Thế nào là hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh? [Góc chuyên gia]

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 15/03/2023 16:18:29

Táo bón ở trẻ sơ sinh sẽ được cải thiện khi mẹ phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vậy hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh có những biểu hiện như thế nào? Mẹ hãy cùng tìm hiểu với chuyên gia trong bài viết sau nhé.

Táo bón ở trẻ sơ sinh khiến bé cảm thấy khó chịu

Táo bón ở trẻ sơ sinh khiến bé cảm thấy khó chịu

Chị Lệ Hằng( 30 tuổi,Thanh Xuân- Hà Nội): “Thưa chuyên gia, con em được 3 tháng tuổi, cháu bú sữa mẹ hoàn toàn. 2 tháng đầu tiên, bé đi đại tiện rất đều, nhưng sang tháng thứ ba, bé đi ngoài ít hơn. Vợ chồng em đang nghi ngờ cháu bị táo bón. Mong chuyên gia có thể tư vấn thêm về triệu chứng táo bón sơ sinh ở trẻ nhỏ”.

Chuyên gia: Chào bạn Lệ Hằng. Theo như những gì bạn kể, chưa thể kết luận được bé nhà bạn bị táo bón hay không. Táo bón là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường vẫn chưa thể khẳng định được. Bạn cần phải theo dõi, xem xét các biểu hiện sau đây.

1. Nhận biết hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn đang trong quá trình hoàn thiện. Do đó, khi bị táo bón, trẻ sẽ có những biểu hiện như sau:

1.1. Bụng chướng, đầy hơi, khó tiêu

Dấu hiệu dễ quan sát nhất của trẻ bị táo báo là hiện tượng bụng chướng, đầy hơi. Đồng thời trẻ bị khó tiêu, khiến cho bé quấy khóc, khó chịu, không ăn uống. Khi mẹ sờ tay lên bụng trẻ sẽ cảm thấy bụng bé phình to và cứng. Bé bú một lượng sữa ít đã thấy no. Sở dĩ có hiện tượng này là do trẻ bị táo bón, thức ăn không tiêu được sẽ tích tụ lại ở đường tiêu hóa. Điều này khiến trẻ bị chướng bụng.

1.2. Trẻ lười bú mẹ, hay quấy khóc

Bé lười bú hơn bình thường là hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh

Bé lười bú hơn bình thường là hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh

Không phải tự nhiên mà trẻ có biểu hiện bỏ bú mẹ, hay quấy khóc. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất chính là do trẻ bị táo bón, giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu và đào thải ra ngoài. Chính vì điều này, dẫn tới nguy cơ các chất độc được hấp thụ trở lại trong đường ruột, gây cảm giác biếng ăn, khó chịu, mệt mỏi, ngủ không sâu giấc, khiến trẻ quấy khóc thường xuyên liên tục vào ban đêm. 

1.3. Thời gian đi ngoài của trẻ kéo dài

Thông thường đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tần suất đi ngoài 2-3 lần/ngày. Vì thế ngay khi thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn, phân vón cục, rắn chắc và phải dùng sức để đẩy phân ra rất có thể trẻ đã bị táo bón.

1.4. Phân có lẫn máu

Khi trẻ bị táo bón, màu sắc tính chất của phân rất khác so với bình thường. Phân của trẻ sơ sinh bị táo bón khô cứng chà xát mạnh vào thành hậu môn, dẫn đến tổn thương khiến phân lẫn một ít máu.

1.5. Phân cứng, vón cục

Trẻ bị táo bón có hiện tượng phân rắn chắc, vón cục, có màu đen và trọng lượng nhỏ. Do khi phân bị tích tụ lâu ngày không đào thải ra ngoài sẽ bị đại tràng hút nước, làm phân có tính chất khô dần đi.

1.6. Khi đi ngoài thường căng thẳng, khóc

Một biểu hiện khác của táo bón đó là trẻ gặp khó khăn khi đi ngoài. Bé thường phải rặn nhiều, kèm theo mặt đỏ bừng, vã mồ hôi, căng thẳng, thậm chí khóc vì đau rát. 

1.7. Xì hơi nặng mùi

Phân của bé có mùi lạ, nặng mùi hơn bình thường mẹ cũng cần lưu ý

Phân của bé có mùi lạ, nặng mùi hơn bình thường mẹ cũng cần lưu ý

“Xì hơi” là sản phẩm phân hủy và bài tiết ra của hệ vi khuẩn đường ruột khi nguồn thức ăn chưa tiêu hóa hết chuyển xuống đại tràng. Khí thải này sẽ tích tụ tới một lúc nào đó quá nhiều và thoát ra ngoài qua đường hậu môn. Khi xì hơi nhiều, nặng mùi là một trong biểu hiện của táo bón khi phân tích tụ quá lâu trong đại tràng, khiến vi khuẩn tăng cường hoạt động tạo ra lượng khí thải lớn.

Ngoài ra những biểu hiện như: Đi ngoài chưa hết phân hay phải gồng mình khi đi ngoài cũng là những hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh.

Có nhiều cha mẹ thấy vài ngày gần đây con không đi đại tiện liền nghĩ con bị táo bón. Nhưng điều đo chưa chắc chắn. Cha mẹ cần theo dõi thêm các biểu hiện của con như trẻ có phải gồng mình khi đi ngoài không? Hay phân của bé rắn hay vẫn bình thường. Từ đó mới có thể đưa ra kết luận trẻ có bị táo bón hay không.

2. Táo bón ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Mẹ Thanh Thu có câu hỏi gửi đến chúng tôi: “Theo như những gì chuyên gia mô tả ở trên, bé nhà em có khả năng cao là bị táo bón rồi ạ. Em muốn hỏi liệu táo bón ở trẻ sơ sinh có gây nguy hiểm gì không ạ? Em xin cảm ơn

Chuyên gia: Bạn nên điều trị cho bé sớm, kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm trên đường tiêu hóa cũng như sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ. Bạn có thể đọc thêm các thông tin dưới đây về biến chứng của bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh.

2.1. Bé hay cáu kỉnh, khó chịu

Trẻ hay cáu kỉnh khó chịu khiến cha mẹ lo lắng

Trẻ hay cáu kỉnh khó chịu khiến cha mẹ lo lắng

Táo bón kéo dài không điều trị gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ. Các triệu chứng của táo bón khiến trẻ hay có cảm giác đau đớn, khó chịu, cáu gắt, tâm tính thất thường, thường xuyên khóc, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng tới phát triển thể chất và não bộ của đứa trẻ.

2.2. Bệnh trĩ và các bệnh về trực tràng

Phân bị ứ đọng lâu ngày ở trực tràng chứa độc tố ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Đồng thời cản trở tuần hoàn, gây bệnh trĩ và các bệnh về trực tràng khác như sa trực tràng, phình đại tràng, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng.

2.3. Giảm sức đề kháng

Khi trẻ bị táo bón sẽ giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon, biếng ăn, kém hấp thu. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ không thể bổ sung thêm các chất dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, việc ứ đọng của các chất độc cặn bã ở trong cơ thể sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch khiến trẻ dễ mắc bệnh từ ngoài vào.

2.4. Gây chứng biếng ăn

Hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh khiến bé biếng ăn hơn bình thường

Táo bón khiến trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn hơn bình thường

Biểu hiện của trẻ bị táo là phân tích tụ không đào thải ra ngoài, gây chướng bụng, đầy hơi làm cho trẻ mất cảm giác ngon miệng, chán ăn, ăn vào thì khó tiêu, khó hấp thu lâu dần kéo theo chứng biếng ăn, tiêu hóa kém, trẻ sẽ có nguy cơ cao suy dinh dưỡng, thấp còi.

2.5. Ung thư hậu môn, trực tràng

Về lâu dài, độc tố trong phân như deoxycholic acid và NOCs tích tụ trong trực tràng thời gian dài. Đây là tác nhân gây các bệnh ung thư trên đường tiêu hóa như ung thư hậu môn, ung thư trực tràng.

2.6. Một số hậu quả khác

  • Thành niêm mạc bị nhiễm độc: Ủ phân lâu trong trực tràng chúng dễ dàng tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn xấu gây hại khiến thành mạch niêm mạc bị nhiễm độc.
  • Tắc ruột: Tình trạng trực tràng tích trữ các khối phân rắn lâu ngày có thể gây bán tắc ruột hoặc tắc ruột và dẫn tới các triệu chứng làm bé khó chịu như đau bụng cơn liên tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đi ngoài được, sờ thấy khối phân rắn.
  • Viêm ruột thừa: Do thói quen đại tiện của trẻ bị thay đổi khi táo bón nên có nguy cơ cao bị viêm ruột thừa. Ngoài ra trẻ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, khó tiểu, tiểu dắt kèm theo. Viêm ruột thừa nếu không xử lý kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Thông thường mẹ có thể chữa trị táo bón ngay tại nhà bằng cách bổ sung thực đơn giàu chất xơ, rau xanh cho bé, kết hợp sử dụng men tiêu hóa, thuốc trị táo bón cho trẻ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, mẹ cần đưa con đi khám ngay lập tức tránh biến chứng nguy hiểm:

  • Táo bón kéo dài nhiều ngày liền, thường tái phát không xác định được nguyên nhân.
  • Áp dụng nhiều cách trên vẫn không cải thiện tình trạng bệnh.
  • Trẻ bị táo bón kèm những biểu hiện nghiêm trọng như : Sốt cao, nôn, đi ngoài ra máu, đau bụng quằn quại, trẻ bị biếng ăn, sút cân, suy dinh dưỡng, rò rỉ hậu môn- trĩ. 

Mẹ cần theo dõi quan sát con trẻ trong nhiều ngày nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu trên. Đưa trẻ tới các chuyên khoa về tiêu hóa để nhận được sự điều trị và tư vấn của bác sĩ, tránh tình trạng biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

4. Lưu ý

Đọc thêm: 

Khi trẻ mới bị táo bón, tốt nhất cha mẹ cần giúp trẻ thay đổi lối ăn uống, sinh hoạt khoa học để cải thiện tình trạng bệnh:

  • Cho trẻ uống thêm 100-200 ml.
  • Tăng cường vận động cho trẻ sơ sinh.
  • Thay đổi chế độ ăn của mẹ: nguồn dinh dưỡng chính của bé là sữa mẹ, vì thế khi trẻ bị táo bón mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn bằng cách ăn nhiều rau củ quả tăng cường chất xơ trong sữa mẹ.
  • Ngâm hậu môn bằng nước ấm.
  • Mẹ tăng cường mát xa vùng bụng cho trẻ  nhiều lần, theo chiều từ phải sang trái để kích thích cảm giác buồn đi đại tiện. 
  • Dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị táo bón cho con. Tuy nhiên, mẹ hãy lưu ý lựa chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn và phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng mẹ đã trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh. Từ đó giúp con thoát khỏi những khó chịu này nhanh chóng.

Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi ở comment nhé.

Thế nào là hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh? [Góc chuyên gia]
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC