Bé sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều các mẹ đang trong thời kỳ chăm trẻ mới sinh. Hãy cùng Forikid TW3 đi tìm lời giải đáp ngay qua bài viết sau đây nhé.
1. Nguyên nhân nào khiến bé sơ sinh bị táo bón
Các mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra khi bé sơ sinh bị táo bón nhờ vào những dấu hiệu như: phân khô, vón cục, màu nâu sẫm… Tuy nhiên, để biết được đâu là nguyên nhân khiến cho bé bị táo bón thì lại không phải là chuyện dễ dàng.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón mà mẹ nên lưu tâm. Tuy nhiên phổ biến nhất là 4 nguyên nhân sau:
- Dinh dưỡng thiếu chất xơ: Chất xơ là thành phần giúp hút nước, từ đó làm phân mềm và dễ đào thải. Do đó một chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiêu hóa của trẻ.
- Trẻ thiếu nước: Thiếu nước khiến phân bị khô, cứng và khó đào thải. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến phân bị dồn ứ lâu ngày thành táo bón.
- Do sữa công thức: Nếu thành phần sữa không phù hợp hoặc quá nhiều năng lượng cũng sẽ gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. Bên cạnh đó, nếu như trẻ mới đổi từ sữa mẹ sáng sữa bình cũng sẽ khiến hệ tiêu hóa không kịp thích nghi và gây khó tiêu.
- Một số bệnh lý khác: Nếu như trẻ mắc phải một số loại bệnh lý như tổn thương thực thể đường tiêu hóa, dị tật bẩm sinh, suy giáp trạng… Cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và gây ra tình trạng táo bón.
2. Bé sơ sinh bị táo bón phải làm sao?
2.1. Cho trẻ uống thêm nước
Đối với hệ tiêu hóa, nước sẽ làm mềm phân, giúp nhu động ruột hoạt động dễ dàng. Nhờ vậy, quá trình đẩy phân ra ngoài sẽ diễn ra nhanh và trơn tru hơn. Chính vì lẽ đó, bổ sung nước cho trẻ sơ sinh là một trong những cách đơn giản nhất để giúp bé cải thiện tình trạng táo bón.
Ở độ tuổi sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi, bé không nên uống nước ngoài. Do đó, cách bổ sung nước tối ưu nhất đó chính là bổ sung nước thông qua sữa mẹ. Các mẹ hãy tăng tần suất và khối lượng sữa cho bé bú lên. Như vậy, lượng nước trong cơ thể bé sẽ được tăng cường. Từ đó giúp cải thiện tình trạng táo bón một cách hiệu quả.
2.2. Bổ sung chất xơ cho trẻ
Như đã nói ở trên, chất xơ đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Vừa giúp hút nước, làm mềm, xốp phân; vừa tạo độ nhớt, bớt ma sát ở thành ruột. Do đó, bổ sung chất xơ cho bé táo bón là phương pháp vô cùng hiệu quả.
Trong giai đoạn sơ sinh, bé vẫn đang bú sữa mẹ là chủ yếu. Do vậy, mẹ chỉ cần bổ sung chất xơ vào thực đơn của bản thân cũng đã là cách giúp trẻ hấp thụ thêm chất sơ. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ mà mẹ có thể tham khảo như:
- Rau xanh: Bông cải, rau dền, rau diếp cá, rau má, mồng tơi, rau khoai… Đây đều là những loại rau có hàm lượng chất xơ vô cùng cao. Bên cạnh đó, những loại rau này còn có tính nhớt cao. Nhờ vậy, sẽ kích thích tiêu hóa cũng như cải thiện được tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh rất tốt.
- Các loại củ: Bên cạnh các loại rau xanh, các mẹ có thể ăn thêm các loại củ như: Củ dền đỏ, cà rốt, củ cải đỏ… Ngoài chất xơ, những loại củ này còn chứa một lượng khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Những khoáng chất này rất tốt cho sự phát triển và cao lớn của trẻ.
- Hoa quả: Các loại quả như bơ, đu đủ, bưởi, cam, lê, mận, táo… đều có hàm lượng chất xơ vô cùng cao. Bên cạnh đó là những Vitamin vừa tốt cho tiêu hóa mà lại rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Do vậy, các mẹ hãy thường xuyên ăn hoa quả để tăng cường chất sơ và sức đề kháng cho trẻ nhé.
2.3. Kiểm tra lại sữa công thức cho trẻ sơ sinh
Đối với những bé sơ sinh đang bắt đầu sử dụng sữa pha công thức. Việc kiểm tra thành phần của sữa là một việc mà các mẹ bắt buộc phải làm. Biết được thành phần có trong sữa công thức không chỉ hạn chế nguy cơ táo bón. Điều này còn giúp cho việc bổ sung các dưỡng chất cho trẻ phù hợp.
Khi chọn sữa công thức cho trẻ, mẹ nên chọn các loại sữa có thành phần như:
- Chất xơ hòa tan (FOS) – Men vi sinh (Probiotic): Đây là những thành phần giúp xây dựng cho bé hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Đạm dễ tiêu hóa: Những loại đạm này sẽ không gây nên tình trạng táo bón ở trẻ. Một số loại đạm dễ tiêu hóa: đạm Whey, đạm tinh chế Optipro, đạm thủy phân…
- Kẽm và Lysine: Đây cũng là thành phần tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Không chỉ chống táo bón mà Kẽm và Lysine có kích thích trẻ ăn ngon hơn, đỡ biếng ăn.
Một số loại sữa tốt cho tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh mà được nhiều mẹ lựa chọn như: Sữa NAN Optipro 1, sữa Physiolac số 1, sữa Biomil Plus 1…
2.4. Tăng cường vận động cho bé sơ sinh
Vận động thể chất sẽ giúp tiêu hao năng lượng, đồng thời giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Nhờ vậy, tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh sẽ được cải thiện đáng kể. Đối với trẻ sơ sinh, bé chưa thể tự vận động được, do vậy mẹ nên giúp bé vận động.
Bài tập vận động phù hợp nhất cho trẻ sơ sinh đó chính là bài tập “Đạp xe đạp”. Bài tập này vừa nhẹ nhàng, dễ thực hiện mà có hiệu quả vô cùng cao. Thực hiện bài tập này như sau:
- Để bé nằm ngửa trên đệm, nên để bé ở nơi kín gió.
- Dùng tay đưa phần bắp chân của trẻ lên cao, tạo với đùi 1 góc vuông.
- Đưa chân trẻ lên xuống một cách đều đặn với tốc độ vừa phải.
Tần suất thực hiện: Các mẹ cho bé tập bài đạp xe đạp 3 – 5 lần/ngày. Mỗi lần 10 – 15 phút.
2.5. Massage, xoa bụng cho bé
Bên cạnh việc kích thích nhu động ruột bằng cách cho trẻ vận động. Massage bụng cũng là một phương pháp giúp cho đường ruột của bé được kích thích và tiêu háo tốt hơn. Ngoài ra, việc massage cũng sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn, không còn bị đau do đầy bụng, khó tiêu. Các mẹ có thể tham khảo bài massage bụng “I Love U”. Đây là bài massage phù hợp cũng như rất tốt cho tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, táo bón ở trẻ 2 tháng tuổi trở lên.
Bài massage “I Love U” thực hiện như sau.
- Đặt bé nằm ngửa trên nệm, tốt nhất là ở trong phòng kín gió.
- Đặt tay lên bụng phải, cao hơn rốn một chút. Ấn nhẹ nhàng dọc bụng hướng xuống dưới theo hình chữ “I”.
- Đặt tay lên bụng trái, cao hơn rốn. Ấn nhẹ vòng qua rốn sang phần bụng trái, ấn tiếp xuống dưới. Giống như hình chứ “L”.
- Đặt tay lên bụng trái, thấp hơn rốn. Ấn nhẹ lên trên, sang trái, xuống dưới. Đều đặn theo hình của chữ “U”.
Với bài massage này, các mẹ tốt nhất là thực hiện ngày 1 – 2 lần. Mỗi lần thực hiện trong 5 – 10 phút.
2.6. Ngâm hậu môn bằng nước ấm
Ngâm hậu môn bằng nước ấm là phương pháp chữa táo bón ở trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả. Nước ấm sẽ giúp cho cơ vòng hậu môn được co giãn hơn. Từ đó việc đào thải phân ra ngoài sẽ dễ dàng và không tốn nhiều sức.
Ngoài ra, nước ấm còn giúp bé cảm thấy thoải mái. Những đau đớn, khó chịu khi mà bé không thể đi ngoài sẽ được xoa dịu bằng nước ấm. Cách thực hiện cũng khá dễ dàng. Mẹ chỉ cần chuẩn bị một chậu nước ấm, cho trẻ ngâm mông trong khoảng 5 – 10 phút. Mỗi ngày thực hiện đều đặn 1 – 2 lần sẽ cải thiện được tình trạng táo bón hiệu quả.
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể dùng nước ấm để tắm cho trẻ. Những khó chịu ở bụng cũng sẽ được giảm thiểu, giúp trẻ dễ chịu hơn hẳn.
2.7. Một số mẹo dân gian khác để trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Có rất nhiều mẹo dân gian cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Các mẹ có thể tham khảo một số mẹo phổ biến sau.
- Dùng mật ong bôi hậu môn: Cách làm này mẹ có thể áp dụng ngay với trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi bị táo bón. Mẹ dùng tăm bông sạch thấm mật ong và ngoáy vào hậu môn của con với độ sâu tầm 1cm. Mật ong sẽ kích thích vòng cơ và bôi trơn hậu môn giúp phân ra dễ hơn.
- Dùng cọng mồng tơi ngoáy hậu môn: Tước bỏ lớp vỏ ngoài của mồng tơi, dùng cọng này ngoáy hậu môn. Nhờ chất nhờn có trong mồng tơi, hậu môn được bôi trơn giúp bé đi ngoài được ngay.
- Uống nước ép mận hoặc nước mận khô: Ngâm mận khô lấy nước hoặc ép mận tươi lấy nước rồi cho bé uống. Chất xơ cùng hoạt chất sorbitol trong mận có tác dụng nhuận tràng. Từ đó giúp trẻ đi ngoài được, không còn táo bón.
3. Khi nào thì cần đưa bé đi khám bác sĩ
Trong những trường hợp bé bị táo bón sau đây mẹ nên đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám chữa kịp thời:
- Trẻ bị táo bón kéo dài dù đã thay đổi chế độ dinh dưỡng.
- Trẻ bị táo bón khi đi ngoài phân kèm theo máu.
- Táo bón khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.
- Bé bị táo bón kèm theo các biểu hiện khác như buồn nôn, đau bụng dữ dội.
Địa chỉ khám táo bón cho trẻ: Khám táo bón cho trẻ ở đâu tốt?
4. Lưu ý cho mẹ khi bé sơ sinh bị táo bón
Để áp dụng những biện pháp trị táo bón kể trên cho trẻ sơ sinh hiệu quả thì mẹ cần chú ý.
- Không tự ý sử dụng thuốc trị táo bón: Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc trị táo bón nào cho trẻ sơ sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc không theo chỉ định không chỉ khiến tình trạng trầm trọng hơn mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
- Không tự ý thụt hậu môn: Nếu các mẹ thụt hậu môn cho bé quá nhiều phản xạ đi ngoài tự nhiên của bé sẽ bị mất. Thay vào đó, đi ngoài sẽ bị phụ thuộc vào việc thụt. Điều này khiến tình trạng táo bón càng nặng thêm.
- Không ép bé ăn quá nhiều chất xơ: Điều này cũng là tác nhân khiến táo bón nặng hơn. Bổ sung quá nhiều chất xơ cùng lúc sẽ khiến bé bị đầy bụng, chướng bụng và khó tiêu.
- Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ: Cần đảm bảo việc chữa trị luôn theo phác đồ điều trị. Không tự ý thay đổi lộ trình, thuốc sử dụng… mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Trên đây là những giải đáp của các bác sĩ về vấn đề “bé sơ sinh bị táo bón phải làm sao?”. Hy vọng với những chia sẻ này các mẹ bỉm sữa sẽ biết cách chăm sóc con tốt hơn khi con bị táo bón.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.