Mách mẹ 6 cách cải thiện tình trạng trẻ lười ăn chậm lớn

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 09/03/2023 09:48:36

Để xóa bỏ nỗi lo trẻ lười ăn chậm lớn, cha mẹ không nên chỉ chú tâm vào dinh dưỡng. Mà cần đồng thời kết hợp với nhiều biện pháp như: Tăng cường vận động, nghỉ ngơi hợp lý, dùng sản phẩm bổ trợ… Mỗi phương pháp lại có những lưu ý riêng, mẹ hãy tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây.

1. Bé lười ăn ảnh hưởng thế nào tới khả năng phát triển?

Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho nhu cầu phát triển của cơ thể. Vì thế, trẻ chán ăn, lười ăn sẽ trực tiếp gây nên sự thiếu hụt dưỡng chất. Từ đó làm suy giảm sức khỏe và gây rối loạn tăng trưởng, tác động xấu cho cơ thể.

Việc lười ăn, chán ăn ảnh hường trực tiếp với sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Việc lười ăn, chán ăn ảnh hường trực tiếp với sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Một số hậu quả của tình trạng trẻ lười ăn chậm lớn có thể kể đến như: 

  • Suy dinh dưỡng, thấp còi: Khi không nhận được đủ chất dinh dưỡng. Cơ thể sẽ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, nhẹ cân hoặc chậm tăng cân.
  • Trí tuệ kém phát triển: Thiếu Vitamin B6, B9 và B12, Chất béo… có thể làm chậm nhịp phát triển bình thường của não bộ. Từ đó khiến trẻ chậm phát triển tư duy, kém tập trung và suy nghĩ…
  • Sức đề kháng yếu: Khi trẻ lười ăn, ăn ít thì hệ miễn dịch và sức đề kháng sẽ trở nên yếu kém. Như vậy trẻ dễ mắc các bệnh như cảm, ho, sốt, viêm họng…
  • Thụ động và chậm chạp: Cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ,… Điều này khiến trẻ trở nên ù lì, không thích vận động, vui chơi với bạn bè. Từ đó trở nên thụ động cũng như phát triển kém về tư duy và cảm xúc.

Những hệ lụy trên chính là điều vô cùng đáng lo ngại. Do đó, bố mẹ nên chủ động áp dụng các biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng và phòng ngừa chứng biếng ăn. 

2. 6 cách cải thiện tình trạng trẻ lười ăn chậm lớn

Dưới đây là 6 biện pháp cứu cánh giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn tốt hơn.

2.1. Tránh sự nhàm chán cho bữa ăn của bé

Món ăn trang trí ngộ nghĩnh sẽ làm trẻ thấy thích thú và khiến trẻ ăn ngon hơn, nhiều hơn

Món ăn trang trí ngộ nghĩnh sẽ làm trẻ thấy thích thú và khiến trẻ ăn ngon hơn, nhiều hơn

Thường xuyên ăn những món giống nhau sẽ tạo nên cảm giác ngán, nhàm chán và không muốn ăn. Vì thế, thường xuyên thay đổi thực đơn là biện pháp mẹ nên áp dụng ngay lúc này.

  • Hãy gợi ý món ăn mới hoặc hỏi thăm món ăn yêu thích của trẻ
  • Thay đổi cách chế biến, cách kết hợp các nguyên liệu
  • Bày trí, sắp xếp món ăn đẹp mắt theo chủ đề bé yêu thích như: Công chúa, hoạt hình, động vật ngộ nghĩnh…

Khi phối hợp món ăn, mẹ phải đảm bảo các nhóm dinh dưỡng béo, đường, đạm, vitamin và khoáng chất cần thiết. Đồng thời, hạn chế các loại thức ăn không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ như: Thức ăn nhiều dầu, mỡ, cay, nóng, khó tiêu,…

2.2. Cho bé ăn thêm thực phẩm kích thích tiêu hóa

Ngoài món chính, mẹ hãy bổ sung món phụ giúp hỗ trợ tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn như: Sữa chua, váng sữa, rau bina…

Đối với những trẻ đã lớn hơn, mẹ có thể nêm nếm đa dạng các hương vị món ăn. Ví dụ: Thêm một chút cay, chua, mặn,…để kích thích vị giác của trẻ. Như vậy giúp trẻ ngon miệng và không bị ngấy.

2.3. Tạo cảm giác vui vẻ trong bữa ăn

Trò chuyện cùng nhau giúp trẻ thấy thoải mái hơn

Trò chuyện cùng nhau giúp trẻ thấy thoải mái hơn

Một điều ít ai lưu ý nhưng tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến bữa ăn của trẻ. Không khí tươi vui, ấm áp khi ăn sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và ăn ngon miệng hơn. 

Nếu trẻ không chịu ăn, mẹ có thể trò chuyện, dỗ dành để khuyến khích trẻ ăn. Nhưng mẹ không nên quá nuông chiều bé. Và tất nhiên, tuyệt đối không nên dọa nạt, quát mắng. Vì điều này chỉ càng làm trẻ trở nên sợ hãi và chán ngán thêm về bữa ăn. 

2.4. Tăng cường vận động ở trẻ

Trẻ thường xuyên sử dụng điện thoại, ham chơi, ít vận động làm hoạt động của hệ tiêu hóa kém hoạt động, hạn chế khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng như cảm giác ăn ngon. Ngược lại, những trẻ thích vui chơi, chạy nhảy lại đa phần hoạt bát và khỏe mạnh hơn rất nhiều.

Vận động và vui chơi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa, hấp thu cũng như lớn khỏe hơn

Vận động và vui chơi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa, hấp thu cũng như lớn khỏe hơn

Vận động còn làm tiêu hao những nguồn năng lượng dư thừa, kích thích nhu động ruột, tăng khả năng hoạt động của các bộ phận trong cơ quan tiêu hóa, từ đó giúp tiêu hóa khỏe mạnh. Vận động còn kích thích sự phát triển của cơ thể, tăng cường đề kháng, giúp trẻ cao lớn và khỏe mạnh.

Mẹ hãy khuyến khích tham gia các trò chơi, tập thể dục thể thao như đi bộ, bơi lội, đá bóng…. Đối với những trẻ nhỏ tuổi, mẹ có thể giúp trẻ thực hiện các bài tập massage bụng, động tác đi xe đạp,….

2.5. Có chế độ sinh hoạt hợp lý

Bên cạnh ăn uống, mẹ nên tập cho trẻ một chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn đúng giờ, nghỉ đủ giấc. Thói quen ăn uống đúng giờ sẽ tạo ra phản xạ tự nhiên với bữa ăn và giúp dạ dày của bé không bị đầy ứ, khó tiêu. 

Không nên cho trẻ đi ngủ hoặc nằm xuống ngay sau khi ăn để dạ dày có thời gian co bóp và tiêu hóa thức ăn đã nạp vào. Nếu trẻ ăn quá no thì mẹ hãy cho trẻ vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.

2.6. Sử dụng sản phẩm bổ trợ cho trẻ lười ăn chậm lớn

Sản phẩm bổ trợ cũng là một trong những phương pháp cải thiện tình trạng trẻ lười ăn chậm lớn khá hiệu quả được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng.

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Các sản phẩm được bào chế từ thảo dược có công dụng hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng như Forikid TW3 đã trở thành người bạn cứu cánh của nhiều gia đình. Sản phẩm có thành phần từ các thảo dược thiên nhiên như: Sinh địa, Thạch hộc, Tỳ giải, Đảng sâm…

Sản phẩm Forikid TW3 sẽ gúp: Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và giúp bé ăn ngon miệng. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp giảm nguy cơ táo bón cho trẻ.

Cách sử dụng Forikid TW3 cũng vô cùng đơn giản và tiện lợi. Để sử dụng, mẹ chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng in ngay trên bao bì sản phẩm hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn cụ thể.

3. Một số mẹo giúp cải thiện tình trạng trẻ lười ăn chậm lớn

  • Thường xuyên tắm nắng vào sáng sớm để tăng cường tổng hợp vitamin D. Vitamin D là một hoạt chất rất có lợi cho quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi;
  • Tạo cho trẻ thói quen đứng, ngồi, sinh hoạt hợp lý. Việc làm này có tác dụng rất tốt trong việc ổn định khung xương. Đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về cột sống và cải thiện tầm vóc cho trẻ;
  • Hạn chế cho trẻ dùng các loại thức ăn không tốt cho sức khỏe như: Cà phê, nước tăng lực, thức uống có ga,….Thay vào đó, mẹ nên xây dựng một chế độ ăn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Trẻ lười ăn chậm lớn sẽ không còn là vấn đề đau đầu khi mẹ áp dụng đúng cách 6 phương pháp trên đây. Hãy tham khảo thêm ý kiến chuyên gia bằng cách để lại câu hỏi cho chúng tôi ở dưới bài viết này nhé!

Đáng giá bài viết

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC