Trẻ mới ốm dậy có nên tiêm phòng hay không?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 20/01/2020 09:33:18

Chị Thanh Ngà (Bắc Ninh) hỏi: “Chào chuyên gia. Bé trai nhà em được 3 tuổi. Bé bị cảm lạnh mới khỏi được vài hôm mà sắp đến lịch tiêm phòng Rubella ở trạm y tế địa phương. Em đang lo lắng liệu có nên cho bé đi tiêm hay không? Và nếu không tiêm được thì bao giờ có thể tiêm lại. Em xin cảm ơn! ”

Chuyên gia trả lời: Chị Thanh Nga thân mến. Như chia sẻ của chị, bé bị ốm do cảm lạnh và hiện nay đã khỏi ốm. Trong trường hợp này bé vẫn có thể tiêm phòng Rubella. Chị hoàn toàn có thể yên tâm khi đưa bé đi tiêm bởi các bác sĩ sẽ kiểm tra thể trạng của con trước khi tiêm. Trong trường hợp sức khỏe của con vẫn còn yếu, con vẫn bị sốt thì chị cần lưu ý thêm những thông tin sau để hiểu hơn nhé.

1. Trẻ mới ốm dậy có nên tiêm phòng hay không?

Trẻ mới ốm dậy có nên tiêm phòng được không? Đây cũng của chị Nga cũng là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Theo các bác sĩ, tùy thuộc vào tình trạng ốm trước đó của trẻ nặng hay nhẹ, thể trạng của trẻ khi tiêm phòng như thế nào. Từ đó bác sĩ sẽ nhận định trẻ có thể được tiêm phòng hay không.

Ở một số trường hợp trẻ mới ốm dậy vẫn có thể tiêm phòng được

Ở một số trường hợp trẻ mới ốm dậy vẫn có thể tiêm phòng được

Cụ thể, trẻ nhỏ có thể được tiêm phòng sau ốm trong các trường hợp sau:

  • Tình trạng ốm trước đó của trẻ nhẹ, không nguy hiểm (sốt nhẹ, cảm cúm nhẹ, tiêu chảy nhẹ, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị ho, chảy mũi và hiện không còn sốt).
  • Trẻ đang mọc răng.
  • Trẻ ốm dậy có thể ăn uống được bình thường.
  • Trẻ không bị sốt, không nóng người sau ốm.

Khi đến cơ sở tiêm phòng, bác sĩ và nhân viên sẽ kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của bé. Nếu đủ điều kiện tiêm phòng thì bác sĩ sẽ cho tiêm phòng và nếu không, bác sĩ sẽ nhắn mẹ cho bé tiêm vào đợt kế tiếp.

2. Khi nào không nên cho bé đi tiêm phòng

Thân nhiệt quá cao hoặc quá thấp thì mẹ cũng không nên đưa bé đi tiêm phòng

Thân nhiệt quá cao hoặc quá thấp thì mẹ cũng không nên đưa bé đi tiêm phòng

Trong một số trường hợp sau thì các mẹ tuyệt đối không được tiêm phòng. Hãy theo dõi bé thêm, chờ các dấu hiệu ốm sốt bớt đi hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa bé đi tiêm phòng.

  • Bé vẫn còn sốt cao trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5 độ C.
  • Bé đang mắc các nhiễm khuẩn cấp tính như bệnh viêm da mủ, chàm ngoài da…
  • Trẻ bị mắc một bệnh lý mãn tính và bệnh đang tiến triển như lao phổi, tràn dịch màng phổi.
  • Trẻ đang bị bệnh liên quan tới thận như viêm thận mãn tính.
  • Trẻ mới khỏi các bệnh lý kể trên nhưng vẫn đang trong quá trình hồi phục.

Những trẻ nằm trong nhóm đối tượng này phải cực kỳ thận trọng khi tiêm bởi trẻ có thể gặp phải tình trạng nguy hiểm như sốc phản vệ, dị ứng… Lúc này, việc tiêm phòng sẽ được hoãn lại hoặc chờ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mới biết được thời điểm có thể tiêm phòng. 

3. Cải thiện tình trạng sức khỏe nhanh chóng qua 3 bước

Tình trạng tốt nhất để tiêm phòng là khi cơ thể đã hồi phục trở lại và khỏe mạnh hoàn toàn. Vì thế, mẹ nên giúp trẻ phục hồi nhanh chóng để không bỏ lỡ đợt tiêm. 

3.1. Bồi dưỡng cho trẻ bằng thực phẩm

Dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe và phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ mới ốm dậy nên tăng cường các chất dinh dưỡng giúp tạo máu, bổ máu, sinh tân dịch… Do vậy bồi bổ sức khỏe cho trẻ vừa ốm dậy bằng thức ăn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Từ đó nâng cao sức đề kháng và năng lượng để cơ thể hồi phục nhanh chóng hơn. 

Nên ưu tiên cho trẻ mới ốm dậy ăn những món ăn mềm, kích thích tiêu hóa đường ruột như cháo

Nên ưu tiên cho trẻ mới ốm dậy ăn những món ăn mềm, kích thích tiêu hóa đường ruột như cháo

Một chế độ dinh dưỡng được coi là tốt cho trẻ mới ốm dậy bao gồm: 

  • Cân bằng 4 nhóm chất: Đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất. Ngoài ra bổ sung thêm chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn. Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có ga…
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày: Việc ăn quá no và tập trung vào 1 bữa sẽ khiến trẻ bị khó chịu và chán ăn.
  • Ăn đồ dạng lỏng, mềm: Các loại cháo, súp… sẽ rất phù hợp. Khi mới ốm dậy, các cơ quan chưa hoàn toàn hồi phục, hệ tiêu hóa hoạt động yếu. Vì vậy, các món ăn mềm sẽ dễ tiêu hóa và dễ ăn hơn.

Ngoài thức ăn ra, các mẹ có thể tham khảo thêm một số loại sữa dành cho trẻ vừa ốm dậy hoặc một số loại sản phẩm hồi phục sức khỏe cho trẻ sau ốm. Đây cũng là những cách giúp cải thiện thể trạng của bé một cách tốt nhất.

3.2. Đảm bảo thân nhiệt cho trẻ

Luôn giữ cho trẻ có thân nhiệt bình thường, ổn định là cách giúp cơ thể không bị bệnh trở lại và củng cố thêm hàng rào bảo vệ sức khỏe là sức đề kháng, hệ miễn dịch. 

  • Nên cho trẻ tắm bằng nước ấm, tuyệt đối không tắm nước lạnh.
  • Đặc biệt giữ thân nhiệt ở các vùng nách, cổ, chân… luôn ấm bằng cách đi tất, quàng khăn mỏng hoặc mặc áo dày hơn.
  • Không cho trẻ sử dụng các loại nước đá, nước để tủ lạnh.
  • Để nhiệt độ phòng phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Mặc quần áo phù hợp, tránh quá dày để không đổ mồ hôi và không quá mỏng để không bị hạ thân nhiệt.

3.3. Cho bé được nghỉ ngơi trong không gian sạch sẽ

Đây là bước cuối cùng nhưng lại không kém phần quan trọng khi chăm sóc trẻ mới ốm dậy. Điều này sẽ giúp trẻ hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng. Cơ thể và tinh thần của bé được thư giãn, trẻ sẽ ăn ngon miệng và có giấc ngủ sâu hơn. Bên cạnh đó, các cơ quan bên trong được bổ sung năng lượng đã mất để nhanh chóng khỏe trở lại.

Bé được nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, sạch sẽ... giúp cho sức khỏe phục hồi một cách nhanh nhất

Bé được nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, sạch sẽ… giúp cho sức khỏe phục hồi một cách nhanh nhất

Để làm được điều này, các mẹ nên:

  • Đảm bảo thay quần áo thường xuyên để cơ thể không tiếp xúc với mồ hôi quá nhiều và không bị lạnh/nóng.
  • Vệ sinh thật sạch các quần áo bẩn, giường, ga, chăn gối, đồ chơi của bé… để tránh để vi khuẩn lây lan khiến bé bị ốm lại.
  • Tạo không gian yên tĩnh như tắt đèn, giảm tiếng ồn.. để con được nghỉ ngơi, ngủ sâu giấc.

Như vậy khi đưa bé đi tiêm chủng các mẹ cần chú ý không được bỏ qua việc khám sàng lọc và kiểm tra sức khỏe của bé. Đồng thời, bố mẹ cần cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ để có kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng chính xác.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ trả lời “trẻ mới ốm dậy có nên tiêm phòng không”. Nếu mẹ còn băn khoăn cần giải đáp thì hãy để lại câu hỏi ở comment để bác sĩ tư vấn nhé.

Đáng giá bài viết

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC