Sau mỗi trận ốm, bé nhà bạn lại gặp phải tình trạng biếng ăn, ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém gây ảnh hưởng đến sự hồi phục về thể chất cũng như tinh thần của con. Vậy trẻ mới ốm dậy nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
1. Dinh dưỡng cho trẻ mới ốm dậy
Dinh dưỡng hợp lý chính là liều thuốc bổ tốt nhất giúp bé nhanh chóng hồi phục về thể chất, tinh thần. Mẹ lưu ý, cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dưới đây với một tỷ lệ hợp lý.
1.1. Chất đạm
Protein cung cấp từ 10 – 15% năng lượng trong khẩu phần ăn sau chất béo, đường. Không những thế, đạm đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt, nâng cao sức đề kháng và tham gia các phản ứng trao đổi chất trong cơ thể.
Protein tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy trong máu. Nhờ vậy điều hòa cân bằng nước, PH trong cơ thể để chống lại sự mệt mỏi.
Protein hình thành các chất cơ bản cần thiết tham gia vào cấu tạo khung tế bào, làm enzym xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, tham gia tổng hợp các chất quan trọng đối với cơ thể giúp tổn thương nhanh lành.
1.2. Các loại Vitamin
Vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sự phục hồi sức khỏe của trẻ sau một đợt ốm. Vai trò cụ thể của các vitamin như sau:
- Vitamin A: giúp hình thành và duy trì các mô tế bào hoạt động khỏe mạnh từ đó phục hồi sức khỏe tốt hơn.
- Vitamin B: kích thích ăn ngon tiêu hóa tốt, đồng thời tham gia vào quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, tạo năng lượng cần thiết cho trẻ hoạt động.
- Vitamin C, E: chống oxy hóa tốt, đồng thời là nguyên liệu tham gia quá trình sản xuất yếu tố miễn dịch bảo vệ cơ thể, nâng cao sức đề kháng của trẻ đối với bệnh tật.
- Vitamin D: giúp trẻ hấp thu tối thu Canxi từ ruột vào máu đưa đến xương, giúp hệ xương phát triển chắc khỏe.
Nếu thiếu bất kỳ nhóm vitamin nào cũng sẽ khiến quá trình hồi phục của trẻ bị gián đoạn, và tăng nguy cơ nhiễm bệnh từ virus, vi khuẩn bên ngoài môi trường.
1.3. Khoáng chất
Tương tự vitamin, khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phục hồi hệ tiêu hóa và nâng cao sức khỏe tổng thể. Canxi giúp trẻ có hệ xương chắc khỏe, Sắt tham gia vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể, Kẽm và Selen kích thích tế bào miễn dịch hoạt động một cách tốt hơn. Magie tốt cho thần kinh, tăng cường phát triển não bộ, Kali kích thích tim mạch hoạt động tốt hơn.
1.4. Men vi sinh
Vai trò quan trọng nhất của men vi sinh chính là nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon hấp thu tốt. Đặc biệt là đối với các trẻ ốm sử dụng kháng sinh hằng ngày, men vi sinh cải thiện các triệu chứng tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu.
2. Trẻ mới ốm dậy nên ăn gì? Loại thực phẩm nào phù hợp?
2.1. Thịt cá, hải sản
Thịt cá, hải sản được xem là nguồn thực phẩm chứa một lượng protein đáng kể. Bên cạnh đó, các thực phẩm này còn chứa hàm lượng chất béo không no như omega 3, 6 tốt cho trí não, tim mạch cùng vitamin khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và phục hồi cơ thể sau khi ốm nhanh chóng.
Mẹ có thể bổ sung hải sản, cá như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, tôm, cua, mực, nghêu, sò, …vừa đầy đủ dinh dưỡng lại giúp bé mau khỏe.
2.2. Các loại rau củ
Rau củ là thực phẩm có mặt trong hầu như mọi bữa cơm của các gia đình. Các loại rau xanh, củ quả không chỉ giàu vitamin, khoáng chất mà còn chứa chất xơ giúp tiêu hóa tốt.
- Rau ngót: Chứa hàm lượng protein lớn, giàu vitamin C, K, Canxi, Sắt. Từ đó bổ sung các dưỡng chất cho trẻ vừa ốm dậy. Mẹ có thể nấu canh cho trẻ hoặc kết hợp với các loại rau, củ, quả khác để nấu súp cho trẻ.
- Rau mầm: Lượng vitamin C, E trong rau mầm cao hơn so với rau thông thường. Vì thế nó có tác dụng nâng cao sức đề kháng, phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Mẹ nên thêm vài ba cọng rau mầm vào các món salad, bánh mì hoặc súp để bé dễ ăn.
- Gừng: Đây là thực phẩm rất tốt cho trẻ vừa mới ốm dậy. Gừng có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, kích thích tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng. Mẹ có thể pha cho bé trà gừng hoặc dùng gừng tươi cho vào các món ăn.
- Bông cải: Đây là loại rau có hàm lượng đạm, axit amin, axit alpha lipoic dồi dào… Nhờ vậy, chống oxy hóa hữu hiệu và nâng cao sức đề kháng của trẻ sau khi vừa ốm dậy. Mẹ có thể xào chung với thịt bò hoặc nấu canh cho bé để bồi bổ cơ thể.
- Tỏi: Tỏi có tác dụng kích thích miễn dịch và chống nhiễm khuẩn, chống viêm hiệu quả. Vì tỏi có vị cay nồng nên mẹ có thể cho thêm vào các món xào cho bé ăn.
2.3. Hoa quả
Không thể bỏ qua các loại hoa quả trong thực đơn hằng ngày dành cho trẻ mới ốm dậy. Hoa quả cung cấp hàm lượng lớn Vitamin cùng khoáng chất như sắt, kẽm, canxi, magie… Nhờ vậy, tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe của trẻ.
- Đu đủ: Mẹ nên cho trẻ uống sinh tố hoặc ăn đu đủ vào bữa ăn phụ trong ngày. Đây là loại trái cây giàu vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng nhanh chóng.
- Nho: Trong nho chứa nhiều đường glucose, fructose, giúp cung cấp năng lượng cho trẻ. Đồng thời, nho chứa nhiều vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa giúp cải thiện mệt mỏi, chán ăn. Ngoài ra, nho còn nâng cao hệ miễn dịch và hồi phục sức khỏe.
- Xoài: Chứa hàm lượng cao vitamin nhóm B, vitamin C và khoáng chất canxi, kẽm, kali, phốt pho. Mẹ nên cho trẻ ăn xoài hoặc sinh tố xoài hằng ngày giúp tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể.
- Cam: Cam chứa nhiều vitamin C, giúp bù nước, đường cho cơ thể của bé. Đồng thời cam cung cấp chất xơ kích thích tiêu hóa, tăng hấp thu. Vì thế hệ miễn dịch của trẻ được tăng cường, sức khỏe nhanh chóng hồi phục.
- Nước dừa: Dừa có tác dụng bù đắp điện giải, vitamin C, kali rất tốt cho trẻ đang bị sốt hoặc cần phục hồi sức khỏe. Hàm lượng vitamin C trong dừa giúp nâng cao sức đề kháng, thúc đẩy trẻ nhanh khỏi ốm.
2.4. Sản phẩm lên men từ sữa
Đối với trẻ sử dụng kháng sinh hàng tuần liền, hệ tiêu hóa của trẻ non yếu, bị mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột. Vì vậy các sản phẩm như sữa chua hoặc bơ lên men thực sự là món ăn bổ dưỡng cần kíp cho trẻ lúc này.
Các thực phẩm này chứa hàm lượng protein lớn cung cấp năng lượng và các axit amin thiết yếu. Bên cạnh đó trong sữa chua, bơ lên men chứa hàng tỷ vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, nhờ thế trẻ có thể tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Mẹ nên cho trẻ ăn một hộp sữa chua hằng ngày để bồi bổ cơ thể và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
3. 7+ món ăn bồi bổ cho trẻ mới ốm dậy
3.1. Cháo sườn bí đỏ
Đây là một trong những món ăn bổ dưỡng dành cho trẻ vừa ốm dậy. Sườn chứa hàm lượng protein lớn, cung cấp vitamin B1, vitamin B2, khoáng chất (canxi, phốt pho, sắt). Bí đỏ chứa hàm lượng Caroten cao, omega-6 cùng nhiều khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng.
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 50gr.
- Sườn non: 50gr.
- Bí đỏ: 1 miếng.
- Hành ngò, mắm muối.
Cách chế biến:
- Vo gạo thật sạch, cho vào nồi, đổ nước vào ninh kỹ.
- Sườn đem rửa sạch, luộc chín.
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi đem hấp chín.
- Bí đỏ đã chín thì đem nghiền, sườn gỡ thịt đem xay nhỏ.
- Hành tỏi rửa thật sạch, thái nhỏ hành tỏi.
- Phi hành thơm, đảo thịt sườn vài ba phút.
- Cho bí đỏ, thịt sườn đã chuẩn bị vào nồi cháo. Thêm hành ngò đã chuẩn bị trước.
3.2. Cháo gà hạt sen
Cháo gà hạt sen là món ăn phổ biến thường được mẹ chế biến để bồi bổ cơ thể cho trẻ vừa mới ốm dậy. Thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp hàm lượng chất đạm, chất béo, các axit amin, vitamin… Hạt sen rất giàu protein, khoáng chất, trong khi đó hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại thấp. Bên cạnh đó hạt sen chứa nhiều alcaloid có tác dụng an thần, giải tỏa căng thẳng thần kinh.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo nếp – gạo tẻ: 200gr.
- Thịt gà: 150gr.
- Hạt sen (khô, tươi): 50gr.
- Hành lá, tía tô.
Cách chế biến:
- Hạt sen luộc chín mềm, bóc sạch vỏ. Thịt gà luộc chín, xé nhỏ thành sợi.
- Mẹ vo sạch gạo, cho gạo vào nồi nước luộc gà rồi ninh cháo chín nhừ.
- Phi hành tím vàng ươm, mẹ xào qua thịt gà nêm mắm muối vừa đủ.
- Cho thịt gà cùng hạt sen vào, tiếp tục ninh cho đến khi hạt sen mềm, chín nhừ.
- Để sôi vài phút, mẹ cho hành lá, tía tô vào, tắt bếp. Cho bé ăn khi còn ấm.
3.3. Cháo trứng cà chua
Trứng gà chứa hàm lượng đạm cao cùng Vitamin, khoáng chất… Cà chua cũng chứa khá nhiều Vitamin các loại, Acid Folic và khoáng chất như… Từ đó cung cấp cho trẻ lượng dinh dưỡng dồi dào, giúp có thêm năng lượng và hồi phục sức khỏe sau khi ốm dậy. Đây cũng là một món ăn với nguyên liệu luôn có sẵn trong căn bếp của mỗi gia đình. Do vậy, mẹ hoàn toàn có thể nấu cho bé ăn bất cứ lúc nào.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Trứng gà: 1 quả.
- Cà chua: 1 quả.
- Gạo tẻ: 100gr.
- Gạo nếp: 50gr.
- Hành khô, nước mắm, hạt nêm.
Cách chế biến:
- Mẹ vo gạo sạch, cho vào nồi nước, đun sôi, ninh nhừ.
- Cà chua rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, băm nhỏ rồi để riêng ra cái bát.
- Hành củ bóc vỏ phi thơm vàng trong chảo, đổ cà chua xào tới chín.
- Cho trứng vào nồi cháo khuấy đều, cho tiếp cà chua đã vào. Đảo đều tay trong vòng 1 phút.
- Khi cháo sôi lăn tăn thì tắt bếp. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Múc cháo ra bát, cho bé thưởng thức.
3.4. Cháo tôm rau ngót
Thịt tôm luôn được biết đến là loại thịt giàu dinh dưỡng, cung cấp protein, canxi, sắt, photpho, vitamin B12. Kết hợp với rau ngót chứa nhiều đạm, chất xơ cùng vitamin, khoáng chất như kali, kẽm…. Đây là món ăn bổ dưỡng giúp bồi bổ khí huyết cho trẻ vừa mới ốm dậy. Từ đó cải thiện thể trạng cũng như khí sắc của bé một cách tốt nhất.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Tôm tươi: 100gr.
- Gạo tẻ: 120gr.
- Rau ngót: 1 nắm.
- Đậu xanh cà vỏ: 15gr.
- Dầu ô liu, nước mắm, gia vị.
Cách chế biến:
- Vo gạo và đậu xanh thật sạch, cho vào nồi có sẵn nước, ninh nhừ, khuấy đều.
- Rau ngót nhặt sạch, rửa để ráo, vò nát rồi xay nhuyễn.
- Lột vỏ tôm, bỏ phần đầu và đuôi, rửa sạch.
- Băm nhuyễn tôm, cho vào chảo đảo chín với một chút nước mắm.
- Cho phần tôm đã đảo chín vào nồi cháo, tiếp đến cho rau ngót. Nêm nếm gia vị vừa ăn, chờ cháo sôi rồi tắt bếp.
3.5. Soup thịt bò, khoai tây, cà rốt
Thịt bò, khoai tây và cà rốt đều là những thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Do vậy đây đều là những nguyên liệu phù hợp với việc bồi bổ cơ thể sau khi ốm dậy.
Thịt bò cung cấp lượng lớn protein và chất béo cho cơ thể. Bên cạnh đó trong thịt bò còn chứa nhiều sắt, kẽm, cùng vitamin các loại. Từ đó giúp nâng cao miễn dịch, cung cấp năng lượng giúp cơ thể khỏe mạnh.
Khoai tây chứa hàm lượng acid amin cao, cùng nhiều loại vitamin khác nhau, acid folic, magie, photpho, canxi… Cà rốt là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất xơ, các acid béo omega-3, omega-6, cùng vitamin, khoáng chất.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Khoai tây: 150gr.
- Thịt bò: 100gr.
- Hành tây: 20gr.
- Cà rốt: 100gr.
- Hành ngò, mắm muối.
Cách tiến hành:
- Rửa sạch cà rốt, hành tây, bỏ vỏ rồi thái hạt lựu.
- Khoai tây gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn, đem hấp chín.
- Phi thơm hành tây rồi cho thịt bò vào xào, tiếp tục cho cà rốt vào xào chung.
- Thêm khoảng 400ml nước vào nồi, ninh tới khi cà rốt nhừ.
- Cho khoai tây đã hấp chín vào, khuấy đều cho đến khi khoai tây nhừ.
- Tắt bếp, cho hành ngò vào, nêm nếm vừa miệng.
3.6. Hoa quả dầm sữa chua
Sữa chua là sản phẩm sữa được lên men tự nhiên, chứa hàm lượng đạm, đường cao, có thêm thành phần lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích tiêu hóa, hấp thu tốt.
Bên cạnh đó các loại hoa quả chứa nhiều vitamin A, C, E giúp tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt giải độc làm mát cơ thể. Sữa chua kết hợp cùng hoa quả thành món ăn bổ dưỡng thơm ngon, giúp tiêu hóa tốt, tăng cường miễn dịch và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Hạt chia: 1 nắm.
- Sữa chua: 2 hộp.
- Các loại trái cây: táo, lê, nho, xoài…
Cách thực hiện:
- Ngâm hạt chia trong khoảng 2 – 3 tiếng.
- Rửa sạch các loại trái cây, gọt vỏ rồi thái nhỏ
- Đối với các loại quả như táo, lê, xoài, dưa hấu… thì mẹ cắt nhỏ hạt lựu.
- Đối với các loại quả nhỏ như quả nho thì mẹ chỉ cần thái làm đôi và bỏ hạt.
- Cho hạt chia và hoa quả đã chuẩn bị vào cốc hoặc bát, đổ sữa chua và trộn đều.
- Sau khi trộn mẹ có thể cho bé ăn ngay hoặc để ngăn mát để bé ăn.
3.7. Sữa chua dẻo
Như đã đề cập, sữa chua là loại thực phẩm giúp tiêu hóa tốt và nhanh phục hồi sức khỏe. Gelatin chứa 98 % protein và acid folic, canxi, phốt pho, natri giúp ngăn ngừa tổn thương niêm mạc ruột, cải thiện tiêu hóa. Vì vậy sữa chua dẻo là món ăn ngon miệng bổ dưỡng cho trẻ vừa mới ốm dậy.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Sữa chua: 4 hộp.
- Gelatin: 5gr.
- Đường: 2 thìa cà phê.
- Khuôn sữa chua.
Cách tiến hành:
- Ngâm gelatin trong 20-30ml nước khoảng 10 phút. Sau đó cho phần gelatin vào lò vi sóng hoặc hấp cho tan chảy.
- Khuấy đều cho gelatin nguội bớt, cho sữa chua vào từng chút, khuấy đều tay.
- Đổ hỗn hợp sữa chua, gelatin vào khuôn, để trong tủ lạnh vài tiếng cho sữa chua đông đặc.
- Mẹ có thể cho bé ăn hằng ngày, thay thế bữa phụ.
4. Một số cách giúp trẻ nhanh khỏe lại ngoài ăn uống
Có rất nhiều cách chăm sóc trẻ mới ốm dậy khác mà mẹ có thể áp dụng. Từ đó giúp trẻ nhanh chóng khỏe mạnh, lấy lại sức đề kháng ngoài thực phẩm.
4.1. Sử dụng sữa để bồi bổ cho trẻ
Sữa công thức là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bé vừa mới ốm dậy bởi nó giúp kích thích ăn ngon, tăng cường hấp thu, nâng cao sức đề kháng và phục hồi thể lực cho trẻ nhanh chóng. Thành sữa các sữa công thức thường chứa:
- Đạm Whey, Soy Protein: sử dụng nguồn đạm dễ thủy phân, giúp bé hấp thu tối đa dinh dưỡng mỗi ngày, đồng thời cung cấp các acid amin thiết yếu cho trẻ tăng trưởng và phát triển.
- Lysine, kẽm, vitamin nhóm B: kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt, tăng cường hấp thu hạn chế tình trạng biếng ăn, chán ăn ở trẻ.
- Hệ chất xơ FOS, GOS: đây là thành phần chất xơ hòa tan giúp thúc đẩy tiêu hóa, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giúp phục hồi tiêu hóa sau khi ốm dậy.
- Canxi, phốt pho, vitamin D3, vitamin K2: giúp bổ sung canxi tối đa vào xương, giúp hệ xương răng chắc khỏe
- Vitamin A, C, E: Kết hợp cùng selen, kẽm nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể bé một cách trọn vẹn.
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa dành cho trẻ vừa mới ốm dậy. Mẹ có thể lựa chọn các thương hiệu sữa uy tín như sữa Similac Neosure của Abbott, sữa Pediasure, sữa Anka, sữa non Goodhealth Colostrum 100%, sữa Eneright, sữa Medi BA…
4.2. Sử dụng các sản phẩm hồi phục sức khỏe
Mới ốm dậy, sức đề kháng trẻ còn yếu, tỳ vị hư nhược, nóng trong… Trẻ thường biếng ăn, tiêu hóa kém, mệt mỏi,… Do vậy, sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe là điều mà mẹ nên nghĩ tới. Một trong những sản phẩm hỗ trợ: Bổ tỳ vị, tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón và tăng cường sức khỏe có thể kể đến Forikid TW3.
Đây là sản phẩm của Công ty CP Dược phẩm TW3, có thành phần từ thiên nhiên (Sinh địa, Hoài sơn, Thạch hộc, Tỳ giải, Táo chua, Khiếm thực, Đảng sâm, Cam thảo) an toàn và lành tính đối với trẻ nhỏ. Forikid TW3 chứa các thành phần dược liệu có tác dụng hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng. Từ đó, giúp trẻ cải thiện sức khỏe khi vừa ốm dậy.
>> Xem thêm: Có nên cho trẻ mới ốm dậy đi tiêm phòng?
“Trẻ mới ốm dậy nên ăn gì?” đã được giải đáp trong bài viết trên đây. Hi vọng mẹ sẽ có thêm phương pháp để chăm sóc con tốt hơn, cải thiện sức khỏe và tăng trưởng toàn diện.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.