Trẻ sơ sinh chậm lớn khiến mẹ lo lắng bất an? Đừng quá bối rối, những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này để giúp bé tăng cân bình thường.
1. Tăng cân ở trẻ sơ sinh – Thế nào mới là bình thường
Mỗi trẻ có quá trình phát triển chiều cao, cân nặng khác nhau, đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh. Rất nhiều mẹ thấy bé nhà mình có vẻ thấp bé nhẹ cân đã nghĩ ngay tới tình trạng của bé thuộc vào trẻ sơ sinh chậm lớn. Tuy nhiên, không phải vậy, cần phải căn cứ vào số tháng, mức cân khi sinh, giới tính… Như vậy thì mẹ mới có thể biết được tình trạng chính xác của con mình.
Dưới đây là bảng cân nặng, chiều cao chuẩn cho trẻ sơ sinh trong khoảng 0-6 tháng mà mẹ có thể tham khảo.
1.1. Bảng chiều cao cân nặng của bé gái (0-6 tháng)
Tháng | Cân nặng | Chiều cao | ||||||
Suy dinh dưỡng | Nguy cơ SDD | Bình thường | Nguy cơ béo phì | Béo phì | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên | |
0 | 2.4 | 2.8 | 3.2 | 3.7 | 4.2 | 45.5 | 49.1 | 52.9 |
1 | 3.2 | 3.6 | 4.2 | 4.8 | 5.4 | 49.8 | 53.7 | 57.6 |
2 | 4.0 | 4.5 | 5.1 | 5.9 | 6.5 | 53.0 | 57.1 | 61.1 |
3 | 4.6 | 5.1 | 5.8 | 6.7 | 7.4 | 55.6 | 59.8 | 64.0 |
4 | 5.1 | 5.6 | 6.4 | 7.3 | 8.1 | 57.8 | 62.1 | 66.4 |
5 | 5.5 | 6.1 | 6.9 | 7.8 | 8.7 | 59.6 | 64.0 | 68.5 |
6 | 5.8 | 6.4 | 7.3 | 8.3 | 9.2 | 61.2 | 65.7 | 70.3 |
1.2. Bảng chiều cao cân nặng của bé trai (0-6 tháng)
Tháng | Cân nặng | Chiều cao | ||||||
Suy dinh dưỡng | Nguy cơ SDD | Bình thường | Nguy cơ béo phì | Béo phì | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên | |
0 | 2.5 | 2.9 | 3.3 | 3.9 | 4.3 | 46.3 | 47.9 | 49.9 |
1 | 3.4 | 3.9 | 4.5 | 5.1 | 5.7 | 51.1 | 52.7 | 54.7 |
2 | 4.4 | 4.9 | 5.6 | 6.3 | 7.0 | 54.7 | 56.4 | 58.4 |
3 | 5.1 | 5.6 | 6.4 | 7.2 | 7.9 | 57.6 | 59.3 | 61.4 |
4 | 5.6 | 6.2 | 7.0 | 7.9 | 8.6 | 60.0 | 61.7 | 63.9 |
5 | 6.1 | 6.7 | 7.5 | 8.4 | 9.2 | 61.9 | 63.7 | 65.9 |
6 | 6.4 | 7.1 | 7.9 | 8.9 | 9.7 | 63.6 | 65.4 | 67.6 |
Theo bảng trên, có thể thấy mức độ tăng cân và chiều cao bình thường ở trẻ 0 – 6 tháng là:
- Mức cân nặng bình thường khi mới sinh là 2,9kg tới 3,8kg. Trong 6 tháng đầu bé tăng trung bình 600gr/tháng hoặc 125gr/tuần.
- Mức chiều dài bình thường khi mới sinh là 50cm. Trong 6 tháng đầu bé tăng trung bình 2,5cm/tháng.
Nếu như bé nhà bạn không đạt đủ mức tăng trưởng đạt chuẩn này. Có nhiều khả năng là bé đang thuộc diện chậm lớn.
2. Nguyên nhân dẫn tới trẻ sơ sinh chậm lớn, chậm tăng cân
2.1. Do trẻ sinh non
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh chậm lớn phổ biến nhất. Khi bé sinh non, sinh thiếu tháng, rất nhiều cơ quan trong cơ thể bé vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Chính vì lẽ đó, khả năng hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này ảnh hưởng tới khả năng tăng cân cũng như tăng chiều cao ở trẻ.
Ngoài ra, với những trẻ sinh non, sức đề kháng ở trẻ cũng sẽ bị yếu hơn. Điều này dẫn tới việc bé dễ có nguy cơ mắc bệnh và chậm lớn hơn.
2.2. Do việc bú mẹ của trẻ sơ sinh
Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính. Do đó, việc trẻ sơ sinh chậm lớn, chậm tăng cân có thể do các lý do sau đây liên quan tới việc bú mẹ:
- Bé ít bú, bỏ bú mẹ: Nhiều bé ít bú mẹ và bú trong thời gian ngắn nên lượng sữa thực tế đi vào cơ thể ít, không đủ để cơ thể phát triển.
- Trẻ ham ngủ, không chịu ăn: Nhiều trường hợp bé ham ngủ, đang bú lại nhanh chóng rơi vào giấc ngủ. Vì vậy, lượng sữa bé ăn được rất ít. Về lâu dài, nó sẽ ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ.
- Cữ bú xa nhau, không hợp lý: Nếu mẹ để khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài, bụng sẽ sinh ra nhiều hơi. Bé sẽ có cảm giác no, đầy hơi và ít muốn ăn hơn.
- Lượng sữa của mẹ quá ít: Khi lượng sữa trong cơ thể của mẹ quá ít, bé sẽ không có đủ lượng sữa cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể và phát triển. Điều này dẫn tới việc trẻ sơ sinh chậm lớn.
2.3. Trẻ không có đủ dinh dưỡng
Khoảng thời gian sơ sinh là lúc mà bé cần đảm bảo về chế độ dinh dưỡng nhất. Dinh dưỡng đối với bé ở thời điểm này ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và lớn khỏe của trẻ.
Nếu trong thời gian này, mẹ ăn ít, ăn kiêng hoặc không cung cấp đủ lượng thực phẩm cần thiết. Hàm lượng dinh dưỡng trong cơ thể chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này dẫn tới việc bé cũng bé bị thiếu hụt dinh dưỡng. Từ đó gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị chậm lớn.
Bên cạnh đó, nếu thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian dài. Não bộ của bé cũng sẽ kém phát triển và hệ miễn dịch trở nên suy yếu. Về lâu dài có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng.
2.4. Do gen di truyền
Mặc dù đây không phải là một nguyên nhân chính nhất dẫn tới tình trạng bé sơ sinh chậm lớn. Tuy nhiên, di truyền vẫn ảnh hưởng một chút xíu tới khả năng tăng cân, tăng chiều cao ở trẻ.
Nếu như trong gia đình, ông bà, bố mẹ có vóc dáng nhỏ bé, nhẹ cân. Có khả năng cao bé cũng sẽ phát triển có phần nhẹ cân, chậm lớn hơn so với những trẻ cùng tháng. Với trường hợp này thì bố mẹ chỉ có cách cải thiện khả năng lớn khỏe của bé bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Vì dù sao dinh dưỡng vẫn quyết định tới 80% khả năng tăng cân, cao lớn ở trẻ.
2.5. Một số vấn đề về sức khỏe
Có một số vấn đề về sức khỏe khiến trẻ không hấp thụ dinh dưỡng và ảnh hưởng tới khả năng phát triển. Do đó, khi đã loại trừ hết các nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm lớn khác, mẹ nên xem xét nguyên nhân này. Các vấn đề sức khỏe có thể khiến trẻ bị chậm lớn, chậm tăng cân như: Bệnh về tiêu hóa, thiếu máu, dị ứng sữa…
Đối với trường hợp này, mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám. Tại đây, các chuyên gia, bác sĩ sẽ có những chuẩn đoán và biện pháp xử lý tốt nhất.
3. Trẻ sơ sinh chậm lớn có gì nguy hiểm không?
Khi bé tăng cân và phát triển chiều cao theo đúng bảng cân nặng chiều cao hoặc chỉ thiếu một chút so với bảng trên, mẹ không cần quá lo lắng. Khi này, bé đang phát triển hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn tăng cân, tăng chiều cao quá chậm, kém hẳn so với tiêu chuẩn thì mẹ nên lưu ý. Việc trẻ sơ sinh chậm lớn có thể kéo theo nhiều nguy cơ về ốm vặt mà mắc bệnh do sức đề kháng của bé yếu hơn. Đồng thời, một số bé chậm lớn sẽ còn kéo theo những dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ.
Do vậy, khi thấy bé nhà mình có những dấu hiệu chậm lớn. Mẹ hãy quan tâm tới bé và có những biện pháp cải thiện kịp thời.
4. Hướng dẫn cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân, lớn khỏe
4.1. Có khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý
Mẹ nên xây dựng thời gian các bữa hợp lý cho trẻ. Khoảng cách giữa các bữa ăn không nên quá ngắn hoặc quá dài. Không nên vì thấy bé chậm lớn mà bổ sung thêm quá nhiều bữa ăn. Mật độ bữa ăn quá dày sẽ khiến bé thêm sợ ăn và càng trở nên không chịu bú. Từ đó khiến tình trạng trẻ sơ sinh chậm lớn trầm trọng hơn.
Khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn cho trẻ sơ sinh là khoảng 2.5h/bữa. Mẹ nên tạo cữ bú cho trẻ đều đặn vào các khung giờ cố định. Trẻ sẽ hình thành thói quen ăn vào giờ đó khiến việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn.
4.2. Xem lại về dinh dưỡng của mẹ và bé
Khi trẻ chậm lớn, việc xem xét lại dinh dưỡng của mẹ và bé là ưu tiên hàng đầu. Mẹ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ những nhóm chất cần thiết cơ bản là: Chất bột đường, béo, protein, vitamin và khoáng chất. Chế độ ăn đa dạng các thực phẩm để thông qua sữa mẹ, dinh dưỡng sẽ đến được cơ thể trẻ. Từ đó cải thiện chế độ dinh dưỡng và giúp trẻ sơ sinh máu lớn khỏe, phát triển đều đặn.
Một số món ăn, đồ uống mà mẹ nên tránh như: măng, lá lốt, đồ ăn sống (tái sống), các món cay, chua…
4.3. Tăng hấp thu dinh dưỡng cho bé sơ sinh chậm lớn
Nếu như bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ mẹ mà vẫn chậm lớn. Mẹ nên nghĩ tới việc tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể cho bé.
Một số cách tăng cường khả năng hấp thu, tiêu hóa ở trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo:
- Cho trẻ vận động: Mẹ có thể cho bé vận động một chút với một số bài tập như vắt chéo chân, vắt tay… Đây là những bài tập phù hợp cho trẻ sơ sinh mà lại tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu rất tốt.
- Massage bụng cho trẻ: Việc massage này vô cùng đơn giản, mẹ đặt 2 tay lên bụng của bé rồi xoa vòng tròn khoảng 10 phút mỗi ngày. Như vậy, nhu động ruột của bé sẽ hoạt động tốt hơn. Nhờ vậy, bé tiêu hóa tốt cũng như hấp thu dinh dưỡng hiệu quả.
- Sử dụng sản phẩm bổ trợ: Có rất nhiều các sản phẩm bổ trợ có tác dụng kích thích tiêu hóa, hấp thu ở trẻ. Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để đem lại an toàn cho bé khi sử dụng. Và mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi của con.
4.4. Sử dụng thêm sữa công thức
Đối với trường hợp sữa mẹ quá ít, không về đủ theo nhu cầu bú của con trẻ. Việc sử dụng thêm sữa công thức là biện pháp giúp bé sơ sinh chậm lớn phát triển đều đặn mà mẹ nên nghĩ tới.
Sữa công thức sẽ giúp bổ sung lượng sữa cơ thể cần trong một ngày cũng như đảm bảo dinh dưỡng cần cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý khi chọn lựa các loại sữa cho con mình. Hãy ưu tiên các loại sữa có nhiều thành phần tốt cho hệ tiêu hóa, dễ tiêu và phù hợp với độ tuổi sử dụng.
5. Khi nào bạn cần đưa trẻ sơ sinh chậm lớn tới gặp bác sĩ?
Đối với một số trường hợp chậm lớn ở trẻ sơ sinh, mẹ cần đưa bé chậm lớn tới các cơ sở y tế để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ có những chuẩn đoán chính xác cũng như có phương pháp cải thiện tốt nhất. Một số trường hợp như:
- Bé sơ sinh chậm lớn do bệnh lý: Như đã nói ở trên, nếu như bé đang gặp phải bệnh lý dẫn tới chậm lớn. Mẹ cần đưa bé đi khám ngay, những bệnh lý này không chỉ khiến bé chậm lớn mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé.
- Tình trạng chậm lớn diễn ra trong thời gian dài: Nếu như để tình trạng bé sơ sinh chậm lớn diễn ra trong thời gian dài. Sức đề kháng của trẻ sẽ bị suy yếu, khả năng cao lớn và phát triển trí tuệ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, hãy đưa bé đi khám để hạn chế các nguy cơ này.
- Ngoài chậm lớn bé còn có biểu hiện khác: Hãy đưa trẻ đi khám nay nếu như ngoài chậm lớn bé còn có các biểu hiện quấy khóc, biếng ăn, ngủ không ngon… Đây đều là những dấu hiệu cảnh báo là cơ thể bé đang có những vấn đề sức khỏe.
Hy vọng qua bài viết trên đây, các mẹ đã có thêm thông tin và kiến thức về trẻ sơ sinh chậm lớn. Từ đó, giúp cho mẹ chọn lựa được biện pháp cải thiện thể trạng và lớn khỏe hơn.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.