Trị đái dầm cho trẻ dứt điểm với 5 phương pháp sau

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 02/03/2023 10:30:06

Trị đái dầm cho trẻ không khó khăn như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Với 5 phương pháp sau đây, mẹ có thể giúp bé ngủ ngon giấc mỗi đêm mà không sợ bị ẩm ướt do đái dầm.

Trị dứt điểm chứng đái dầm cho bé ngủ ngon giấc

Trị dứt điểm chứng đái dầm cho bé ngủ ngon giấc

Nội dung bài viết

1. Đái dầm ở trẻ gồm những loại nào?

Đái dầm nói theo một hướng đơn giản nhất chính là tình trạng tiểu tiện không tự chủ của trẻ em. Có thể xuất hiện cả vào ban ngày lẫn ban đêm.

Đái dầm thường xuất hiện khi trẻ còn nhỏ và sẽ hết khi trẻ lớn lên. Chứng đái dầm được chia thành hai loại, bao gồm:

1.1. Đái dầm có căn nguyên thực tổn

Đái dầm có nguyên nhân bắt nguồn từ sự ảnh hưởng trực tiếp của các tổn thương thần kinh, các bệnh lý, dị tật bẩm sinh, tổn thương thực thể tại bàng quang, viêm nhiễm niệu đạo,….được gọi là đái dầm có căn nguyên thực tổn.

Trường hợp này sẽ dễ dàng hơn cho bác sĩ trong việc xác định nguyên nhân và định hướng điều trị phù hợp. Các thực tổn cũng gây nên những bất ổn trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.

Vì thế, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

1.2. Đái dầm không thực tổn

Khác với loại trên, đái dầm không có căn nguyên thực tổn rất khó tìm ra nguyên nhân. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong việc điều trị đái dầm cho trẻ.

Đa phần các bác sĩ cho rằng đó là do các tổn thương về tâm thần và các bất ổn về tâm lý của trẻ.

Xem thêm:

2. Nguyên nhân đái dầm ở trẻ em

Theo thống kê từ các báo cáo y tế, có nhiều nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ nhưng đa phần là do các lý do sau.

2.1. Căng thẳng

Tâm trạng căng thẳng có thể khiến con người dễ phát sinh nhu cầu đi tiểu tiện hơn. Điều này không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ mà còn đúng đối với cả người lớn.

2.2. Chứng ngưng thở khi ngủ

Đái dầm có thể xuất hiện khi cơ thể ngưng thở trong lúc ngủ. Lúc này cơ thể không thể tự chủ và bỏ qua các dấu hiệu từ hệ thần kinh. Dẫn đến không thể kiểm soát bàng quang và đái dầm.

2.3. Bàng quang chậm trường thành, bàng quang nhỏ

Bàng quang nhỏ cũng khiến trẻ đái dầm

Bàng quang nhỏ cũng khiến trẻ đái dầm

Bàng quang có tác dụng trữ nước tiểu sau khi sản xuất bởi thận. Nếu bàng quang đầy, cơ thể sẽ phát tín hiệu yêu cầu trẻ đi tiểu tiện.

Do đó, nếu bàng quang nhỏ, dung tích trữ nước tiểu kém sẽ khiến trẻ phải đi tiểu nhiều lần và thường xuyên hơn. Điều này là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên chứng tiểu đêm, đái dầm ở trẻ.

2.4. Mất cân bằng hormone

ADH là một loại hormone có tác dụng chống lợi tiểu, hạn chế sự sản xuất nước tiểu quá nhiều. Nếu hormone này không sinh ra đủ, trẻ sẽ phải đi tiểu nhiều hơn và từ đó kéo theo khả năng xuất hiện chứng đái dầm.

2.5. Táo bón mãn tính

Trẻ bị táo bón có thể gây chèn ép bàng quang gây nên những tín hiệu buồn tiểu giả tương tự như khi bàng quang đầy. Điều này bắt buộc trẻ phải đi tiểu thường xuyên hơn.

Đó là nguyên nhân của chứng đái dầm nếu chẳng may trẻ gặp cảm giác buồn tiểu khi đang say trong giấc ngủ.

2.6. Giải phẫu lỗi

Các tật do giải phẫu có thể để lại sẹo trên đường niệu đạo hay những tác động khác làm rối loạn chức năng của hệ bài tiết và gây nên chứng đái dầm.

2.7. Ngủ sâu giấc

Nếu bàng quang đầy, cơ thể sẽ phát ra tín hiệu buồn tiểu. Tuy nhiên nếu trẻ ngủ quá sâu, không thể cảm nhận được tín hiệu này thì “ướt nệm” là điều ắt hẳn sẽ xảy ra.

2.8. Dị tật bẩm sinh của bàng quang

Bàng quang dị tật bẩm sinh có thể cản trở quá trình hoạt động bình thường và gây nên những bất ổn cho hệ bài tiết, khiến chúng rối loạn và xảy ra tình trạng đái dầm.

2.9. Thói quen không tốt khi tắm

Trẻ con rất thích chơi đùa với nước, vì thế có thể trẻ sẽ mải mê nô đùa trong khi tắm mà quên mất đi vệ sinh. Điều này khiến cho bàng quang dễ bị đầy nước khi trẻ đang ngủ.

2.10. Yếu tố di truyền

Có thể bố mẹ không tin nhưng trên thực tế, đái dầm có mối liên hệ rất mật thiết đến yếu tố di truyền. Có đến 75% tỷ lệ trẻ sẽ mắc đái dầm nếu cả bố lẫn mẹ đều đã từng bị chứng đái dầm. Tỷ lệ này là 44% nếu bố hoặc mẹ từng đái dầm và 15% nếu cả bố và mẹ không ai từng mắc chứng đái dầm cả.

2.11. Bất thường của hệ thống thần kinh

Tức giận, lo âu, buồn bã hay các trạng thái bất ổn trên hệ thần kinh đều có thể gây nên chứng đái dầm ở trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất có hại cho tâm lý của trẻ, khiến trẻ thụ động, tự ti, sợ giao tiếp…

2.12. Sử dụng thực phẩm chứa caffeine và các đồ uống hương vị nhân tạo

Dung nạp caffeine và các hương liệu nhân tạo có thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn và sinh ra nhiều nước tiểu. Và có thể gây nên chứng đái dầm nếu trẻ không thể tự chủ trong tiểu tiện, đặc biệt là khi đang ngủ.

2.13. Một số bệnh lý

Một số bệnh lý như tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu,… Gây ra các cảm giác đau âm ỉ, tiểu buốt, thường xuyên buồn tiểu dù bàng quang trống rỗng,… Chúng làm rối hoạt hoạt động bài tiết ở trẻ, là nguyên nhân gây nên chứng đái dầm.

3. Đái dầm có gây hại gì không?

Trẻ lớn vẫn đái dầm có nguy hiểm?

Trẻ lớn vẫn đái dầm có nguy hiểm?

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, đái dầm được xem là triệu chứng bình thường. Vì trong giai đoạn này trẻ vẫn chưa thể học cách kiểm soát hoàn toàn cơ thể.

Vì thế, sự thiếu sót trong việc điều khiển hoạt động bài tiết là điều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu trẻ đã lớn mà vẫn thường xuyên đái dầm thì đây lại là một vấn đề cần được lưu ý.

Bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp dân gian ngay tại nhà. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu:

  • Trẻ đái dầm thường xuyên, không thể tự chủ cả ngày lẫn đêm.
  • Trẻ có dấu hiệu đau, rát, đau âm ỉ vùng bụng dưới hay bộ phận sinh dục.
  • Trẻ tiểu rắt, tiểu buốt, khó khăn trong việc đi tiểu.
  • Tâm lý trẻ hoang mang, sợ hãi, tự ti và tiêu cực ngày càng nhiều về mặt tâm lý.
  • Đã áp dụng nhiều biện pháp dân gian nhưng tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm.

Tại đây, bố mẹ cần cung cấp đầy đủ và chính xác về tình trạng bệnh của trẻ nhằm tạo thuận lợi cho việc phán đoán căn nguyên gây bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

4. Trị đái dầm cho trẻ bằng những thay đổi trong thói quen thường ngày

Bố mẹ có thể giúp trẻ điều trị chứng đái dầm ngay tại nhà thông qua những sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

4.1. Bài tập bàng quang

Các bài tập bàng quang có thể khiến các cơ vòng bàng quang vận động, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và giúp cải thiện khả năng điều khiển bàng quang ở trẻ.

Có hai bài tập phổ biến hiện nay mà bố mẹ có thể áp dụng:

  • Massage cho trẻ: Hãy xoa đều và nhẹ phần bụng dưới với dầu oliu theo hướng từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
  • Các bài tập chân: Cho trẻ nằm ngửa và thực hiện động tác đạp xe đạp trên không. Động tác này có tác động trực tiếp đến vùng bụng dưới và thúc đẩy sự vận động của cơ vòng bàng quang, giúp cải thiện khả năng hoạt động của hệ bài tiết.

Bố mẹ hãy nên giúp con thực hiện các bài tập bàng quang từ 1-2 lần trên ngày, mỗi lần từ 10-15 phút, kiên trì. Sau 1-2 tuần có những cải thiện tích cực.

4.2. Không cho trẻ uống nhiều nước trước khi ngủ.

Uống nước nhiều sẽ khiến thận sản sinh ra nhiều nước tiểu hơn. Vì thế, bố mẹ không nên cho trẻ uống nhiều nước vào buổi tối, nhất là trước khi ngủ.

4.3. Không la mắng, tạo áp lực cho trẻ.

Bố mẹ sẽ cảm thấy rất khó chịu khi trẻ đái dầm nhưng thực ra đây cũng là điều trẻ không hề mong muốn. Đái dầm xảy ra thường xuyên khiến trẻ trở nên xấu hổ, tự ti. Do đó nếu bố mẹ la mắng, tạo áp lực sẽ chỉ khiến tâm lý của trẻ ngày càng trở nên bất ổn và quá trình điều trị đái dầm càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

4.4. Trấn an và thường xuyên trò chuyện để trẻ không cảm thấy xấu hổ.

Trò chuyện với bé thường xuyên giúp bé bớt căng thẳng

Trò chuyện với bé thường xuyên giúp bé bớt căng thẳng

Khi phát hiện trẻ bị đái dầm, hãy trấn an và thường xuyên quan tâm, trò chuyện, đề nghị trẻ hợp tác để cùng điều trị dứt điểm triệu chứng này. Điều này tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, cởi mở và dễ dàng hợp tác hơn trong việc điều trị chứng đái dầm.

4.5. Cho con đi vệ sinh đều đặn

Hãy tập cho con trẻ thói quen đi vệ sinh đều đặn, đúng giờ. Việc làm này không chỉ giúp bé đào thải nước tiểu một cách thường xuyên mà còn tạo phản xạ nhắc nhở trẻ tiểu tiện mỗi khi đến giờ giấc nhất định.

4.6. Hạn chế cho con dùng thực phẩm chứa caffeine, đồ uống chứa hương vị nhân tạo

Như đã đề cập, các loại thức uống này làm hệ bài tiết phải làm việc cật lực hơn và sản xuất nhiều nước tiểu hơn. Khiến trẻ đi tiểu nhiều lần và là một trong những nguyên nhân gây nên chứng đái dầm.

Vì thế, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa caffeine và các đồ uống chứa hương vị nhân tạo.

4.7. Để trẻ phụ dọn dẹp ga giường

Bố mẹ nên tạo cơ hội cho trẻ để cùng mình dọn dẹp ga giường, sắp xếp quần áo sau mỗi lần trẻ đái dầm. Điều này sẽ khiến trẻ cảm nhận được những rắc rối mình đã gây ra cho bố mẹ. Tạo động lực thúc đẩy sự cố gắng của trẻ trong việc điều trị đái dầm.

4.8. Bao bọc nệm cẩn thận

Bố mẹ có thể hạn chế ướt nệm, giường bằng cách bao bọc nệm với miếng lót chống thấm. Hiện nay, các sản phẩm này có bán ở rất nhiều cửa hàng khác nhau, vì thế việc tìm mua cùng tương đối đơn giản cho bố mẹ sử dụng.

4.9. Trang bị tã, quần áo lót cho con

Khi có trẻ mắc chứng đái dầm, bố mẹ nên trang bị thêm quần áo, tã lót mới mỗi đêm để kịp thời thay mới cho trẻ khi đái dầm xảy ra. Thay mới quần áo tuy không làm giảm tần suất đái dầm nhưng ít nhất nó mang lại cảm giác thoải mái cho cả bố mẹ và bé.

4.10. Dùng chuông báo đái dầm

Bố mẹ có thể thử sử dụng quần, tã lót được kết nối với chuông báo đái dầm và mặc cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu buồn tiểu, chỉ cần tiết ra một lượng nhỏ nước tiểu cũng đủ để thiết bị cảm ứng phát hiện và phát tín hiệu báo động. Khi đó, trẻ sẽ bị đánh thức và đi tiểu, hạn chế tình trạng đái dầm rất hiệu quả.

4.11. Cần lưu ý tẩy giun định kỳ cho trẻ

Giun sán, nhất là giun kim có thể khiến trẻ trở nên ngứa ngáy, khó chịu và gây ra cảm giác buồn tiểu mặc dù cơ thể chưa có nhu cầu thực sự. Điều này khiến trẻ phải đi tiểu nhiều lần. Tỷ lệ gây ra chứng đái dầm là có thể nếu trẻ thường xuyên mắc tiểu vào ban đêm.

5. Trị đái dầm cho trẻ bằng bài thuốc dân gian

5.1. Gan gà trống

Gan gà trống có công dụng chữa đái dầm rất tốt. Để thực hiện phương cách này, bố mẹ hãy luộc chín gan gà trống và trộn với bột nhục quế với lượng bằng nhau. Trộn đều và vo thành những viên nhỏ bằng hạt đậu xanh.

Đối với trẻ đái dầm, hãy cho uống 2-3 lần mỗi ngày với liều lượng từ 5-12 viên tùy lứa tuổi.

5.2. Bong bóng lợn

Bong bóng lợn sau khi làm sạch hãy dồn gạo nếp và tiêu vào, nấu chín nhừ. Sau đó hãy bỏ phần gạo nếp đi, chỉ lấy dạ dày lợn đem cắt nhỏ thành những miếng nhỏ.

Cho trẻ ăn từ 2-3 lần mỗi ngày sẽ khắc phục được chứng đái dầm.

5.3. Dạ dày lợn

Hạt sen sau khi làm sạch, bỏ vỏ, nhặt tim sen hãy đem đi ngâm rượu hai ngày sau đó sấy khô. Hạt sen sau khi được chuẩn bị hãy dồn vào dạ dày lợn, đem nấu chín.

Cho trẻ sử dụng từ 2-3 lần mỗi ngày sẽ giúp chữa đái dầm rất hiệu quả.

5.4. Củ mài

Củ mài trộn với sao vàng, ô dước, ích trí nhân với tỷ lệ 4:3:3 sao đó sấy khô và tán bột, nặn thành viên bằng hạt ngô, tiếp tục sấy khô lại lần nữa là có thể sử dụng.

Bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng từ 4-8g mỗi lần, ngày uống 2 lần với nước ấm lúc đói bụng.

5.5. Bài thuốc từ rau bầu đất

Từ lâu, rau bầu đất được xem là một bài thuốc tự nhiên giúp chữa trị chứng đái dầm ở trẻ em rất hiệu quả. Rau bầu đất có thể được dùng nấu canh hoặc nấu lấy nước cho trẻ uống đều rất hiệu nghiệm.

5.6. Tổ bọ ngựa

Tổ bọ ngựa kết hợp với một số vị thuốc khác như: phá cố chỉ, thố ty tử, đảng sâm, ích trí nhân, ba kích là bài thuốc chữa đái dầm trẻ em được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ. Bố mẹ có thể tìm hiểu bài thuốc này và cho trẻ sử dụng để điều trị chứng đái dầm.

5.7. Màng mề gà

Màng mề gà giúp trị đái dầm cho trẻ

Màng mề gà giúp chứa đái dầm cho trẻ

Màng mề gà làm sạch, sao vàng rồi đem tán thành bột,  pha với nước cho trẻ uống có tác dụng chống đái dầm rất tốt.

Bố mẹ nên cho trẻ sử dụng màng mề gà từ 2-6g uống ngày 2 lần lúc bụng đói để thuốc phát huy hết tác dụng.

5.8. Bài thuốc từ rễ cây hoa hồng dại, hạt tơ hồng, ngũ bội tử

Khi trẻ bị đái dầm, bố mẹ có thể thử bài thuốc dân gian đơn giản với rễ cây hoa hồng đại để chữa chứng đái dầm cho trẻ.

Đun 600ml nước với 30g rễ cây hoa hồng dại, 12g ngũ bội tử, 12g hạt tơ hồng đến khi thuốc sắc còn 400ml là được. Sau đó, chia ra thành ba phần và cho trẻ sử dụng dần trong ngày.

5.9. Dế mèn đen

Dế mèn đen đem trụng với nước sôi rồi sấy khô, tán thành bột và pha với nước cho trẻ uống. Theo kinh nghiệm dân gian, hãy cho trẻ bắt đầu với một con dế. Sau đó tăng thêm 1 con theo từng ngày, đến con thứ 11 trẻ sẽ khỏi bệnh.

5.10. Mang cua biển

Mang cua biển nấu canh hoặc chưng cách thủy và cho trẻ sử dụng từ 2-3 lần mỗi ngày có thể giúp điều trị chứng đái dầm rất tốt.

5.11. Chữa đái dầm bằng rau ngót

Rau ngót vừa có tính mát, mang tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa hoạt động bài tiết nên có thể giúp hạn chế sự xuất hiện của chứng đái dầm ở trẻ. Bố mẹ có thể dùng rau ngót để nấu canh hoặc nấu lấy nước cho trẻ uống đều đạt được công hiệu.

6. Trị đái dầm cho trẻ bằng thuốc

Thông thường các phương pháp dân gian trị đái dầm cho trẻ sẽ phát huy hiệu quả nhanh chóng. Nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc Tây y để điều trị các bệnh lý gây đái dầm. Có 03 nhóm thuốc được sử dụng:

  • Nhóm thuốc chống co thắt bàng quang kháng tiết cholin
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm
  • Nhóm dẫn chất hormon chống bài niệu

Để hiểu rõ hơn về cách trị đái dầm cho trẻ bằng thuốc, bố mẹ có thể tham khảo theo link sau. Lưu ý các bố mẹ không nên tự ý mua thuốc mà cần thăm khám và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

20 Thuốc trị đái dầm cho trẻ em – Những lưu ý mẹ cần biết!

7. Trị đái dầm cho trẻ bằng máy tính chuyển tín hiệu

Phương pháp hiện đại này hoạt động dựa trên tác động của sóng điện từ lên não bộ, và từ đó tín hiệu được truyền vào máy tính. Người bệnh có thể điều khiển sóng điện não của mình thông qua phần mềm, trông giống như một trò chơi điện tử.

Phương pháp này tỏ ra rất hiệu quả. Người bệnh sẽ thực hiện việc điều trị trong khoảng 20 phút mỗi lần, sau 5-7 lần điều trị chứng đái dầm sẽ biến mất khỏi cơ thể.

Nhưng nếu là chứng đái dầm do các tổn thương thực thể như dị tật bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu,…thì hiệu quả điều trị không cao.

Tuy vậy phương pháp này hứa hẹn mang đến những chuyển biến tích cực khi trị đái dầm cho trẻ trong tương lai.

8. Trị đái dầm cho trẻ bằng một số loại thực phẩm

8.1. Hẹ

Hẹ có công dụng rất tốt đối với hệ bài tiết, vì thế bố mẹ hãy nên cho trẻ sử dụng hẹ thường xuyên thông qua các món canh hoặc có thể nấu nước hẹ và cho trẻ uống trực tiếp.

8.2. Đường thốt nốt

Đường thốt nốt có tác dụng làm ấm, tăng nhiệt cơ thể nên có thể giúp hạn chế tiểu nhiều, từ đó giảm đái dầm hiệu quả. Bố mẹ có thể pha sữa với đường thốt nốt và cho trẻ sử dụng. Tuy nhiên mẹ cần nên cân nhắc sử dụng với lượng vừa đủ vì có thể gây nóng trong người.

8.3. Giấm táo

Giấm táo mẹo trị đái dầm hiệu quả

Giấm táo mẹo trị đái dầm hiệu quả

Giấm táo có khả năng làm giảm lượng acid trong dạ dày, giảm kích ứng nhu động ruột và giúp ổn định hoạt động đường tiết niệu. Hãy cho trẻ sử dụng giấm táo từ 2-3 lần mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và hạn chế chứng đái dầm xuất hiện. Tuy nhiên nên pha loãng giấm táo để hạn chế vị chua và đắng trước khi cho bé sử dụng.

8.4. Hạt mù tạt

Hạt mù tạt pha loãng với nước ấm có nhiều công dụng tuyệt vời như ổn định, tăng cường hoạt động và hạn chế viêm nhiễm đường tiết niệu. Do đó, bố mẹ có thể áp dụng cách này thường xuyên.

8.5. Quả lý gai Ấn Độ

Quả lý gai Ấn Độ xắt nhỏ và trộn đều với nghệ cùng mật ong cũng là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng và có những hiệu quả điều trị tích cực.

8.6. Quế

Cho trẻ nhai ít nhất một vỏ quế mỗi ngày. Hoặc rắc bột quế lên thức ăn, món tráng miệng của trẻ vừa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn vừa giúp kiểm soát đái dầm.

8.7. Nước ép nam việt quất

Không chỉ chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, nước ép nam việt quất còn hỗ trợ rất tốt cho hệ bài tiết. Hãy cho trẻ uống một ly nhỏ nước ép nam việt quốc mỗi ngày có thể giúp tình trạng đái dầm của trẻ thuyên giảm rõ nét.

8.8. Mật ong

Nửa muỗng cà phê mật ong mỗi buổi tối là cách làm vừa đơn giản vừa dễ dàng để kiểm soát chứng đái dầm. Đó là nhờ công dụng giữ nước của mật ong.

8.9. Bột yến mạch

Bột yến mạch có khả năng tăng cường hoạt động và hạn chế nhiều chứng bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Sử dụng bột yến mạch thường xuyên có thể giúp tăng cường sức khỏe và trị đái dầm cho trẻ.

8.10. Chuối

Chuối có tác dụng rất tốt trong việc ổn định hoạt động của thận và hệ bài tiết

Chuối có tác dụng rất tốt trong việc ổn định hoạt động của thận và hệ bài tiết

Chuối chứa hàm lượng Kali khá lớn có tác dụng rất tốt trong việc ổn định hoạt động của thận và hệ bài tiết. Mẹ hãy cho trẻ ăn 1 quả chuối mỗi ngày.

8.11. Râu ngô

Nước râu ngô không chỉ giải nhiệt, làm mát mà còn hỗ trợ hoạt động của thận, hệ bài tiết. Một cốc nước râu ngô mỗi sáng sẽ có ích với trẻ bị đái dầm.

8.12. Cây tầm ma

Cây tầm ma có tác dụng cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang của trẻ. Mẹ có thể dùng cây tầm mà theo các bài thuốc dân gian để giúp trẻ hết đái dầm.

8.13. Một số thực phẩm khác

Một số thực phẩm khác có lợi cho sức khỏe như óc heo,hạt sen, tim heo,…bố mẹ có thể cân nhắc bổ sung vào thực đơn để giúp tăng cường hiệu quả điều trị tình trạng đái dầm của trẻ.

9. 6 món ăn trị đái dầm cho trẻ

9.1. Tim heo hầm tua sen

Tim heo làm sạch, sau đó nhồi hạt sen, khiếm thực, táo đỏ vào và khâu lại đem đi ninh nhừ. Sau đó xắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn và cho trẻ sử dụng từ 2-3 lần mỗi ngày có thể làm tình trạng đái dầm thuyên giảm rõ rệt.

9.2. Chè hạt sen đậu đen hoặc đậu xanh

Chè hạt sen đậu xanh giúp điều hòa đường tiểu

Chè hạt sen đậu xanh giúp điều hòa đường tiểu

Chè hạt sen đậu đen không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn có tác dụng thanh nhiệt, điều hòa đường tiểu và điều trị đái dầm cho trẻ nhà bạn

Hạt sen làm sạch, bỏ vỏ, bóc tim sau đó cho vào nồi nấu với đậu xanh, đợi đến khi đậu nở đều thì cho đường cát, nước cốt dừa vào. Món này có thể ăn nóng hoặc mẹ bỏ ngăn mát tủ lạnh cho bé ăn.

9.3. Canh hẹ nấu óc heo

Cho óc heo, đậu phụ vào nồi và nấu chín, sau đó cho hẹ vào, nêm nếm vừa ăn là có thể tắt lửa hoàn thành món ăn. Canh hẹ óc heo không chỉ bổ não, tăng cường sinh lực mà còn giúp điều trị chứng đái dầm rất tốt.

9.4. Nộm thịt vịt

Thịt vịt luộc chín chặt miếng vừa ăn, sau đó trộn với bắp cải, cà rốt, ngó sen,…tạo thành món nộm và cho trẻ sử dụng. Món này chứa rất nhiều dưỡng chất, không những thế còn có công dụng hỗ trợ điều trị đái dầm ở trẻ.

9.5. Củ sen hầm xương dê

Xương dê cho vào nồi, hầm với lửa nhỏ. Sau khi xương đã được hầm kĩ, nước ngọt đã ra đủ thì có thể cho củ sen vào, nấu chín, nêm nếm gia vị và tắt bếp. Đây là món ăn có tác dụng bổ thận, kiện tỳ, giúp ổn định hoạt động của hệ bài tiết.

9.6. Súp cà rốt dạ dày heo

Dạ dày heo làm sạch, xắt từng miếng vừa ăn và cho vào nồi nấu mềm. Sau đó cho cà rốt, khoai tây vào, nấu chín, nêm nếm vừa ăn và tắt lửa. Cho trẻ sử dụng món súp cà rốt dạ dày heo từ 2-3 lần mỗi ngày có thể giúp bổ sung dưỡng chất và điều trị đái dầm ở trẻ.

Như vậy trị đái dầm cho trẻ có thể thực hiện ngay hôm nay với những thực phẩm và món ăn như trên.

Trị đái dầm cho trẻ dứt điểm với 5 phương pháp sau
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC