13 món ăn cho trẻ đổ mồ hôi trộm tốt nhất

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 24/03/2023 09:24:23

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi và trẻ nhỏ. Tình trạng này gây nên rất nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, mẹ cần chú ý cải thiện chế độ dinh dưỡng của trẻ. Vậy mồ hôi trộm ăn gì tốt? Dưới đây là những món ăn bổ dưỡng giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm của trẻ.

Tham khảo thêm: 10+ phương pháp chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian

1. Trẻ đổ mồ hôi trộm ăn gì?

Những món ăn cải thiện tình trạng mồ hôi trộm cho bé có thể kể đến như: Cháo thịt bằm lá dâu, tim lợn hầm đậu đen, chè đậu xanh kết hợp táo đỏ, canh lá dâu non, cháo nếp cẩm… Không những vậy, những món ăn này còn rất thơm ngon và bổ dưỡng. Các mẹ nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày cho trẻ.

1.1. Cháo thịt bằm lá dâu

cho trẻ đổ mồ hôi trộm ăn cháo thịt bằm lá dâu

Cháo thịt bằm lá dâu là món ăn giúp trẻ hết mồ hôi trộm

Theo y học cổ truyền, lá dâu không mùi, vị nhạt, ngọt đắng, tính mát vào hai kinh can, phế. Do đó được sử dụng trong chế biến các món ăn chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.

Nguyên liệu gồm có: 50g lá dâu non, 100g thịt lợn nạc và một lượng gạo tẻ vừa đủ.

Cách chế biến như sau:

  • Lá dâu non rửa sạch, thái sợi
  • Thịt lợn nạc xay hoặc băm nhuyễn, gạo tẻ vo kỹ.
  • Phi hành cho thơm rồi cho thịt lợn vào đảo chín, nêm nếm một chút gia vị rồi cho nước vào đun sôi thì cho gạo vào.
  • Ninh gạo nhừ thì cho lá dâu vào, chờ lá dâu chín là có thể tắt bếp.

Đối với món cháo thịt bằm lá dâu mẹ có thể cho bé ăn liền trong 5 ngày, mỗi ngày 1 bữa hoặc đổi món canh lá dâu non để bé đỡ ngán.

1.2. Canh lá dâu non

Cũng với lá dâu non nhưng nếu các mẹ muốn đổi món cho trẻ đỡ ngán thì món canh lá dâu non là  sự lựa chọn tuyệt vời.

Mẹ chỉ cần chuẩn bị: 50g lá dâu non, 100g thịt nạc, và một số loại gia vị để nêm nếm cho món ăn vừa miệng.

Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Rửa sạch lá dâu non rồi thái sợi nhỏ
  • Băm hoặc xay nhuyễn thịt nạc rồi ướp gia vị, sau đó đảo trên bếp cho chín. Sau khi thịt đã chín thì cho khoảng 200ml nước vào đun sôi thì cho lá dâu đã được thái nhỏ vào.
  • Cuối cùng chỉ cần chờ canh sôi là có thể tắt bếp dùng được.

Đối với món canh lá dâu mẹ có thể cho bé ăn ngày một lần với cơm. Ăn liền 5 ngày là tình trạng đổ mồ hôi trộm sẽ cải thiện rõ rệt.

1.3. Cháo trai kết hợp lá dâu non

Nguyên liệu: 6 con trai, 35g lá dâu non, 1 nắm gạo nếp, 1 nắm gạo tẻ, dầu oliu.

Cách thực hiện:

  • Trai rửa sạch, luộc chín, tách lấy phần thịt rồi sơ chế sạch (bỏ phần đất, phân có trong con trai). Sau đó thái nhỏ rồi xào với dầu oliu.
  • Lá dâu non rửa sạch rồi thái sợi. Sau đó bắc nồi cháo lên bếp, khi hạt gạo đã nở được 1/2 thì cho trai đã xào vào rồi tiếp tục ninh nhừ.
  • Sau khi cháo đã nhừ, trước khi tắt bếp thì cho lá dâu non đã thái sợi vào đảo đều khoảng 3 phút cho lá dâu chín thì tắt bếp.

Mẹ cho con ăn liên tục trong 6 ngày tình trạng trên sẽ cải thiện rõ rệt.

1.4. Tim lợn hầm đậu đen

mồ hôi trộm nên ăn tim lợn hầm đậu đen

Món tim lợn hầm đậu đen được trẻ ưa thích

Theo Đông y, đậu đen tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể. Còn tim lợn vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, vào tâm, phế, có tác dụng ích khí, bổ tâm. Kết hợp tim lợn và đỗ đen trong món cháo tim lợn hầm đậu đen là phương pháp cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ em đáng kể.

Nguyên liệu để làm tim lợn hầm đậu đen gồm có: 1 quả tim lợn, 50g đậu đen

Cách thực hiện như sau:

  • Tim lợn rửa sạch, thái lát mỏng, đỗ đen rửa sạch, ngâm trong khoảng 2h đồng hồ chỗ đỗ đen mềm ra.
  • Sau đó cho tim lợn và đỗ đen vào nồi, chế lượng nước vừa phải rồi ninh đến khi đỗ mềm thì tắt bếp, gia giảm gia vị là có thể dùng được.

1.5. Nước đậu đen

Ngoài sự kết hợp giữa đậu đen và tim lợn thì cách đơn giản hơn nhưng vẫn hiệu quả trong cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ là uống nước đậu đen.

Theo đó đâu đen rửa sạch, để khô, sau đó rang chín rồi om nước uống. Đối với loại nước này bố mẹ có thể cho trẻ uống hàng ngày thay nước rất tốt cho sức khỏe. Ngoài cách uống thông thường mẹ có thể cho thêm 1 chút đường để trẻ dễ uống hơn.

1.6. Chè đậu xanh và táo đỏ

mồ hôi trộm ăn chè đậu xanh táo đỏ

Chè đậu xanh táo đỏ giúp thanh nhiệt, giải độc, cải thiện chứng đổ mồ hôi trộm

Chè đậu xanh, táo đỏ là món ăn đơn giản, dễ làm nhưng lại rất tốt cho sức khỏe, giúp thanh nhiệt, bổ huyết và cải thiện chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.

Để thực hiện món chè này, mẹ cần chuẩn bị: 50g đậu xanh, 50g táo tàu, đường kính trắng.

Cách thực hiện:

  • Đậu xanh sau khi ngâm nước khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ thì đãi sạch rồi cho vào nồi ninh nhừ.
  • Trong quá trình ninh nên chú ý vớt bọt để nước được trong. Sau khi đậu đã nhừ thì cho táo đỏ đã rửa sạch vào và đun tới khi táo chín, nở to thì tắt bếp.
  • Trước khi ăn nêm nếm đường cho vừa miệng là có thể dùng được.

1.7. Cháo nếp cẩm

Nếp cẩm là một loại gạo có thành phần dinh dưỡng rất cao. Chính vì vậy nó còn được biết đến với tên gọi “bổ huyết mễ”.

Món ăn thơm ngon này được đánh giá là loại cháo tốt cho sức khỏe. Bởi trong đó có hàm lượng protein cao hơn 6,8% và chất béo cao hơn 20%. Đồng thời, còn chứa tới 8 loại axit amin cùng carotene và các nguyên tố vi lượng cần thiết.

Hơn nữa, nếp cẩm còn chứa hàm lượng cao chất xơ và chất chống oxy hóa. Cháo nếp cẩm thường nấu cùng hạt sen, giúp an thần, ngủ ngon và sâu giấc. Vì vậy, cháo nếp cẩm rất tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ, giúp cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm khi ngủ ở trẻ.

Để chế biến món cháo nếp cẩm, cần chuẩn bị: 1 nắm nếp cẩm nguyên cám, 1 nắm gạo tẻ, hạt sen 30g và một ít đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Nếp cẩm ngâm qua đêm, sau đó vớt ra cho ráo nước. Gạo tẻ vo sạch và để ráo nước. Sau đó, đun sôi một nồi nước rồi cho gạo nếp cẩm, gạo tẻ vào nồi và ninh thành cháo.
  • Hạt sen đem rửa sạch, cho vào nồi khi hạt gạo nở được khoảng 1/2 để hạt sen có thể mềm khi món cháo hoàn thành.
  • Thêm 1 viên nhỏ đường phèn vào cháo trước khi cho bé ăn.
  • Đối với món cháo này tốt nhất là nên cho trẻ ăn vào buổi sáng. Ngày 1 bát, liên tục cho đến khi tình trạng ra mồ hôi trộm của trẻ được cải thiện.

1.8. Cháo gốc hẹ

cho trẻ đổ mồ hôi trộm ăn gốc hẹ

Mồ hôi trộm ăn gì? Cháo gốc hẹ thơm ngon chắc chắn sẽ là lựa chọn không tồi

Theo Đông y hẹ lành tính, có công dụng chữa nhiều loại bệnh lý khác nhau. Trong đó có bệnh lý ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.

Đối với bệnh ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ thì mẹ có thể dùng hẹ để chế biến món cháo gốc hẹ. Nguyên liệu cần có: gạo nếp 1 năm, gạo tẻ 1 nắm, gốc hệ 35g, thịt lợn nạc 50g và dầu oliu.

Cách thực hiện như sau:

  • Gốc hẹ xay nhuyễn để lấy nước.
  • Ninh cháo , khi hạt gạo nở được ½ hạt thì cho thịt băm vào (Có thể xào thịt băm trước để thịt ngấm gia vị) ninh cho đến khi cháo nhừ thì thêm nước gốc hẹ vào khuấy đều.
  • Khi múc cháo ra bát cho trẻ ăn thì nhớ cho thêm 1 thìa nhỏ dầu oliu vào bát cháo để tăng thêm hương vị và dầu oliu kích thích trẻ ăn ngon.

Dầu oliu có rất nhiều tác dụng như: ngăn chặn gây viêm dạ dày, viêm loét đường ruột, đồng thời có thể kích thích dịch mật bài tiết, làm cho chất mỡ giảm thấp và hòa tan, dễ được niêm mạc đường ruột hấp thụ, tránh được bệnh viêm túi mật và sỏi mật.

Dầu oliu giúp tăng cường chức năng trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy hệ xương phát triển, duy trì mật độ cho xương, giảm bớt nguy cơ hình thành loãng xương…

1.9. Cháo cá quả (cá chuối, cá lóc, cá tràu)

Cá quả có vị ngọt, tính bình, (có sách tính hàn) không độc. Có tác dụng khử thấp, trừ phong, tiêu thũng, thông quan, tư âm, sinh tân dịch, bổ gân xương tạng phủ, bổ khí huyết, ích thận tráng dương, dùng tốt trong trường hợp bị các bệnh phổi vì có tác dụng trừ đàm, bổ phế, trẻ bị ra mồ hôi trộm…

Để nấu món cháo cá quả, trước tiên cần chuẩn bị: 1 con cá quả, gạo tẻ và gạo nếp mỗi loại 1 nắm, cà rốt 1 củ.

Cách thực hiện:

  • Cá quả làm thịt và rửa sạch, sau đó đem hấp cá rồi tách lấy thịt, bỏ phần xương. Phi hành mỡ rồi đảo qua cá để khử bớt mùi tanh và để cá ngấm gia vị rồi bắc nồi nước sôi lên bếp. Sau khi nước sôi thì tiến hành cho gạo tẻ và gạo nếp vào.
  • Cũng giống như các món cháo khác, khi hạt gạo nở được 1/2 thì cho nguyên liệu cuối cùng là cà rốt vào. Tiếp tục đun đến khi cháo và carot mềm thì tắt bếp là có thể dùng được.

1.10. Cháo mộc nhĩ và thịt bằm

Theo Đông y, mộc nhĩ có vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương. Do đó mộc nhĩ được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó phải kể đến công dụng hữu hiệu trong việc cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.

Sử dụng mộc nhĩ chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, các mẹ có thể chế biến thành món cháo mộc nhĩ và thịt bằm, giúp trẻ dễ ăn và làm phong phú thực đơn bữa ăn hàng ngày của trẻ.

Đối với món cháo mộc nhĩ thịt bằm thì nguyên liệu gồm có: 30g thịt bằm, 1 nắm gạo nếp, 1 nắm gạo tẻ, 2 tai mộc nhĩ , táo đỏ 6 quả và dầu oliu.

Cách thực hiện:

  • Mộc nhĩ ngâm nước cho nở ra rồi rửa sạch, băm nhỏ. Sau đó xào thịt băm và mộc nhĩ rồi bắc nồi cháo.
  • Khi cháo chín thì cho thịt và mộc nhĩ đã xào và táo đỏ vào nồi, đảo đều. Đun thêm cho đến khi táo đỏ chín và nở ra thì tắt bếp là có thể ăn được.

1.11. Nấm mèo xào

Nấm mèo hay mộc nhĩ ngoài cách chế biến thành món cháo kể trên thì đối với những trẻ đã ăn được cơm và các loại thức ăn khác thì các mẹ có thể đổi món cho bé thông qua món nấm mèo/mộc nhĩ xào.

Cách thực hiện:

  • Ngâm 1 ít mộc nhĩ, rửa sạch rồi thái nhỏ, sau đó phi thơm hành rồi cho mộc nhĩ vào
  • Nêm nếm gia vị cho vừa miệng là có ngay món ăn ngon không chỉ cho bé mà còn cho cả gia đình cùng thưởng thức.

1.12. Nước long nhãn

Mồ hôi trộm ăn gì - nước long nhãn

Nước long nhãn có khả năng an thần và cải thiện chứng đổ mồ hôi trộm

Nước long nhãn và gừng có công dụng bổ tâm, an thần, ôn trung, giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ đáng kể.

Nguyên liệu gồm có: 30g nhãn nhục, 200g trái long nhãn,  30g gừng, 1 muỗng mật ong, 50g đường kính trắng.

Cách thực hiện:

  • Long nhãn bóc vỏ, lấy phần cơm, bỏ hạt.
  • Gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái mỏng rồi xay nhuyễn, lấy nước.
  • Cho đường, nhãn nhục đun sôi với 1,5 lít nước. Chú ý trong quá trình đun nên vớt bọt để nước trong. Khi nhãn nhục nở thì cho long nhãn, mật ong và nước gừng vào, vớt sạch bọt nếu có rồi tắt bếp, để nguội là có thể cho bé uống.

1.13. Canh rau ngót

Canh rau ngót là món ăn chữa mồ hôi trộm cho bé rất đơn giản dễ làm, không những thơm ngon mà có tính mát, có tác dụng cải thiện tình trạng nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là tình trạng nóng trong.

Nếu bạn còn đang phân vân nên cho trẻ đổ mồ hôi trộm ăn gì thì canh rau ngót chắc chắn sẽ là lựa chọn hàng đầu, giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm một cách rõ rệt.

Có rất nhiều cách nấu canh rau ngót như: nấu canh rau ngót với thịt lợn băm, với xương hoặc cũng có thể nấu riêng rau ngót cũng sẽ trở thành một món ăn hấp dẫn.

2. Một số lưu ý khác khi trẻ đổ mồ hôi trộm

Các lưu ý khi chăm sóc trẻ bị mồ hôi trộm gồm:

  • Lau khô cơ thể: Lau khô cơ thể để trẻ không cảm thấy ướt át, khó chịu. Ngoài ra, lau khô sẽ hạn chế vi khuẩn trên da hoạt động gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bổ sung nước: Bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất đi khi đổ mồ hôi.
  • Cho trẻ tắm nắng: Cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng 5-10 phút trong tùy thời tiết sẽ giúp biến tiền Vitamin D trong cơ thể thành Vitamin D. Vì vậy, cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm do thiếu Vitamin D gây nên.
  • Ăn hoa quả: Cho trẻ ăn hoa quả giúp bổ sung Vitamin A, B, C, E… cùng các chất thiết yếu. Điều này giúp cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Ăn thực phẩm có tính mát: Mẹ hãy cho bé ăn các thực phẩm có tính mát thay vì đồ ăn cay nóng. Các loại thực phẩm có tính mát như: Rau ngót, rau diếp cá, cháo trai, cháo đậu đen…

Ngoài ra, hãy tham khảo thêm bài: Trẻ bị mồ hôi trộm phải làm sao?

Trên đây là 13 món ăn cho trẻ đổ mồ hôi trộm. Bổ sung những món ăn này trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng của bé. Tuy nhiên nếu tình trạng ra mồ hôi trộm không được cải thiện hoặc đi kèm với một số triệu chứng bất thường thì bố mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để khám ngay. Tránh trường hợp làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

13 món ăn cho trẻ đổ mồ hôi trộm tốt nhất
3 (60%) 2 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

10+ phương pháp chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian

2019-04-10 17:49:48

[…] Mồ hôi trộm ăn gì là thắc mắc của nhiều mẹ khi muốn chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian cho con. Tham khảo ngay 3 món ăn điển hình sau! […]

Trị mồ hôi trộm cho bé với 4 bài thuốc và 6 món ăn hàng đầu

2019-03-26 23:20:58

[…] Tham khảo thêm: Mồ hôi trộm ăn gì? […]

[Chia sẻ] Hành trình đi tìm Cách Chữa Mồ Hôi Trộm Cho Bé

2019-03-26 22:35:50

[…] Tham khảo thêm: Trẻ đổ mồ hôi trộm nên ăn gì? […]

Những bài thuốc trị mồ hôi trộm cho bé tốt nhất (Từ Dân Gian)

2019-03-26 11:23:13

[…] Tham khảo thêm: 13 món ăn cho trẻ đổ mồ hôi trộm tốt nhất […]

Bé ra mồ hôi trộm nhiều ở đầu có sao không? Làm sao để chữa?

2019-03-26 10:55:28

[…] Tham khảo thêm: Mồ hôi trộm nên ăn gì? 13 món ăn hàng đầu cho trẻ đổ mồ hôi trộm […]

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC