Trẻ biếng ăn vì táo bón, mẹ phải làm sao? [REVIEW TỪ A->Z]

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 20/03/2023 11:02:52

Trẻ nhỏ là đối tượng bị táo bón nhiều nhất bởi ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của con phát triển chưa hoàn thiện. Vậy khi trẻ táo bón biếng ăn mẹ phải làm sao?

Những chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng dưới đây sẽ giải đáp phần nào những phiền muộn khi chăm con nhỏ biếng ăn, bị táo bón của các mẹ.

Đọc thêm:

1. Nguyên nhân gây ra bệnh táo bón ở trẻ

Trẻ táo bón biếng ăn khiến các mẹ lo lắng

Trẻ táo bón biếng ăn khiến các mẹ lo lắng

1.1. Biểu hiện khi bé bị táo bón

  • Bé đi ngoài ít hơn bình thường: Nếu bé đi ngoài 1 – 2 ngày mới đi 1 lần, kèm theo dấu hiệu khó chịu, đau bụng, đau khi đi vệ sinh.
  • Phân cứng, vón cục: Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi con bị táo bón là phân thường cứng, bị vón cục, sẫm màu. Phân có hình viên nhỏ như phân dê hoặc lớn hơn.
  • Bé đi ngoài khó khăn: Khi bị táo bón bé thường có biểu hiện sợ khi đi vệ sinh, khó chịu thậm chí quấy khóc. Mỗi lần đi vệ sinh do phân cứng và bị vón cục khiến tổn thương hậu môn. Do đó, bé bị đau khi đi ngoài.
  • Bé bị chướng bụng, khó tiêu: Táo bón khiến cho bụng của bé bị chướng do khí và thức ăn không tiêu hóa hết. Nếu dùng tay ấn vào bụng sẽ cảm thấy cứng hơn bình thường. Đôi khi bé còn cảm thấy đau và khó chịu. Ngoài ra bé cũng thường xì hơi nặng mùi hơn khi bị táo bón.
  • Bé biếng ăn, chậm lớn: Táo bón khiến bé khó chịu, biếng ăn, hay quấy khóc làm bé trở nên mệt mỏi. Táo bón kéo dài dẫn đến trẻ biếng ăn. Nếu kéo dài sẽ  khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng. Bé trở nên còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm lớn.

1.2. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ 

  • Tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa: Chiếm tỉ lệ 5% trong tổng số các nguyên nhân táo bón. Các tổn thương ở đường tiêu hóa có thể là các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng..
  • Các bệnh lý khác: Bé bị nứt kẽ hậu môn, bị trĩ, co thắt hậu môn cũng khiến bé bị táo bón.
  • Sai lầm trong chế độ ăn uống: Uống ít nước, ăn quá nhiều đạm, ít rau xanh, pha sữa quá đặc,…
  • Bé bị giảm trương lực ruột: Do mắc 1 số bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu… cũng gây nên tình trạng táo bón.
  • Lười vận động: Đây cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ. Tình trạng táo bón do lười vận động đang ngày càng gia tăng. Lý do là trẻ ngồi xem điện thoại, ipad, tivi nhiều mà không chơi đùa, vận động.
  • Dùng thuốc kháng sinh nhiều: Gây tổn thương đến dạ dày và là nguyên nhân táo bón ở trẻ nhỏ.

2. Tại sao táo bón khiến trẻ biếng ăn?

Táo bón khiến bé cảm thấy đầy hơi chướng bụng dẫn đến biếng ăn

Táo bón khiến bé cảm thấy đầy hơi chướng bụng dẫn đến biếng ăn

Táo bón là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, giảm hấp thu. Khi bị táo bón phân sẽ bị tích tụ lại không thoát ra được. Vì vậy mà gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi khiến trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, ăn khó tiêu.

Chính vì vậy khi bị táo bón trẻ sẽ không hứng thú với đồ ăn. Tình trạng này kéo dài lâu dần sẽ dẫn đến chứng biếng ăn, kém hấp thu.

Ngược lại với những trẻ biếng ăn, thường kén chọn thức ăn, ít ăn rau, hoa quả. Điều này cũng sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu chất xơ, dẫn đến dễ bị táo bón. Trẻ táo bón biếng ăn sẽ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

3. Cách phòng và chữa bệnh táo bón ở trẻ

Táo bón là hiện tượng mà trẻ nhỏ dễ gặp phải. Tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc con thì hoàn toàn có thể phòng và chữa được. Khi nuôi con mẹ nên chú ý những điều sau để phòng trẻ táo bón biếng ăn:

3.1. Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện hàng ngày

Trẻ nhỏ hệ thần kinh thực vật phát triển chưa hoàn thiện. Do đó những hành động như đi tiểu tiện, đại tiện trẻ sẽ không thể kiểm soát được.

Vì vậy mẹ có thể tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày để tiêu hóa tốt hơn. Tốt nhất mẹ nên tập cho con đi đại tiện vào buổi sáng. Đây là thời điểm tốt nhất trong ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.

3.2. Bổ sung nhiều chất xơ trong thực đơn của trẻ

Hoa quả, rau xanh… là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra hoa quả và rau xanh còn chứa nhiều Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy trong thực đơn hàng ngày của con mẹ nên bổ sung rau xanh và hoa quả.

3.3. Nhắc con uống nhiều nước, khuyến khích uống nước hoa quả.

Nước sẽ giúp phân mềm hơn. Nhờ đó con sẽ dễ đi vệ sinh hơn, không còn cảm thấy đau, thấy nữa.

3.4. Massage bụng cho trẻ dễ đi ngoài

Đọc thêm: Cách massage bụng giúp bé tiêu hóa dễ hơn

Cách massage tốt nhất là sau khi bé ăn 1 tiếng với tư thế bé nằm ngửa, chân hướng về phía mẹ. Mẹ dùng 2 ngón trỏ và ngón giữa gần với rốn của bé ấn nhẹ và xoay vòng tại chỗ.

Sau đó xoay vòng quanh rốn và mở rộng dần vòng tròn cho đến khi ngón tay mẹ gần với hông phải và phải thực hiện theo chiều kim đồng hồ.

Việc massage này sẽ giúp các thành phần trong ruột non di chuyển theo chiều dài của ruột. Nhờ vậy mà phân cũng được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn.

3.5. Trường hợp khác

Trường hợp do các dị dạng bẩm sinh của cơ thể như phình đại tràng, dị dạng hậu môn… phải giải quyết triệt để bằng phẫu thuật.

4. Bé bị táo bón nên uống thuốc gì?

Mẹ nên sử dụng thuốc làm mềm phân để giúp trẻ bớt táo bón

Mẹ nên sử dụng thuốc làm mềm phân để giúp trẻ bớt táo bón

Nhiều bà mẹ băn khoăn không biết khi con bị táo bón thì nên dùng thuốc gì để giúp con không còn táo bón nữa. Đối với trẻ nhỏ thì có thể sử dụng các loại thuốc như Methylcellulose, parafin, Lactulose, Bisacodyl, sorbitol, …để chữa táo bón.

Tuy nhiên việc điều trị cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày và có thể trộn với nước lọc, nước hoa quả để cho con uống dễ dàng hơn.

4.1. Thuốc Methylcellulose (hay còn gọi là thuốc tạo khối)

  • Bổ sung chất xơ cho trẻ dễ tiêu hóa thức ăn hơn. Nhóm thuốc Methylcellulose chứa các chất xơ từ vỏ, hạt, củ. Khi con uống vào thuốc sẽ hút nước từ ruột khiến cho phân mềm và lớn hơn, tạo nhu động ruột bình thường để đẩy phân ra. Nhờ đó mà con sẽ dễ dàng đi đại tiện hơn.
  • Đặc điểm của thuốc Methylcellulose là thuốc sẽ phát huy tác dụng sau 1 – 3 ngày uống vì vậy sau khi cho con uống thuốc mẹ không nên quá nóng ruột mà nên chờ đợi kết quả.
  • Ngoài ra thuốc có tác dụng hút nhiều nước vì vậy mà mẹ cần bổ sung đủ lượng nước cho con theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu không con sẽ bị mất nước.

4.2. Thuốc Parafin dạng lỏng

Là nhóm thuốc làm mềm phân. Cơ chế hoạt động của thuốc khi uống vào không phải là thúc đẩy nhu động ruột mà sẽ giúp nước thấm vào khối phân để làm mềm phân hơn, nhờ đó dễ dàng tống ra ngoài mà bé không cần phải rặn. Đặc điểm khi sử dụng thuốc Parafin là để lại vết dầu trên quần lót, nhất là nếu dùng lâu với liều cao.

4.3. Thuốc Lactulose (Duphalac), sorbitol (Sorbitol, Microlax)

Đây là nhóm thuốc nhuận tràng, thẩm thấu. Thuốc có tác dụng giảm hấp thu nước ở thành ruột, giúp tăng lượng nước trong lòng ruột, nhờ đó mà phân sẽ mềm hơn và dễ tống ra ngoài hơn. Thuốc thường sẽ có tác dụng sau 24 giờ, tuy nhiên đôi khi cũng có thể sẽ mất vài ngày để phát huy tác dụng.

4.4. Thuốc Bisacodyl (Dulcolax)

  • Là nhóm thuốc nhuận tràng kích thích. Loại thuốc này có tác dụng kích thích để cơ đại tràng co bóp, qua đó làm tăng nhu động ruột giúp cho phân được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Đặc điểm của thuốc là phát huy tác dụng sau 8 – 12 giờ và có 2 cách sử dụng là đường uống hoặc đường hậu môn. Lý do vì thuốc có tác dụng trực tiếp trên thành ruột.
  • Bisacodyl (Dulcolax) được xem là phương án cuối cùng, chỉ được chỉ định khi các nhóm thuốc kể trên không phát huy tác dụng.

5. Gợi ý các thực phẩm tốt cho đường tiêu hoá của trẻ

Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa đang còn non yếu vì thế nên việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ nên chọn những loại có lợi cho đường ruột. Những loại thực phẩm dưới đây mẹ nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng để giúp trẻ táo bón biếng ăn nhanh khỏi.

5.1. Quả bơ

Bở được xem là loại quả rất lành với dạ dày của trẻ nhỏ do trong quả bơ có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào.

Bên cạnh đó trong quả bơ còn chứa lượng chất béo bão hòa đơn, không chứa Cholesterol, chứa Kali, Vitamin K, B6, B5, vitamin C, Vitamin E rất tốt cho sức khỏe.

Vì vậy lựa chọn quả bơ để bổ sung vào khẩu phần ăn cho trẻ bị táo bón là sự lựa chọn tuyệt vời.

5.2. Quả đu đủ

Đu đủ có tác dụng hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh liên quan đến đường ruột như táo bón, ợ nóng, tiêu chảy … Do trong quả đu đủ có chứa một loại enzyme tên là Papain có tác dụng phân giải các Protein thành axit amin đồng thời hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.

Bên cạnh đó trong đu đủ còn chứa các chất chống oxy hóa như Carotenoid, Flavonoid, nguồn Vitamin A, B9, C, E và K cũng như Magie, Kali, chất xơ không hòa tan rất tốt cho sức khỏe.

5.3. Táo

Trong quả táo chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa giúp loại bỏ Cholesterol có hại trong cơ thể. Ngoài ra trong quả táo còn chứa một chất đặc biệt có tên là Astaxanthin có công dụng ngăn ngừa ung thư ruột kết.

Quả táo rất hiệu quả trong việc bảo vệ hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, giảm cảm giác khó tiêu, trướng bụng vì vậy trẻ táo bón biếng ăn nên ăn táo sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

5.4. Dưa hấu

Dưa hấu chứa rất nhiều Vitamin A, B1, B6, C, Phytochemical lycopene, amino axit L – Citrulline và Magie, Kali và chứa nhiều chất xơ. Ăn dưa hấu sẽ giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, không còn bị táo bón.

5.5. Chuối

Chuối mềm, dễ ăn và hơn hết chuối hoạt động như 1 Pebiotic, kích thích sự tăng trưởng của lợi khuẩn trong ruột. Nhờ đó giúp sản xuất các enzyme tiêu hóa để hỗ trợ trong việc hấp thu dinh dưỡng.

Đồng thời chuối còn có tác dụng kích thích sự phát triển của trí não, nhờ vậy khi ăn chuối trẻ sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái và vui vẻ hơn.

5.6. Yến mạch

Trong yến mạch chứa rất nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa, tốt cho đường ruột. Do đó mà khi trẻ táo bón biếng ăn mẹ có thể nấu cháo yến mạch, ngũ cốc yến mạch cho con ăn để cải thiện tình trạng táo bón cho con.

5.7. Khoai lang

Trong khoai lang có chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate giúp chữa táo bón, viêm loét dạ dày và ngăn ngừa các gốc tự do hoạt động. Vì vậy cho bé bị táo bón ăn khoai lang vừa là cách phòng táo bón, vừa là phương pháp chữa táo bón hiệu quả.

5.8. Sữa chua, bạc hà, gừng

Sữa chua, bạc hà, gừng có tác dụng tốt trong việc giảm chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Mẹ hãy bổ sung vào bữa ăn để giúp cải thiện tình trạng trẻ táo bón biếng ăn tốt hơn.

5.9. Các loại thức ăn mềm, các loại rau

Những loại thức ăn này sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ hơn. Do đó trong chế biến mẹ nên chọn cách chế biến món ăn mềm hơn.

Khi nhận thấy trẻ táo bón biếng ăn, mẹ hãy áp dụng những cách phù hợp từ những gợi ý trên đây. Nếu tình trạng này kéo dài, mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân ẩn giấu và có cách điều trị hiệu quả.

Đáng giá bài viết

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC