Mật ong kích thích tiêu hóa là công dụng đặc biệt không phải ai cũng biết. Khám phá ngay những cách dùng mật ong ngay sau đây để nâng cao sức khỏe của mình nhé.
Xem thêm:
- Kinh nghiệm kích thích tiêu hóa với thực phẩm
- Mách bạn 15 món ăn kích thích tiêu hóa giúp bé ăn ngon miệng
1. Thành phần dinh dưỡng trong mật ong
Mật ong là mật hoa do ong chế biến và cô đặc lại. Trong mật hoa, tỷ lệ nước từ 40% đến 80%, còn trong mật ong chỉ có 15% đến 20%. Mật ong khi sử dụng một cách điều độ có thể là sự thay thế lành mạnh cho đường.
Thành phần của mật ong thường và mật ong chúa cũng khác nhau. Trong mật ong thường có 65%-70% glucose và levuloza, 2%-3% saccharose (nếu ong nuôi bằng mật mía hoặc ở gần nơi có đường mật thì tỉ lệ saccharose còn tăng hơn nữa tới 10% hoặc hơn).
Ngoài ra mật ong còn có muối vô cơ, acid hữu cơ (acid formic, acetic, tartaric, malic), các men tiêu hóa chất béo (lipase) …. Trong mật ong chúa hay sữa chúa tỷ lệ đường thấp hơn, nhiều chất mỡ, chất đạm (dưới dạng acid amin), vitamin.
2. Tác dụng của mật ong với hệ tiêu hóa
2.1. Thúc đẩy, kích thích tiêu hóa
Mật ong có vai trò điều tiết chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Việc uống mật ong kích thích tiêu hóa giúp cải thiện tình trạng đầy bụng sau bữa ăn. Đồng thời, có lợi cho việc làm sạch đường ruột, loại bỏ “rác” trong cơ thể một cách hiệu quả.
2.2. Tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột
Trong mật ong chứa hydrogen peroxide, có tác dụng phá hủy thành tế bào của vi khuẩn. Hơn nữa, các chuyên gia phát hiện ra hệ miễn dịch của ong sản xuất một chất protein là defensin-1. Chất này có tác dụng diệt vi khuẩn, đặc biệt là các loại vi khuẩn có hại trong đường ruột.
2.3. Khôi phục niêm mạc ruột tổn thương
Mật ong hoạt động như một chất chống viêm hiệu quả. Mật ong giúp tái tạo niêm mạc ruột tổn thương bằng cách kích thích sự tăng trưởng của các tế bào, mô mới.
Bên cạnh đó, mật ong còn giúp giảm sự tiết dịch acid trong dạ dày. Nhờ vậy, có hiệu quả trong việc làm lành các vết viêm loét trên niêm mạc dạ dày.
2.4. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa
Nhiễm trùng đường tiêu hóa nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn gây hại bám vào tế bào biểu mô niêm mạc. Mật ong có tác dụng ngăn chặn sự bám dính của vi khuẩn lên tế bào ruột. Do đó giúp tránh các nhiễm trùng đường tiêu hóa. Mật ong cũng có công dụng tốt, giúp phục hồi nhanh chóng tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
2.5. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng
Mật ong làm giảm độ acid của dịch vị, điều chỉnh độ acid của dạ dày về mức bình thường, cải thiện các triệu chứng đau khó chịu của của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Nhờ thế người bệnh có hệ tiêu hóa tốt hơn.
3. Cách sử dụng mật ong để kích thích tiêu hóa
3.1. Mật ong và gừng
Mật ong kích thích tiêu hóa và gừng là vị thuốc tốt có vị cay, tính ấm có tác dụng tiêu đờm, chữa ho và làm ấm cơ thể. Sự kết hợp mật ong và gừng sẽ cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày, giảm hiện tượng đầy hơi, khó tiêu hay gặp ở trẻ nhỏ.
Cách dùng: Gừng rửa sạch, để cả vỏ, thái sợi nhỏ hoặc lát mỏng hoặc băm nhuyễn, cho vào lọ thủy tinh. Một lớp gừng một lớp mật ong, đậy kín ở nhiệt độ phòng, trong thời gian 2-3 ngày. Mẹ lấy 1-2 thìa từ lọ thủy tinh, pha một chút nước ấm, cho trẻ uống trước bữa sáng 30 phút.
3.2. Mật ong và nghệ
Sự phối hợp giữa mật ong và nghệ được xem là bài thuốc quý đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Trong nghệ có chứa thành phần curcumin là chất chống oxy hóa, chống viêm kháng khuẩn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa đồng thời ức chế khuẩn HP.
Sự phối hợp giữa nghệ và mật ong giúp phát huy công dụng của hai vị thuốc này rất nhiều. Mẹ có thể sử dụng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ.
Cách dùng:
- Nghệ tươi: Mẹ đem rửa sạch, thái lát mỏng, cho phần nghệ tươi này cho vào một lọ thủy tinh rồi thêm một ít mật ong đã chuẩn bị vào ngâm cùng. Để trong vòng 1 tuần là mẹ có thể đem ra sử dụng. Mỗi lần lấy 2 thìa pha với nước ấm. Nên dùng 2-3 lần/ ngày.
- Tinh bột nghệ: Cho tinh bột nghệ vào một chiếc bát lớn, rồi đổ một lượng vừa đủ mật ong đem trộn đều. Sau khi hỗn hợp hòa quyện với nhau, mẹ vo thành các viên nhỏ cho vào lọ thủy tinh, bảo quản bằng tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày nên dùng 2-3 viên cho bé.
3.3. Mật ong và nước ấm
Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để thanh lọc cơ thể và hệ tiêu hóa bằng một ly mật ong pha với nước ấm. Với công dụng làm sạch ruột, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Cách dùng: Mẹ cho 2 thìa mật ong hòa cùng với 300ml nước ấm (nước dưới 500C), khuấy đều rồi sử dụng lúc sáng sớm khi vừa thức dậy và chưa ăn gì.
3.4. Mật ong, chanh
Nước chanh mật ong giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch đảm bảo cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Chanh là loại trái cây giàu vitamin C giúp chống oxy hóa, kháng viêm hiệu quả, tăng cường hấp thu Sắt, giúp bổ máu, tăng cường miễn dịch. Đồng thời, chanh chứa hoạt chất saponin có tính kháng khuẩn giúp bảo vệ cơ thể trước tác nhân thời tiết, môi trường bên ngoài.
Cách dùng: Mẹ có thể vắt một nửa quả chanh với một thìa mật ong và một ít nước nóng (đủ để làm tan mật ong). Sau đó, mẹ pha thêm nước đun sôi để nguội để bé có thể uống luôn. Mẹ có thể điều chỉnh tỷ lệ sao cho phù hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ. Nên uống một cốc nước chanh mật ong vào buổi sáng trước khi ăn, sẽ rất tốt cho sức khỏe của bé.
4. Đối tượng không nên sử dụng mật ong để kích thích tiêu hóa
4.1. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
Sử dụng mật ong kích thích tiêu hóa cho bệnh nhân tiểu đường là một sai lầm. Bởi đường sucrose trong mật ong có thể được hấp thụ vào ruột dễ dàng mà không cần tiêu hóa. Làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân
4.2. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi
Sử dụng mật ong kích thích tiêu hóa cho trẻ em là rất tốt. Nhưng riêng đối với trẻ dưới 12 tháng, dinh dưỡng tối ưu nhất vẫn là sữa mẹ. Vì vậy, cho trẻ dùng mật ong là điều không cần thiết. Ở độ tuổi này, các chức năng hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn yếu và chưa hoàn chỉnh, trẻ gặp vấn đề tiêu hóa nhiều hơn so với trẻ ở độ tuổi khác.
Khi cho trẻ dùng mật ong có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, dị ứng, ngộ độc hoặc cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc ăn không ngon. Đó là lý do mẹ nên cho bé bú sữa là chính.
4.3. Người bị cảm cúm và đang sử dụng thuốc
Mật ong có thể làm cho đường hô hấp dễ chịu, giúp long đờm, đỡ ho hơn. Tuy nhiên thành phần trong mật ong có thể tương tác với thuốc làm giảm hiệu quả điều trị và tăng thêm một số tác dụng phụ đối với cơ thể.
5. Tác dụng khác của mật ong
Ngoài tác dụng trên đường tiêu hóa, mật ong còn được biết đến với những tác dụng sau:
- Chữa ho khan, ho đờm.
- Chữa bỏng, rút ngắn thời gian phục hồi của da sau tổn thương, kích thích liền da, không để lại sẹo.
- Cải thiện trí nhớ ngắn hạn và dài hạn đối với phụ nữ tiền mãn kinh.
- Mật ong giúp trị mụn trứng cá hiệu quả nhờ khả năng kháng khuẩn và kháng nấm tự nhiên.
- Làm mờ vết thâm, đem lại làn da trắng sáng.
- Giảm cân hiệu quả, giúp phụ nữ lấy lại vóc dáng gọn gàng và quyến rũ.
6. Cách chọn mua mật ong ngon
Về hình thái, một chai mật ong ngon phải có màu sắc đồng nhất. Các chai mật ong chỗ đậm chỗ nhạt, lợn cợn thì có thể là mật ong bị pha trộn hoặc làm giả. Với mật ong rừng sẽ có một lượng sáp, phấn hoa hay ấu trùng nổi trên bề mặt, nếu quan sát kĩ sẽ phát hiện ra.
Ngoài ra, do mật ong có hàm lượng nước rất thấp nên chúng có tính hút ẩm mạnh. Vì vậy, để đánh giá một chai mật ong là đặc hay loãng, mẹ có thể sử dụng một cọng hành nhúng ngập phần lá vào chai mật để khoảng 5 phút rồi rút ra, nếu mật ong chất lượng thì cọng hành héo đi.
Các phương pháp trên mang tính tương đối, để biết được chính xác thành phần dinh dưỡng của mật ong cần trải qua quá trình kiểm nghiệm kỹ lưỡng. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng mẹ nên lựa chọn mua mật ong của các thương hiệu có uy tín tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Để có một hệ tiêu hóa tốt bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục mỗi ngày. Ngoài ra sử dụng mật ong kích thích tiêu hóa là một giải pháp an toàn và hiệu quả bạn nên sử dụng thường xuyên để đẩy lùi chứng khó tiêu của hệ tiêu hóa.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.