồi phục. Với chế độ dinh dưỡng đáp ứng thể chất, chắc chắn việc sức khỏe của trẻ nhất định sẽ cải thiện một cách nhanh chóng.

  • Chất đạm: Đây là một trong những dưỡng chất không thể thiếu đối với cơ thể. Đạm giúp hình thành nên tế bào, tham gia vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng… Chất đạm còn giúp đảm bảo cung cấp năng lượng các hoạt động của cơ thể. Do vậy, bổ sung đạm cho trẻ mới ốm dấy là điều vô cùng cần thiết.
  • Vitamin: Các loại Vitamin sẽ giúp tăng cường sức đề kháng. Từ đó giúp trẻ mau chóng khỏe lại. Vitamin A giúp hình thành và duy trì các mô khỏe mạnh, cải thiện và phục hồi sức khỏe. Vitamin nhóm B cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào. Vitamin C, E giúp chống oxi hóa, nâng cao sức đề kháng và phục hồi thể lực cho bé.
  • Khoáng chất: Bổ sung khoáng chất hợp lý là cách nâng cao thể lực hữu hiệu cho bé sau khi ốm. Các khoáng chất có thể kể đến như: Sắt giúp bồi bổ máu, Selen, Kẽm làm tăng sức đề kháng. Canxi, Photpho tăng cường hoạt động của xương…
  • Men vi sinh: Lợi khuẩn trong men vi sinh giúp hỗ trợ tiêu hóa, kích thích Enzyme tiêu hóa hoạt động. Từ đó tăng cảm giác ngon miệng và thèm ăn cho bé. Đồng thời, men vi sinh còn giúp cơ thể bé hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất. 

1.2. Các thực phẩm cần bổ sung

Mẹ cần lưu ý chọn lựa thực phẩm phù hợp để bồi bổ, phục hồi sức khỏe cho bé

Mẹ cần lưu ý chọn lựa thực phẩm phù hợp để bồi bổ, phục hồi sức khỏe cho bé

Dựa vào chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ mới ốm dậy ở trên. Các mẹ có thể tham khảo những thực phẩm dưới đây để bồi bổ cho bé nhà mình.

  • Thịt cá, hải sản: Đây là nhóm thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, các loại thịt cá cũng đa dạng về mùi vị, cách chế biến. Nhờ vậy, mẹ dễ dàng tạo ra các món ăn khác nhau để con ăn ngon hơn, nhiều hơn và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
  • Rau củ: Trong rau củ có chứa một lượng lớn khoáng chất vô cùng tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, ăn nhiều rau củ còn bổ sung chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hấp thu nhanh hơn.
  • Hoa quả: Đây là nguồn bổ sung một lượng Vitamin dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra hoa quả còn bù đắp các chất điện giải bị mất khi các bé ốm, từ đó nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp các loại quả như cam, chanh, bưởi, lê, táo… Nếu không có thể ép nước cho bé uống.
  • Sản phẩm lên men từ sữa: Sở hữu một lượng lợi khuẩn lớn giúp cần bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo cảm giác ăn ngon miệng. Hơn thế nữa, các sản phẩm như sữa chua, bơ lên men còn có tác dụng kích thích tiêu hóa. Nhờ vậy đảm bảo việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn một cách tốt nhất.

>> Xem thêm: Tiêu chí để chọn sữa dành cho trẻ mới ốm dậy

1.3. Một số thực phẩm cần tránh

Bánh kẹo ngọt là loại đồ ăn cần tránh hàng đầu đối với trẻ mới ốm dậy

Bánh kẹo ngọt là loại đồ ăn cần tránh hàng đầu đối với trẻ mới ốm dậy

Không chỉ quan tâm tới những món ăn dinh dưỡng, bồi bổ cho trẻ mới ốm dậy. Các mẹ cũng nên lưu ý một số món ăn cần hạn chế sử dụng cho bé. Những món ăn này dễ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ cũng như khiến trẻ mệt mỏi, gây cảm giác ì ạch hệ tiêu hóa.

  • Bánh kẹo ngọt: Chứa hàm lượng đường tinh luyện vô cùng cao. Điều này khiến giảm tình trạng kháng khuẩn của bạch cầu, tăng tình trạng viêm của cơ thể.
  • Đồ uống có ga: Tương tự bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga cũng sở hữu một lượng đường rất lớn. Bên cạnh đó, đồ uống có ga còn có thể gây ra tình trạng rối loạn đường ruột ở trẻ.
  • Đồ ăn nhanh: Lượng dầu mỡ có trong đồ ăn nhanh sẽ khiến hệ miễn dịch hoạt động kém đi. Không những vậy, những thức ăn nhanh còn khiến cơ thể bé mệt mỏi hơn do sản sinh ra các thành phần ức chế miễn dịch như: Fructose, Aspartame
  • Đồ cay nóng: Các món đồ cay nóng sẽ làm tăng thêm thân nhiệt của bé khi đang ốm. Điều này thực sự ảnh hưởng tới khả năng hạ sốt của trẻ khi đang ốm.

2. Giúp bé vận động nhẹ nhàng

Đối với bé vừa ốm dậy, các bậc phụ huynh nên cho bé vận động cơ thể một chút. Việc vận động này sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, kích thích tiêu hóa cũng như giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, vận động cũng là các khiến cơ thể trẻ tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Nhờ vậy mau chóng đẩy lùi tình trạng ốm sốt và nhanh chóng khỏe lại.

Tùy vào thể trạng mà mẹ có thể chọn lựa các hoạt động thể chất phù hợp cho bé

Tùy vào thể trạng mà mẹ có thể chọn lựa các hoạt động thể chất phù hợp cho bé

Không những vậy, việc vận động thay vì nằm mãi một chỗ còn cải thiện tâm lý cho trẻ. Với một tinh thần thoải mái, tâm lý cân bằng thì việc phục hồi sau khi ốm chắc chắn sẽ rất nhanh chóng.

Tùy thuộc vào thể trạng của bé, mẹ nên lựa chọn hình thức vận động phù hợp. Đối với trẻ nhỏ chưa biết đi thì mẹ có thể áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Với trẻ 1 – 2 tuổi, những hoạt động như: Bò, đi chậm trong phòng sẽ phù hợp nhất. Với trẻ trên 2 tuổi thì mẹ có thể cho con vận động ngoài trời với các hoạt động chạy nhảy, đi bộ…

3. Luôn giữ bé được vệ sinh sạch sẽ

Có rất nhiều mẹ thường có thói quen khi bé bị ốm lại giữ không tắm cho bé. Đây thực sự là một sai lầm khá thường gặp, việc cơ thể không được vệ sinh thường xuyên sẽ là nơi để cho vi khuẩn phát triển và tồn tại lâu hơn. Do đó, hãy luôn giữ cơ thể bé được vệ sinh sạch sẽ, luôn tắm hoặc lau người thường xuyên. Tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus… phát triển.

Bạn có thể giữ vệ sinh cho bé từ những hành động đơn giản nhất như rửa tay bằng xà phòng

Bạn có thể giữ vệ sinh cho bé từ những hành động đơn giản nhất như rửa tay bằng xà phòng

Bên cạnh đó, việc giữ vệ sinh cá nhân còn có thể kể đến như: Tăng cường rửa tay với xà phòng, thay quần áo sạch thường xuyên… Những hành động này sẽ giúp trẻ luôn thơm tho, sạch sẽ. Đồng thời cải thiện tình trạng sức khỏe, tạo môi trường hồi phục tốt nhất cho bé.

Ngoài giữ vệ sinh cá nhân, các mẹ cũng cần lưu ý về việc giữ vệ sinh không gian phòng. Hãy luôn vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn chiếu, thảm… Từ đó hạn chế bụi bẩn, tạo môi trường sạch sẽ ngăn cản vi khuẩn phát tán, sinh sôi. Nhờ vậy, giảm thiểu nguy cơ tái ốm ở trẻ một cách tối đa.

4. Cho bé nghỉ ngơi phù hợp

Nếu như vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể tăng cường lưu thông máu, tăng miễn dịch tự nhiên… Thì nghỉ ngơi lại là biện pháp để giúp cho bé mau chóng hồi phục lại thể lực cũng như cân bằng cho cơ thể. Hãy cho bé ngủ đủ giấc, chỉ vận động nhẹ nhàng cũng như có thời giờ sinh hoạt hợp lý.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý cũng sẽ giúp trẻ mau trong phục hồi sau khi ốm dậy

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý cũng sẽ giúp trẻ mau trong phục hồi sau khi ốm dậy

Bên cạnh đó, luôn tạo cho bé một không gian nghỉ ngơi phù hợp. Một không gian sạch sẽ, yên tĩnh, ít tiếng ồn và thoáng mát sẽ là tốt nhất để cho trẻ cải thiện sức khỏe của mình.

Ngoài ra, trong quá trình nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe ở trẻ mới ốm dậy. Các bậc phụ huynh cũng có thể chiều chuộng bé một chút, giúp bé có tâm lý dễ chịu. Tâm trạng vui vẻ và thoải mái cũng là một yếu tố giúp bé mau khỏe, lấy lại thể trạng tốt nhất.

5. Một số lưu ý khác khi chăm sóc trẻ mới ốm dậy

Ngoài 4 điều mà mẹ cần làm khi chăm sóc cho trẻ mới ốm dậy đã kể trên. Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý một số điều sau đây để con nhanh lấy lại sức khỏe.

  • Bổ sung nước đầy đủ: Các mẹ hãy luôn đảm bảo cho bé luôn có đủ lượng nước cho cơ thể. Nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể cũng như loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.
  • Không ép trẻ ăn nhiều: Đây là cách mà nhiều mẹ nghĩ sẽ nhanh lấy lại cân nặng sau ốm. Tuy nhiên, cách này có thể khiến bé càng chán ăn, thấy áp lực khi đến bữa. Thay vào đó, mẹ nên chia nhỏ bữa, đa dạng cách chế biến và trang trí để kích thích trẻ ăn ngon.
  • Luôn theo dõi thân nhiệt: Kiểm soát nhiệt độ thân nhiệt của trẻ sẽ giúp kiểm soát tình hình. Đồng thời phòng ngừa mọi nguy cơ bệnh của trẻ mới ốm dậy một cách tốt nhất.
  • Sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ cho trẻ mới ốm dậy: Trẻ mới ốm dậy thường biếng ăn, ăn không ngon miệng,… Ngoài bổ sung dưỡng chất bằng thực phẩm, các mẹ nên tham khảo một số sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Trong đó, Forikid TW3 là một trong những sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng. Forikid TW3 có thành phần tự nhiên, có công dụng: Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón cho trẻ.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các mẹ đã hiểu được việc chăm sóc trẻ mới ốm dậy cần chú ý tới những gì. Từ đó giúp trẻ lấy lại sức khỏe, thể trạng và hồi phục trong thời gian ngắn nhất.

[Cẩm nang] 4 điều mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ mới ốm dậy
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC