Đi tìm nguyên nhân khiến bé ăn không ngon miệng và giải pháp

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 09/03/2023 09:18:25

Trẻ thường xuyên biếng ăn, gầy guộc, suy dinh dưỡng làm bố mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ trở nên chán ăn và đâu là giải pháp hiệu quả cho vấn đề bé ăn không ngon miệng? Mời mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân khiến bé ăn không ngon miệng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé ăn không ngon miệng. Trong đó phổ biến nhất phải kể đến 7 nguyên nhân sau đây.

1.1. Do thời tiết

Da của trẻ nhỏ rất mẫn cảm với thời tiết. Dù là thời tiết chuyển sang nóng hay lạnh đều có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của trẻ.

Khi trời nóng nực, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu trong người, ăn không ngon và ngủ không sâu giấc. Ngược lại, nếu trời quá lạnh, trẻ sẽ lười vận động, có xu hướng thích ngủ hơn là ăn uống dù bụng đang đói cồn cào.

1.2. Do ăn vặt quá nhiều

Việc ăn vặt nhiều và không hợp lý khiến trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn

Việc ăn vặt nhiều và không hợp lý khiến trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn

Trẻ em thường ngán ăn cơm nhưng lại có niềm đam mê cháy bỏng với đồ ăn vặt. Việc ăn quá nhiều đồ ăn vặt, bim bim, bánh kem, kẹo… Có thể gây cảm giác no, căng bụng… Từ đó khiến bé ăn không ngon miệng, không muốn ăn thêm đồ vào bữa chính.

Mặt khác, nếu mẹ cho trẻ ăn nhiều đồ ăn, thức ăn vặt… Điều này còn có thể gây ra một số tình trạng như: khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi… Đây đều là những tình trạng không hề tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé.

1.3. Đồ ăn không hợp khẩu vị

Một số mẹ chưa thật sự quan tâm đến sự đa dạng trong bữa ăn của trẻ. Việc lặp đi lặp lại của một vài món ăn duy nhất, tạo ra cảm giác ngấy và không muốn ăn ở trẻ. Ví dụ như một số mẹ chỉ cho bé ăn cháo thịt bằm, cháo hầm xương, chỉ ăn thịt lợn và ít khi thay đổi cách chế biến.

Trẻ nhỏ thích những món ăn hấp dẫn và đa dạng hương vị, cách chế biến. Và sự lặp lại liên tục những món ăn quen thuộc sẽ khiến bé cảm thấy sợ hãi, không muốn ăn.

1.4. Cảm giác sợ bữa ăn

Việc bé sợ bữa ăn cũng có thể khiến trẻ ăn không ngon miệng nữa

Việc bé sợ bữa ăn cũng có thể khiến trẻ ăn không ngon miệng nữa

Bị nạt nộ, la mắng, dọa đánh… vì trẻ ăn chậm, ăn ít, không ăn rau… Đây là tình trạng khá thường thấy ở nhiều gia đình. Tuy nhiên điều này không giúp trẻ ăn ngon, ăn nhiều mà lại còn có thể gây ra cảm giác sợ hãi, lo lắng trong bữa ăn của trẻ. Chính điều này đã gián tiếp khiến bé ăn không ngon miệng, dẫn tới tình trạng chán ăn, biếng ăn càng trầm trọng.

Thay vào việc la mắng, quát nạt… Bố mẹ có thể cỗ vũ, vỗ tay hoặc khen thưởng mỗi khi trẻ ăn ngoan. Như vậy sẽ làm trẻ vui vẻ và thích thú hơn mỗi khi dùng bữa.

1.5. Ảnh hưởng của một số loại thuốc

Một trong những nguyên nhân có thể khiến trẻ ăn không ngon đó là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Trong thời gian trẻ bị ốm, mẹ sử dụng nhiều loại kháng sinh, thuốc khác nhau để trẻ mau khỏi. Tuy nhiên điều này có thể mang đến một số tác dụng phụ như mệt mỏi hay một số cơ quan hoạt động kém hiệu quả. Chính điều này cũng có thể dẫn tới việc giảm cảm giác ăn uống ở trẻ.

Ngoài ra, không chỉ việc sử dụng thuốc kháng sinh ở trẻ mới ảnh hưởng tới ăn uống. Đôi khi trẻ vừa tiêm phòng xong cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi cũng như ăn không ngon miệng. 

1.6. Bé đang có những thay đổi về sinh lý

Những thay đổi về thể chất và sinh lý ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng ăn uống ở trẻ

Những thay đổi về thể chất và sinh lý ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng ăn uống ở trẻ

Trong suốt quá trình phát triển của con trẻ, sẽ có những thời điểm trẻ thay đổi về thể chất và sinh lý. Những thời điểm này được nhiều chuyên gia gọi là “Tuần khủng hoảng” hoặc “Wonder week”. Với trẻ nhỏ, đây là khi mà trẻ bắt đầu phát triển các kỹ năng vận động và não bộ. Thời gian này, trẻ sẽ có những thay đổi như: mọc răng, tập bò, tập đi… Bé sẽ lơ là việc ngủ, ăn uống cũng như có những biểu hiện quấy khóc.

Nếu như bé ăn không ngon miệng trong thời gian tuần khủng hoảng này. Mẹ không cần quá lo lắng, khi qua thời điểm đó trẻ sẽ lại ăn uống bình thường. Tuy nhiên, mẹ có thể quan tâm, yêu chiều bé hơn một chút trong thời gian này.

1.7. Bé ăn không ngon miệng do các vấn đề của cơ thể

Ngoài những nguyên nhân trên, bé ăn không ngon miệng còn có thể do một số vấn đề cơ thể.

  • Cảm, sốt, ốm: Lúc này, bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, không hứng thú với ăn uống.
  • Vấn đề răng miệng: Mọc răng, đau răng, nhiệt miệng… sẽ khiến trẻ đau khi ăn. Điều này sẽ khiến trẻ ăn không ngon, sợ ăn uống.
  • Vấn đề tiêu hóa: Khó tiêu, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa… Đây đều là những vấn đề ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa và tiếp nhận đồ ăn mới ở trẻ.
  • Dấu hiệu của bệnh: Nếu như trong cơ thể trẻ mà một cơ quan đang gặp vấn đề, bé cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi và ăn không ngon.

Đối với những trường hợp trẻ ăn không ngon miệng do vấn đề cơ thể. Mẹ nên lưu ý và có biện pháp cải thiện kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển ở trẻ. Nếu cần thiết, mẹ hãy đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám.

2. Giúp trẻ ăn ngon, ăn nhiều và lớn khỏe mạnh

Khi bé ăn không ngon miệng, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản sau. Đây đều là những biện pháp giúp trẻ ăn ngon, ăn nhiều và chóng lớn. 

2.1. Hình thành thói quen ăn đúng giờ

Có thói quen ăn đúng giờ không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn tốt cho sự phát triển của trẻ

Có thói quen ăn đúng giờ không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn tốt cho sự phát triển của trẻ

Giúp bé ăn ngon miệng bằng cách có thói quen ăn đúng giờ là phương pháp được khá nhiều mẹ áp dụng. Việc có một khung giờ cố định để sử dụng bữa sẽ giúp trẻ có phản xạ thèm ăn tự nhiên khi đến bữa. Khi đó, trong bữa ăn bé sẽ ăn cảm thấy ngon miệng hơn cũng như ăn nhiều hơn.

Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa và giúp trẻ ăn ngon miệng. Đây còn là cách giúp bé hình thành thói quen sinh hoạt đúng giờ, tốt cho sự phát triển của bé.

2.2. Có chế độ ăn vặt hợp lý

Việc điều chỉnh ăn vặt để cải thiện tình trạng bé ăn không ngon miệng là điều mẹ cũng nên làm. Dù trẻ nào cũng thích ăn vặt, tuy nhiên mẹ nên quản lý và có chế độ ăn vặt một cách hợp lý:

  • Thời gian ăn vặt: Không được gần bữa ăn chính hay ăn trong bữa ăn chính.
  • Loại đồ ăn: Không ăn nhiều các loại đồ ngọt, đồ ăn nhanh, đồ chiên… Có thể khiến bé khó tiêu hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa.

2.3. Thay đổi đa dạng thực đơn cho bé

Thay đổi cách chế biến, cách tranh trí... cũng giúp trẻ hứng thú và ăn ngon miệng hơn

Thay đổi cách chế biến, cách tranh trí… cũng giúp trẻ hứng thú và ăn ngon miệng hơn

Thay đổi thực đơn sẽ giúp bé luôn được giữ được sự hào hứng cho bữa ăn. Việc thay đổi thực đơn này, không chỉ là việc thay các loại thực phẩm. Mẹ có thể dùng cùng một loại thực phẩm nhưng thay đổi cách chế biến hoặc kết hợp đồ ăn. Như vậy trẻ sẽ không bị nhàm chán cũng như lâm vào tình trạng ăn không ngon miệng.

Bên cạnh việc đa dạng thực đơn, mẹ cũng nên chú ý tới việc trang trí. Đây là cách kích thích thị giác để bé thích thú hơn với bữa ăn. Hãy tạo hình cho đồ ăn thành những con thú, nhân vật mà bé yêu thích. Kết hợp với đó là những câu chuyện, câu bông đùa… Chắc chắn tình trạng bé ăn không ngon miệng sẽ được cải thiện nhanh chóng.

2.4. Tạo cảm giác thoải mái trong bữa ăn

Hãy luôn tạo cho bé cảm giác thích thú với bữa ăn thay vì khiến bé sợ ăn. Thay vì quát nạt, la mắng, dọa đánh… người lớn hãy có những lời khen, khích lệ đúng mực. Từ đó bé sẽ cảm thấy thoải mái cũng như ăn ngon miệng hơn.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể sử dụng mẹo như treo thưởng hay “thi ăn” với bé. Lúc này, bé sẽ cảm giác bữa ăn giống như đang được chơi đùa và cảm thấy ăn uống sẽ ngon hơn rất nhiều.

2.5. Chia nhỏ bữa ăn hơn

Thay vì tập trung cho bé ăn vào một bữa, mẹ hãy thử chia nhỏ bữa ăn xem sao

Thay vì tập trung cho bé ăn vào một bữa, mẹ hãy thử chia nhỏ bữa ăn xem sao

Thay vì cho bé ăn nhiều trong một bữa và mong chờ bé sẽ thích thú đồ ăn. Mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn chính của trẻ thành nhiều bữa nhỏ khác nhau. Đồng thời, kết hợp với việc ăn phụ thật hợp lý để tạo nên giờ ăn và số lượng đồ ăn hợp lý. Như vậy, bé sẽ không cảm thấy sợ bữa ăn và ăn được nhiều hơn, ngon miệng hơn.

2.6. Thay đổi không gian bữa ăn

Không gian mới lạ sẽ giúp trẻ cảm thấy bữa ăn thú vị và thích thu ăn hơn. Mẹ có thể thay đổi cho bé đi ăn ở nhà hàng, quán ăn, ăn ở ngoài trời… Hoặc thậm chí chỉ cần thay đổi trang trí phòng ăn vào những dịp đặc biệt như năm mới, giáng sinh…

Lúc này, sự chú ý của bé sẽ là không gian xung quanh chứ không phải bữa ăn. Như vậy, bé sẽ không có cảm giác sợ bữa ăn hay là chán đồ ăn nữa.

2.7. Sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ giúp bé ăn ngon

Sử dụng các sản phẩm bổ trợ để giúp trẻ ăn ngon là một cách mà mẹ nên nghĩ tới. Các sản phẩm bổ trợ được nghiên cứu và có thành phần vô cùng dễ hấp thu. Từ đó giúp bé cải thiện tình trạng biếng ăn, không chịu ăn một cách nhanh nhất.

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Trong các sản phẩm trên thị trường hiện nay, Forikid TW3 là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng nhất. Forikid TW3 được bào chế hoàn toàn từ các thành phần thảo dược tự nhiên như: Thạch hộc, Hoài sơn, Sinh địa, Táo chua, Đảng sâm… Nhờ vậy, bé có thể sử dụng vô cùng an toàn mà lại có hiệu quả sử dụng rất cao.

Forikid TW3 có không chỉ giúp bé ăn ngon mà còn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của trẻ.

  • Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa
  • Hỗ trợ giúp bé ăn ngon miệng
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón
  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe

Cách sử dụng của Forikid TW3 cũng vô cùng đơn giản. Mẹ chỉ cần cho bé uống ngày 2 lần với liều lượng tương ứng với tuổi được in trên bao bì sản phẩm. Với vị ngọt dịu, hương thơm tự nhiên và dạng siro lòng, chắc chắn bé sẽ nhanh chóng thích thú Forkid TW3.

3. Bé ăn không ngon miệng – Có nên đi khám bác sĩ?

Trẻ bị biếng ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động. Do đó, không nhất thiết trong mọi trường hợp trẻ bị biếng ăn mẹ đều phải đưa trẻ đến khám tại bác sĩ.

Nếu bé ăn không ngon miệng do ngán vị thức ăn, không cảm thấy thoải mái… Mẹ hãy lắng nghe suy nghĩ từ trẻ và khắc phục. Một số thay đổi nhỏ từ mẹ có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và vui vẻ, từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn khỏe trở lại.

Mặt khác, nếu trẻ ăn không ngon miệng kéo dài, dù mẹ đã thử nhiều phương pháp khác nhau… Mẹ có thể đưa trẻ đến thăm bác sĩ để xin tư vấn những phương pháp hay giúp cải thiện tình trạng của trẻ.

Và cuối cùng, trong tình huống trẻ biếng ăn do bệnh hoặc kèm theo một số triệu chứng như quấy khóc, rôm sảy… Điều cần thiết nhất mẹ nên làm chính là đưa trẻ ngay đến trung tâm y tế gần nhất để được sớm chẩn đoán và điều trị. 

Như vậy, tìm đúng nguyên nhân bé ăn không ngon miệng sẽ giúp mẹ có phương pháp xử lý phù hợp nhất. Mẹ hãy chú ý những nguyên nhân được nêu trên đây nhé.

Đi tìm nguyên nhân khiến bé ăn không ngon miệng và giải pháp
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC