[Chia sẻ] Kinh nghiệm chăm Bé 5 tuổi bị táo bón

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 13/03/2023 17:05:25

Bé 5 tuổi bị táo bón có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống, hấp thu dưỡng chất. Mẹ hãy tham khảo kinh nghiệm của mẹ Hiền sau đây để trang bị cho những kiến thức giúp trẻ nhanh hết táo bón nhé.

Trẻ 5 tuổi cũng có thể bị táo bón

Trẻ 5 tuổi cũng có thể bị táo bón

Mẹ Hiền chia sẻ: “Mẹ nào có con bị táo bón chắc sẽ hiểu cảm giác con bị đau đớn, khó chịu vì không đi ngoài được mà không biết làm gì. Bản thân là một người mẹ có con trai đã từng bị táo bón suốt một năm trời, nên mình hiểu và thông cảm cho các mẹ. Táo bón không phải là một bệnh khó chữa trị, các mẹ có thể tham khảo kinh nghiệm của mình sau đây để chữa cho bé nhé”.

1. Nguyên nhân khiến bé 5 tuổi bị táo bón

Táo bón ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo mình tìm hiểu được thì các nguyên nhân sẽ được chia làm 2 nhóm chính: nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng.

1.1. Nguyên nhân thực thể

Là tình trạng táo bón do tổn thương bẩm sinh ở đường ruột hoặc hệ thần kinh khiến việc bài xuất phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn, thường liên quan đến các bệnh lý cường giáp, phình đại tràng bẩm sinh, bại não… .

Nguyên nhân này thường gây táo bón mãn tính, kéo dài, có thể kèm các triệu chứng: bụng trướng hơi, nôn ói… làm cho cơ thể trẻ phát triển kém. Vì vậy với những trường hợp này, các mẹ nên cho trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị dứt điểm các bệnh lý.

1.2. Nguyên nhân chức năng

Đồ ăn chiên rán có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Đồ ăn chiên rán có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ ăn quá nhiều chất đạm, tinh bột, ít chất xơ; trẻ uống ít nước dẫn đến phân khô, khó bài xuất; cho trẻ uống sữa bột quá đặc, thiếu nước… .
  • Thói quen sinh hoạt: Trẻ thường có thói quen lười vận động, hay ngồi lì một chỗ xem ti vi, chơi game… khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém.
  • Ảnh hưởng yếu tố tinh thần: Trẻ thường có tâm lý ngại bạn bè, sợ thầy cô, mải chơi hoặc nhà vệ sinh không sạch… nên nhịn đi ngoài. Việc nhịn đi ngoài lâu dài sẽ làm cho cơ thể giảm dần nhu cầu đại tiện, khiến phân ở lâu trong đường ruột, bị hấp thụ bớt nước làm phân khô, khó bài xuất và gây nên tình trạng táo bón ở trẻ.
  • Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh: Việc táo bón ở trẻ có thể được xem là tác dụng phụ khi cho trẻ sử dụng các thuốc kháng sinh, an thần, giảm đau…

Các bé bị táo bón do nguyên nhân cơ năng thì các mẹ có thể chăm sóc và điều trị ngay tại nhà.

2. Dấu hiệu nhận biết bé 5 tuổi bị táo bón

Mẹ có thể nhận biết táo bón dựa trên các dấu hiệu sau:

  • Đi tiêu ít hơn bình thường (dưới 3 lần/tuần).
  • Đau và căng thẳng khi đi tiêu.
  • Đau bụng, chướng bụng, có cảm giác bí bách
  • Phân khô, cứng, tạo thành khối hoặc các cục nhỏ như phân dê.
  • Sợ ngồi vào bồn cầu.
  • Không có cảm giác buồn đại tiện.
  • Có cảm giác đi đại tiện chưa hết phân.
  • Đau ở hậu môn mỗi khi đi đại tiện.
  • Phân có thể lẫn máu do nứt hậu môn.
  • Phân có mùi rất khó chịu.
  • Són phân lỏng.

Tuy nhiên, mỗi bé lại có những biểu hiện táo bón khác nhau, chứ không nhất thiết cần đầy đủ hết tất cả triệu chứng. Để chắc chắn hơn, mình đưa bé tới khoa Nhi- bệnh viện Bạch Mai để khám, bác sĩ kết luận cháu bị táo bón.

3. Hậu quả khi bé 5 tuổi bị táo bón

Nếu mẹ để tình trạng táo bón của trẻ kéo dài và không khắc phục, chữa trị nhanh chóng thì sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ như:

3.1. Suy dinh dưỡng

Táo bón khiến trẻ càng chán ăn hơn

Táo bón khiến trẻ càng chán ăn hơn

Khi phân tích tụ lâu và không thoát ra được, trẻ sẽ bị chướng bụng, có cảm giác lười ăn, chán ăn khiến cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, bé bị táo bón cũng khiến niêm mạc ruột bị tổn thương, hấp thu kém hoặc không hấp thu được các chất dinh dưỡng đưa vào.

3.2. Bệnh trĩ – phình đại tràng

Phình đại tràng là hậu quả tất yếu của việc táo bón khiến phân ứ đọng, bị dồn lại tại đại tràng, gây phình và dãn đại tràng. Gây cản trở quá trình tuần hoàn máu của cơ thể lâu dần gây nên bệnh trĩ, bị sa trực tràng và thậm chí nghiêm trọng hơn là ung thư trực tràng rất nguy hiểm.

3.3. Tắc ruột

Nếu trong đại trực tràng phải tích trữ lâu ngày khối phân rắn có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột. Trẻ sẽ có triệu chứng như đau bụng cơn liên tục, không đánh hơi hoặc đi ngoài được, sờ thấy khối phân rắn.

3.4. Nhiễm độc

Phân không được thải ra ngoài làm tích tụ một lượng lớn các chất độc hại và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Chúng sinh ra các chất có hại ngấm, hấp thu vào máu sẽ dần dẫn tới nhiễm độc mạn tính

4. Chữa táo bón cho bé 5 tuổi

Để tránh những hậu quả trên, mẹ nên nhanh chóng điều trị chứng táo bón cho trẻ. Dưới đây là những phương pháp mình đã tìm hiểu thu thập được và bé nhà mình đã có những chuyển biến tốt sau khi áp dụng. Các mẹ có thể tham khảo nhé.

4.1. Ngâm nước ấm

Chữa táo bón ở trẻ bằng cách ngâm hậu môn của trẻ vào nước ấm sẽ cho hiệu quả bất ngờ. Vì nó giúp thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt hơn và có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn.

Khi trẻ bị táo bón, mẹ nên chuẩn bị 1 chậu nước ấm rồi ngâm mông của bé vào trong khoảng 5 – 10 phút. Hoặc mẹ có thể dùng một chiếc khăn, nhúng qua nước ấm, vắt khô rồi áp trực tiếp khăn vào hậu môn của trẻ khoảng 30 giây – 1 phút. Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày để có hiệu quả trị táo bón tốt nhất.

4.2. Massage bụng

Đây là một phương pháp đơn giản để phòng ngừa và trị táo bón cho trẻ mà các mẹ không nên bỏ qua.Mẹ nên massage bụng cho trẻ sau khi trẻ ăn ít nhất 1 giờ.

Các mẹ làm như sau:

  • Đầu tiên mẹ để trẻ ở trần, nằm ngửa trên sofa hoặc giường, hai chân hướng về phía mẹ.
  • Tiếp theo, mẹ massage đều, nhẹ nhàng, từ chậm đến nhanh quanh vùng rốn cho trẻ theo chiều kim đồng hồ
  • Mỗi ngày mẹ nên thực hiện 2 -3 lần, mỗi lần 3 – 5 phút.

4.3. Mẹo chữa táo bón từ dân gian

4.3.1. Sử dụng mật ong

Mẹ có thể sử dụng mật ong trị táo bón cho bé để có hiệu quả ngay

Mẹ có thể sử dụng mật ong trị táo bón cho bé để có hiệu quả ngay

Mật ong có tính nóng vì vậy khi sử dụng để ngoáy hậu môn cho trẻ sẽ kích thích vòng cơ hậu môn của trẻ, giúp trẻ dễ đi ngoài hơn. Các mẹ sẽ đổ một ít mật ong ra chén, dùng tăm bông nhúng mật ong rồi xoa đều xung quanh ngoài hậu môn và hơi đút nhẹ vào bên trong hậu môn của trẻ. Sau khoảng 3 lần là trẻ có thể đi ngoài được ngay.

4.3.2. Rau mồng tơi

Rau mồng tơi có nhiều công dụng như thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng. Ngoài ăn rau mồng tơi để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ thì tương tự như mật ong, các mẹ có thể sử dụng rau mồng tơi để ngoáy hậu môn trẻ.

Cách làm: Lấy ngọn mồng tơi, tước bỏ vỏ ngoài và rửa sạch bằng nước sôi để nguội rồi ngoáy vào hậu môn của trẻ. Động tác này sẽ kích thích cảm giác buồn đại tiện và khiến trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.

Ngoài hai cách trên mẹ có thể sử dụng một số thực phẩm cho trẻ táo bón như rau ngót, súp lơ, rá đỗ, rau má, khoai lang…

4.4. Sử dụng thuốc, men vi sinh

Cách làm này giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi. Tạo sự cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa và kìm hãm hoạt động của các vi khuẩn có hại gây bệnh.

Một số thuốc có thành phần muối vô cơ và đường, có khả năng giữ nước trong lòng ruột, giúp làm mềm phân và dễ di chuyển ra ngoài. Tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng và sử dụng tùy tiện mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

4.5. Thay đổi dinh dưỡng hợp lý

Với trẻ ở độ tuổi lên 5, hệ tiêu hóa đầy đủ chức năng như người trưởng thành, mẹ có thể tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ cho bé, cụ thể như:

4.5.1. Rau xanh

Súp lơ xanh, rau đay, rau mồng tơi, rau cải, rau dền, đu đủ xanh… chứa lượng chất xơ lớn giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn, hấp thu nước vào khối phân dễ dàng được đại tràng tống thải ra ngoài, cải thiện tình trạng táo bón.

4.5.2. Trái cây

Mẹ nên cho bé ăn nhiều trái cây giàu vitamin C, A, E cùng vi khoáng, giàu chất xơ giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường nhu động giúp cải thiện táo bón hiệu quả. Như quả mọng cam, dâu tây, kiwi, lê, việt quất, chuối…

4.5.3. Sữa chua

Khi bé nhà mình bị táo bón, mình cho con ăn thêm sữa chua, nhằm bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích cảm giác ngon miệng. Mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một hộp sữa chua/ngày, tránh ăn nhiều hơn.

4.5.4. Thực phẩm giàu kẽm và magie

Giúp tăng nhu động đường ruột, thúc đẩy tống phân ra ngoài dễ dàng hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, hàu, thịt bò, ngũ cốc…. thực phẩm giàu magie như vừng đen, yến mạch, bí ngô, dưa hấu… .

4.5.5. Cho trẻ uống nhiều nước

Thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón cho trẻ. Mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen uống nước hằng ngày thay vì chỉ uống khi khát.

4.5.6. Bổ sung sữa công thức

Sữa công thức chứa nhiều prebiotic như FOS, HMO… các lợi khuẩn hoặc enzym tiêu hóa nhằm cải thiện nhu động ruột, cân bằng hệ vi khuẩn đồng thời cung cấp chất xơ ngăn ngừa tình trạng táo bón khó tiêu cho trẻ.

Ngoài ra bé 5 tuổi bị táo bón cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, đồ ngọt, chất cồn, cà phê, nước ngọt có gas…. vì những thực phẩm này có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.

4.6. Kết hợp sản phẩm hỗ trợ dành cho trẻ táo bón của TW3

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Trên thị trường có khá nhiều sản phẩm hỗ trợ trị táo bón cho trẻ. Tuy nhiên mình vẫn an tâm lựa chọn sản phẩm Forikid TW3 của dược phẩm TW3 vì những tiêu chí sau:

  • Đây là sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Phát triển từ bài Bổ thận âm giúp bổ tỳ vị với các thành phần: Sinh địa, Thạch hộc, Táo chua, Tỳ giải, Hoài sơn, Khiếm thực, Đảng sâm, Cam thảo.
  • Dạng bào chế bằng cao lỏng, vị ngọt nhẹ, thanh mát, hương vị dễ chịu khiến bé nhà mình hồ hởi mỗi khi được mẹ cho uống.
  • Ngoài tác dụng hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón, mình thấy Forikid TW3 còn hỗ trợ rất tốt các vấn đề tiêu hóa kém, biếng ăn. Nên con mình ăn ngon miệng hơn, từ đó tới giờ con mình vẫn tăng cân và phát triển chiều cao đều đều.
  • Mỗi ngày mình cho bé sử dụng 2 lần, mỗi lần 10ml, dùng liên tục 5-7 ngày thì triệu chứng táo bón của con đã được cải thiện rất nhiều. Bé trên 5 tuổi, mẹ có thể cho bé dùng 2 lần, mỗi lần 15 ml.

4.7. Điều chỉnh hành vi, thói quen của trẻ

Mẹ nên rèn luyện cho con thói quen đi vệ sinh. Mặc dù giai đoạn đầu rất gian nan, nhưng càng về sau khi con đã hình thành thói quen mới, mình phát hiện ra con ít bị táo bón hơn trông thấy.

Mẹ nên cho bé ngồi bô để tạo cho con cảm giác thoải mái. Còn nếu để trẻ ngồi bồn cầu, mẹ cần tạo bậc đỡ giúp bé bước lên một cách thuận tiện. Mẹ cần giải thích tầm quan trọng của việc đi vệ sinh để bé không còn lo lắng hay sợ hãi.

4.8. Đi khám bác sĩ

Trong trường hợp mẹ đã áp dụng các cách trên mà tình trạng táo bón của trẻ vẫn không có dấu hiệu cải thiện thì nên đưa bé tới các cơ sở khám chữa bệnh để xác định được nguyên nhân và biện pháp điều trị thích hợp.

5. Thực đơn cho bé 5 tuổi bị táo bón

Xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ, nhiều rau xanh và trái cây sẽ giúp bé cải thiện tình trạng bị táo bón. Mặc dù hơi tốn thời gian nhưng mình thấy cách làm này rất hiệu quả đối với bé nhà mình. Mẹ có thể áp dụng thực đơn trong vòng bảy ngày như sau:

Bữa sángBữa phụ sángBữa trưaPhụ chiềuBữa tốiPhụ tối
Thứ 2Bánh mì.

Trứng ốp la,ăn kèm dưa chuột, rau thơm.

1 cốc sữa.

1 hũ sữa chuaCơm thịt rim tôm

Canh rau ngót.

1 quả cam.

1 cốc sữa.

1 phần nước ép trái cây hoặc bánh quyCơm thịt gà kho gừng.

Canh cua rau đay.

1 cốc sữa nóng 200 ml.
Thứ 3Miến gà.

1 cốc sữa.

Bánh flan.

Dâu tây.

Cơm cá thu kho.

Cải bẹ xanh nấu tôm thịt.

Chè khoaiCơm trắng.

Thịt luộc.

Canh bí đao.

1 cốc sữa nóng 200 ml.
Thứ 4cháo sườn củ dền.

1 quả táo.

1 cốc sữa tươi.

Bánh quy.

Cơm trắng

Thịt bò xào đỗ.

Canh bắp cải.

Tráng miệng bằng chùm nho

 1 chén chè đỗ xanh Cơm.

Cá thu sốt cà chua.

Canh rau cải nấu thịt viên.

Tráng miệng bằng măng cụt

1 hũ sữa chua
Thứ 51 bát phở gà.

1 quả chuối.

1 cốc trà lúa mạch.Cơm trắng.

Trứng hấp thịt bằm và nấm mèo.

Canh bầu nấu tôm.

Ăn tráng miệng bằng dưa hấu.

Cháo rau củ thịt bămCơm.

Thịt kho trứng cút.

Nấm xào hành lá.

Canh rau mồng tơi.

Ăn tráng miệng bằng dứa.

1 cốc sinh tố rau củ hoặc hoa quả.
Thứ 6Cháo yến mạch.

1 quả lê.

Một hũ yakult.Cơm.

Bò hầm đậu trắng.

Bí xanh nấu tôm hoặc thịt heo băm.

Tráng miệng bằng thanh long.

1 cốc sữa ngôCơm.

Mực hấp.

Nấm xào hành lá.

Canh rau mồng tơi.

Tráng miệng bằng một vài chùm nho.

1 cốc sinh tố rau củ hoặc hoa quả.
Thứ 7Bánh mì pate, giò lụa hoặc với trứng rán kết hợp cà rốt và dưa chuột.1 chén chè tàu hũ.Cơm.

Sườn rim.

Đậu bắp luộc.

Canh khoai mỡ thịt bằm.

Tráng miệng bằng dưa hấu.

Hoa quả dầm sữa chua.Bún bò Huế.

Bông cải xanh hấp.

1 cốc sinh tố bơ hoặc bơ dầm đường.
Chủ nhậtCháo đậu xanh thịt heo.

1 cốc sữa

Nước cam ép.Cơm.

Cá chiên sốt cà chua.

Canh bí đỏ.

Bánh bông lan.Cơm.

Canh đậu hũ thịt bằm.

Trứng chiên.

Rau củ luộc

1 cốc sữa nóng 200 ml.

Như vậy việc quan trọng khi điều trị táo bón là xác định nguyên nhân gây ra, từ đó mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp đồng thời sử dụng mẹo dân gian trị táo bón. Hi vọng sau khi đọc hết bài chia sẻ này của mình, mẹ đã có thêm kinh nghiệm để bình tĩnh xử lý khi bé 5 tuổi bị táo bón.

[Chia sẻ] Kinh nghiệm chăm Bé 5 tuổi bị táo bón
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC