Bé bị táo bón nặng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như nứt kẽ hậu môn, trị nội, trĩ ngoại, áp xe hậu môn, suy nhược cơ thể … Chữa trị ngay khi bé bị táo bón nặng là việc làm vô cùng cấp bách. Mẹ hãy tham khảo ngay 5 cách chữa trị sau đây.
1. Triệu chứng cho thấy trẻ táo bón nặng
Nếu bé đang có những biểu hiện sau thì chứng tỏ bé đã bị táo bón nặng:
- Phân của bé rắn, lổn nhổn như phân dê hoặc to bất thường diễn ra trong một thời gian dài.
- Bé ít đi ngoài, mỗi lần đi ngoài đau rát và tốn nhiều thời gian.
- Bé đau bụng từng cơn, biếng ăn, chán ăn.
- Bé hay bồn chồn, ôm bụng hoặc đứng chéo chân mỗi khi muốn đi vệ sinh.
- Bé bị đau hậu môn, có thể bị són phân ra quần hoặc đi ngoài ra máu.
Tìm hiểu thêm:
2. Nguyên nhân khiến bé bị táo bón nặng
Táo bón thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Và táo bón nặng là hậu quả của táo bón kéo dài lâu ngày. Táo bón lâu ngày ở trẻ em bao gồm những nguyên nhân như sau:
- Những bệnh lý về hệ tiêu hóa như u tại ruột, hẹp đường ruột, tắc ruột…
- Bệnh lý đại tràng như co thắt đại tràng.
- Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh hoặc một số loại thuốc khác mà bé sử dụng.
- Lười vận động cũng khiến cho táo bón xuất hiện và dai dẳng.
- Ngồi quá lâu một chỗ
- Khẩu phần ăn ít chất xơ
- Lười uống nước hoặc uống ít nước.
- Nhịn đại tiện.
3. Hậu quả khi bé bị táo bón nặng
Táo bón là hiện tượng bình thường diễn ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài thì sẽ để lại những hậu quả không ngờ tới, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé về sau.
3.1. Sa trực tràng
Do cố rặn mỗi lần đi vệ sinh hoặc khuôn phân to khiến cho 1 đoạn trực tràng lộ ra ngoài cơ thể. Trường hợp này thường phải cần tới sự hỗ trợ của y học bằng cách phẫu thuật cắt bỏ phần trực tràng lộ ra ngoài.
3.2. Phình giãn đại tràng
Phình đại tràng là hậu quả tất yếu của việc táo bón khiến phân ứ đọng, bị dồn lại tại đại tràng, gây phình và dãn đại tràng. Điều này còn dẫn tới hậu quả tiếp theo là bé sẽ thường xuyên bị táo bón do khuôn phân to hơn lỗ hậu môn, gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác nữa.
3.3. Bị trĩ
Khi liên kết hậu môn còn yếu, trực tràng dễ bị di chuyển cùng với việc bé cố rặn để đi vệ sinh khiến áp lực lên tĩnh mạch gia tăng, tạo nên bệnh trĩ gây đau đớn, phiền toái cho trẻ trong sinh hoạt.
3.4. Nhiễm độc
Táo bón kéo dài khiến phân bị dồn ứ trong cơ thể làm cho tích tụ một lượng lớn những chất độc hại tạo ra độc tố cho cơ thể. Điều này khiến cho độc tố hấp thu vào thành ruột khiến bé bị nhiễm độc.
3.5. Ảnh hưởng tới gan, thận
Táo bón làm cho gan và thận phải tăng công suất hoạt động lên nhiều hơn so với bình thường để đào thải độc tố khiến cho các cơ quan này bị quá tải.
3.6. Suy dinh dưỡng
Táo bón làm cho bé lười ăn, chán ăn, dẫn đến biếng ăn khiến cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó việc bé bị táo bón nặng cũng khiến niêm mạc ruột tổn thương, không hấp thu được những chất dinh dưỡng được đưa vào.
4. Điều trị cho bé bị táo bón nặng
Táo bón nặng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của trẻ. Chính vì vậy khi bé bị táo bón cần được điều trị ngay, không nên để dẫn đến tình trạng con bị táo bón nặng mới điều trị.
4.1. Cho trẻ đi khám bác sĩ
Bác sĩ sẽ tìm hiểu được nguyên nhân chính xác con bị táo bón nặng là gì. Từ đó đưa ra hướng dẫn cụ thể hoặc có phác đồ điều trị dành cho bé.
Tuy nhiên, khám táo bón cho trẻ ở đâu tốt là điều mà nhiều cha mẹ luôn băn khoăn. Dưới đây là một số địa chỉ khám táo bón uy tín tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh các mẹ có thể tham khảo và đưa bé đến khám.
4.1.1. Tại Hà Nội
- Khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện Nhi Đồng Trung Ương
- Khoa Nhi bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec
- Khoa Nhi và Nhi sơ sinh bệnh viện Việt Pháp
- Bệnh viện đa khoa Tâm Anh
- Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
- Phòng khám VietLife MRI Trần Bình Trọng
- Phòng khám Nhi Cao
- Phòng khám ABCD
- Phòng khám bác sĩ Hồ Thị Hiền bệnh viện Nhi
4.1.2. Tại thành phố Hồ Chí Minh
- Phòng khám Nhi – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
- Phòng khám của bác sĩ Hoàng Lê Phúc
- Phòng khám của bác sĩ Phạm Thị Ngọc Tuyết
4.2. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học
Song song với điều trị, mẹ cũng nên lập chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Sự kết hợp giữa điều trị và dinh dưỡng là một trong những cách cải thiện tình trạng bé 2 tuổi táo bón nặng hiệu quả nhất, tốt cho quá trình điều trị ở trẻ.
4.2.1. Chất dinh dưỡng cần bổ sung
Trong thực đơn cho bé táo bón các mẹ nên chú ý bổ sung những chất dinh dưỡng sau:
- Trẻ đang bú mẹ: Mẹ nên ăn nhiều rau lá xanh như rau mồng tơi, rau dền, rau cải, rau lang, súp lơ xanh…, các loại đậu, đu đủ chín, mận, sữa chua… để cung cấp dinh dưỡng cho bé qua sữa mẹ.
- Trẻ ăn dặm: Mẹ nên cung cấp chất xơ cho bé qua các loại rau như rau khoai lang, mồng tơi, rau dền hay củ khoai lang… các loại quả như đu đủ chín, cam, xoài, thanh long, bưởi để giúp bé nhuận tràng. Đặc biệt nếu bé bị táo bón lâu ngày thì mẹ nên dùng bột yến mạch với lượng chất xơ hoà tan nhiều hơn cả gạo, lúa mì và ngô. Hơn nữa, chất xơ beta-gluten trong bột yến mạch cũng có thể nhanh chóng cải thiện khả năng miễn dịch, giúp bé chống lại các tác nhân gây bệnh và hỗ trợ lợi khuẩn đường tiêu hóa phát triển tốt.
- Trẻ lớn hơn: Nên ăn các loại rau có hàm lượng chất xơ cao như súp lơ xanh, rau đay, rau mồng tơi, rau cải, rau dền…, và các loại quả hỗ trợ tốt cho tình trạng táo bón như bơ, đu đủ, chuối chín, táo, lê, mận… Bên cạnh đó mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, magie và sữa chua.
4.2.2. Thực phẩm nên tránh
- Thức ăn nhiều dầu mỡ
- Đồ ăn cay, nóng
- Thực phẩm chế biến sẵn
- Thực phẩm chứa nhiều đường
4.3. Cho trẻ vận động thường xuyên
- Với trẻ sơ sinh: Mẹ nên giúp bé vận động thông qua việc massage chân tay, bế bé đi dạo thay vì nằm 1 chỗ, massage bụng…
- Với trẻ lớn hơn: Đối với những bé lớn hơn thì mẹ nên khuyến khích bé ra ngoài vui chơi thay vì ngồi 1 chỗ chơi điện thoại, xem tivi. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại để con được đi nhiều hơn, đồng thời cũng giúp con khám phá nhiều hơn.
4.4. Điều chỉnh tâm lý, thói quen đi cầu
Khi bị táo bón nặng bé thường ngại, sợ, tránh né, nín nhịn việc đi cầu vì mỗi lần đi cầu bé thường bị đau. Việc nín nhịn sẽ khiến tình trạng táo bón càng trở nên trầm trọng hơn. Do đó mẹ nên tâm sự, giải thích để con hiểu việc cần thiết của đi cầu hàng ngày đối với sức khỏe.
Đồng thời mẹ cũng nên tập cho con thói quen đi cầu vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Điều này giúp cải thiện tình trạng táo bón và giúp con phòng tránh táo bón hiệu quả hơn.
4.5. Sử dụng sản phẩm trị táo bón cho trẻ em
Một số trường hợp bé bị táo bón nặng phải nhờ đến sự trợ giúp của các loại thuốc tây. Vậy những loại thuốc trị táo bón đó là gì? Một số loại thuốc thường được sử dụng được liệt kê dưới đây.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà. Vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không đáng có nếu điều trị sai liều lượng, sai cách hoặc lạm dụng thuốc để điều trị.
5. Những sai lầm khiến bé bị táo bón nặng hơn
Thương con, xót con hoặc cũng có thể do thiếu hiểu biết mà một số mẹ đã mắc phải một số sai lầm trong quá trình điều trị táo bón cho con như:
- Đột ngột bắt con ăn quá nhiều chất xơ
- Sử dụng thuốc xổ khi thể chất trẻ chưa hoàn thiện
- Tự ý dùng thuốc thụt hậu môn
- Lạm dụng men tiêu hóa, men vi sinh
- Lạm dụng xà phòng
- Kéo phân trực tiếp bằng tay
Táo bón nặng, táo bón kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Do đó tốt nhất là mẹ nên điều trị sớm và dứt điểm khi thấy bé bị táo bón. Trong trường hợp bé bị táo bón nặng thì mẹ nên đưa bé đi khám ngay để được các bác sĩ tư vấn, hỗ trợ điều trị đúng cách.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.