BÉ BỊ TÁO BÓN LƯỜI ĂN – 10 ĐIỀU MẸ CẦN LÀM NGAY!

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 08/02/2023 10:55:33

“Bé bị táo bón lười ăn” Nguyên nhân bởi lượng thức ăn trong bụng bé chưa được tiêu thụ hết mà mẹ vẫn ép con ăn.Từ đó khiến con khó đi vệ sinh hơn và sợ hãi mỗi lần đến bữa ăn.

10 Mẹo sau đây sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón và giúp bé ăn ngon miệng hơn. Mẹ hãy tham khảo ngay nhé!

Khi bé bị táo bón, chất thải không được đẩy ra ngoài khiến cơ thể bé khó chịu. Bụng luôn trong trạng thái căng tức, đầy hơi. Cơ thể có phản ứng “muốn đi ngoài” nhưng không được giải quyết khiến bé mệt mỏi.

Bé sẽ cảm thấy chán nản, không muốn ăn. Lâu ngày sẽ trở thành chứng biếng ăn, cơ thể suy nhược. Vì thế mẹ hãy “giải quyết” ngay tình trạng này khi trẻ có những dấu hiệu trên.

Táo bón khiến bé khó chịu, lười ăn

Táo bón khiến bé khó chịu, lười ăn

1. Tập thói quen cho con uống nước thường xuyên

Bổ sung nước đủ là việc làm hết sức cần thiết để đảm bảo các hoạt động diễn ra thuận lợi. Mẹ cần bổ sung nước với:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Bé bú mẹ hoàn toàn thì không cần uống thêm nước. Tuy nhiên nếu bé bị táo bón thì nên cho bé uống 100 – 200ml nước mỗi ngày.
  • Bé 6 – 12 tháng tuổi: Bé đang ăn dặm nên uống 200 – 300ml mỗi ngày.
  • Bé 1 – 3 tuổi: Uống 500 – 600ml mỗi ngày.
  • Trẻ 3 – 5 tuổi: Uống 1000ml nước mỗi ngày.
  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên: Uống 1500 – 2000ml mỗi ngày.

2. Bổ sung chất xơ cho con

Chất xơ đóng vai trò quan trọng giúp hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi và khỏe mạnh. Chất xơ khi được kết hợp với việc uống đủ nước sẽ giúp vận chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa. Đồng thời giảm bớt nguy cơ các bệnh lý rối loạn tiêu hóa, táo bón.

Bổ sung chất xơ cho bé táo bón là việc các mẹ thường nghĩ đến đầu tiên mỗi khi bé bị táo bón. Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ rất tốt mà mẹ có thể bổ sung cho bé trong các bữa ăn hàng ngày:

  • Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, cám yến mạch, gạo lức và lúa mạch.
  • Trái cây: Táo, cam, chuối chín, dâu hay mâm xôi, mận khô và lê.
  • Rau: Đậu Hà-lan, Cây A-ti-sô, Khoai tây nướng nguyên vỏ và các cây họ đậu (ví dụ như hạt đậu khô, đậu xay vỡ đậu lăng).

3. Cân bằng các chất dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cải thiện và đẩy lùi chứng táo bón

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cải thiện và đẩy lùi chứng táo bón

Ngoài việc bổ sung chất xơ thì cần bổ sung các chất dinh dưỡng khác để cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Các chất dinh dưỡng cần cung cấp trong bữa ăn hàng ngày của bé bao gồm:

  • Chất bột đường: Cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể đặc biệt là não bộ. Chất bột đường nên chiếm 60 – 65% tổng năng lượng của 1 khẩu phần ăn. Chất bột đường có nhiều trong các loại ngũ cốc, khoai củ như gạo, mì, bún, khoai lang, khoai tây, khoai môn, ngô, trái cây…
  • Chất béo: Có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp hấp thu các Vitamin tan trong dầu mỡ như A, D, E, K , giúp hệ thần kinh và não bộ phát triển toàn diện. Chất béo có nhiều trong dầu, mỡ, quả bơ…
  • Chất đạm: Chất đạm chính là nguyên liệu “xây dựng” các tế bào cơ thể, các cơ, xương và răng… Đồng thời đạm là thành phần tạo máu, dịch tiêu hóa, Men tiêu hóa, Kháng thể để cơ thể chống đỡ bệnh tật, Điều hòa cân bằng nước… Đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, các loại đậu…
  • Vitamin và khoáng chất: Các khoáng chất cần thiết cho cơ thể bao gồm canxi, sắt, kẽm, I ốt. Các vitamin A, vitamin D, vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12, PP), vitamin C, Axit Folic cũng cần được bổ sung để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé.

4. Sử dụng sữa cho trẻ biếng ăn táo bón

Một trong những cách cung cấp năng lượng và dinh dưỡng nhanh nhất cho bé bị táo bón lười ăn là uống sữa. Tuy nhiên việc lựa chọn sữa cho bé bị táo bón cũng cần phải cân nhắc và lựa chọn theo các tiêu chí riêng. Nếu không tình trạng táo bón của bé sẽ nặng thêm. Cách chọn như sau:

  • Uống sữa mát: Ví dụ như sữa nan Nga, sữa Physiolac, sữa Celia, sữa Biomil…
  • Thành phần của sữa: Phải cung cấp chất xơ hòa tan FOS và các lợi khuẩn Prebiotic cho đường tiêu hóa. Để giúp bé xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh, không táo bón.
  • Thành phần đạm trong sữa: Phải có tỉ lệ dễ hấp thu và cũng dễ tiêu hóa như đạm Whey cao hoặc đạm thủy phân, Đạm optipro, Đạm tinh chế.
  • Cung cấp chất béo chuỗi trung bình MCT: Là những chất béo đã được chia nhỏ sẵn. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa không cần phải làm việc nhiều nhưng vẫn hấp thu được tối đa cho cơ thể.
  • Cung cấp kẽmLysine: Là những chất tốt cho hệ tiêu hóa và chuyển hóa năng lượng nhanh. Đồng thời còn giúp bé có cảm giác đói, thèm ăn hơn.

Một số loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa của bé bị táo bón là sữa mẹ, sữa non, sữa chua, sữa bột tốt cho hệ tiêu hóa,…

5. Tập phản xạ cho con đi đại tiện đều đặn

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa hình thành phản xạ đi vệ sinh mà cần được tập luyện. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để mẹ xây dựng thói quen cho bé đi đại tiện đều đặn và có lợi cho cơ thể.

Theo đó mẹ nên tập cho con đi đại tiện vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy. Bởi vì khi chúng ta ngủ, ruột già và ruột non lại rất “bận rộn” để xử lý thức ăn đã nạp vào. Do đó sáng sớm là thời điểm thích hợp để đẩy những chất cặn bã ra ngoài.

Nếu như không đi đại tiện vào buổi sáng thì khí sẽ tích tụ trong cơ thể gây nên cảm giác đầy bụng. Đồng thời gây nên các vấn đề cho hệ tiêu hóa khác như táo bón hay hội chứng ruột kích thích.

6. Thủ thuật xoa bụng giúp giảm táo bón

Cách massage cho bé táo bón

Cách massage cho bé táo bón

Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bỉm sữa thì việc xoa bụng, Massage bụng sẽ giúp cải thiện tình trạng bé bị táo bón lười ăn hiệu quả.

Massage bụng giúp kích thích hệ tiêu hóa, kích thích lưu thông tuần hoàn ở cả ruột non và đại tràng. Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm táo bón và đau bụng.

Massage giúp bé cảm thấy thoải mái hơn và không còn khó chịu mỗi khi đến bữa ăn.

Mẹ có thể massage cho bé theo vòng tròn, massage theo kiểu “I Love You”. Đây là cách massage với các thao tác giống cách viết các chữ cái I, L, U. Hoặc mẹ cũng có thể massage từ trên xuống dưới để cho bé dễ chịu và giảm táo bón.

7. Khuyến khích con vận động thường xuyên

Vận động sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn để tiêu hóa thức ăn. Từ đó chuyển hóa thành năng lượng cho bé hoạt động. Chính vì vậy thức ăn được xử lý nhanh hơn, không còn tồn trọng gây nên táo bón. Bé sẽ cảm giác nhanh đói hơn, thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.

Tuy nhiên mẹ không nên cho bé vận động quá sức. Mẹ nên cho bé vui chơi, vận động nhẹ nhàng, vừa sức để không khiến cho bé bị mệt mỏi, uể oải sau khi chơi.

8. Sử dụng các sản phẩm thảo dược

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Sử dụng thảo dược cũng là cách làm được nhiều mẹ áp dụng và mang lại hiệu quả tốt. Các loại thảo dược như Sinh địa, Thạch hộc,… giúp sinh tân dịch, cải thiện tình trạng táo bón của bé nhanh chóng.  

Các mẹ có thể đến gặp các bác sĩ Đông y để mua thuốc về sắc cho bé uống. Ngoài ra hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm từ các thảo dược của TW3 là Forikid TW3. Là sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng, giúp lưu trữ tối đa thành phần của các vị thuốc. Đồng thời có vị ngọt dễ uống nên mẹ sẽ không vất vả cho bé uống như thuốc sắc.

Sản phẩm được bào chế từ các nguyên liệu thiên nhiên do đó rất an toàn và lành tính. Không gây bất kỳ phản ứng phụ nào khi sử dụng. Các thành phần có trong sản phẩm Forikid TW3 là:

  • Sinh địa
  • Đảng sâm
  • Thạch hộc
  • Tỳ giải
  • Cam thảo
  • Táo chua
  • Hoài sơn
  • Khiếm thực

Sử dụng sản phẩm sẽ giúp hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón cho trẻ. Ngoài ra, Forikid TW3 còn có công dụng: Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường sức khỏe.

9. Thay đổi thực đơn cho bé bị táo bón lười ăn

Trẻ bị táo bón thường rất lười ăn do trẻ khó đi vệ sinh. Và do lượng thức ăn trong bụng chưa tiêu hóa hết khiến trẻ không thấy đói. Chính vì vậy mẹ cần thay đổi thực đơn thường xuyên để tránh cho trẻ bị nhàm chán lại càng lười ăn hơn.

Thực đơn cho bé táo bón cũng cần phải đảm bảo thành phần: Các nhóm chất dinh dưỡng là Bột đường, Đạm, Chất béo, Vitamin và Khoáng chất, nhất là Chất xơ để cải thiện tình trạng bé bị táo bón lười ăn.

Sau đây là thực đơn ăn dặm trong 7 ngày các mẹ có thể tham khảo:

Thứ 2 và thứ 4Thứ 3 và thứ 5Thứ 6 và chủ nhậtThứ 7
6h00Bú mẹ hoặc uống 150 – 200ml sữaBú mẹ hoặc uống 150 – 200ml sữaBú mẹ hoặc uống 150 – 200ml sữaBú mẹ hoặc uống 150 – 200ml sữa
9h00Bột thịt lợn nạc, rau xanhBột thịt gà, rau xanhBột sữa, rau xanhBột trứng gà, rau xanh
10h00Chuối chín ⅓ quảĐu đủ chín 50g⅓ quả hồng xiêm chínXoài chín 50g
11h00Bú mẹBú mẹBú mẹBú mẹ
14h00Bột sữa có thêm rau xanhBột thịt lợn nạc, rau xanhBột thịt gà, rau xanhBột sữa, rau xanh
16h00Nước cam épNước cam épNước cam épNước cam ép
18h00Bú mẹ hoặc uống sữa 150 – 200mlBú mẹ hoặc uống sữa 150 – 200mlBú mẹ hoặc uống sữa 150 – 200mlBú mẹ hoặc uống sữa 150 – 200ml

10. Cho trẻ đi khám bác sĩ

Trong trường hợp con bị táo bón nhiều ngày liền, táo bón tái phát thường xuyên mà không rõ nguyên nhân. Mẹ đã áp dụng nhiều cách khác nhau nhưng tình trạng táo bón của con vẫn không được cải thiện thì mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chữa trị kịp thời.

Ngoài ra nếu bé bị táo bón kèm theo các triệu chứng như sau cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay:

  • Sốt
  • Nôn
  • Đi ngoài có máu trong phân
  • Đau bụng
  • Táo bón sau khi mới sinh
  • Chướng bụng
  • Giảm cân, suy dinh dưỡng
  • Rò rỉ hậu môn
  • Trĩ

Đọc thêm: [Địa chỉ uy tín] Khám táo bón cho trẻ ở đâu tốt?

Trên đây là 10 điều mẹ cần biết khi bé bị táo bón lười ăn. Hy vọng với những chia sẻ này các mẹ có thể xử lý kịp thời khi con bị táo bón, giúp con vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng, thuận lợi.

BÉ BỊ TÁO BÓN LƯỜI ĂN – 10 ĐIỀU MẸ CẦN LÀM NGAY!
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC