Trẻ chậm phát triển là gì? Dấu hiệu và biện pháp

Đăng bởi Forikid TW3 | Đăng lúc : 28/02/2020 11:06:35

Trẻ chậm phát triển dấu hiệu nhận biết thể hiện như thế nào? Phải làm gì để khắc phục, chữa trị khi trẻ chậm phát triển? Bài viết sau đây sẽ giúp bố mẹ giải đáp. 

1. Trẻ chậm phát triển là gì?

Chậm phát triển trí tuệ là sự khiếm khuyết trong việc phát triển trí não, xảy ra sớm ở trẻ em dưới 18 tuổi, đặc biệt là giai đoạn đầu đời từ 2-5 tuổi. Về phương diện sức khỏe, thể trạng cùng tinh thần của trẻ không đạt tiêu chuẩn so với mốc phát triển bình thường. Bố mẹ có thể quan sát dễ dàng qua các biểu hiện bên ngoài như sau: 

1.1. Chậm phát triển ngôn ngữ

Việc không giao tiếp hoặc không cố giao tiếp là dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường thấy

Việc không giao tiếp hoặc không cố giao tiếp là dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường thấy

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ đầu tiên là có biểu hiện của việc chậm nói. Thông thường trẻ sẽ bắt đầu bi bô nói từ giai đoạn 18- 24 tháng tuổi. Tuy nhiên ở một số trẻ, khả năng nói chậm hơn so với mốc phát triển bình thường. Trẻ sau 2 tuổi nhưng chưa nói được bất cứ từ nào thì bố mẹ có thể nghi ngờ là con mình bị chậm nói. Một số biểu hiện của trẻ chậm nói như:

  • Trẻ không nói được các từ đơn giản như “bà”, “bố”, “mẹ”, “bế”.
  • Trẻ không hiểu được các câu đơn giản của bố mẹ như “ Đừng sờ vào nó”.
  • Trẻ không có khả năng hoặc không muốn cố gắng giao tiếp với người thân. Thậm chí ngay cả khi trẻ cần sự giúp đỡ người lớn.
  • Không biết phân biệt một vài bộ phận trên cơ thể (miệng, đầu, mắt, mũi) khi bố mẹ yêu cầu.
  • Không nói được 6 từ ngữ bất kỳ
  • Không có dấu hiệu đáp lại bằng cử chỉ hoặc lời nói khi người thân hỏi một số câu đơn giản như “Dép con đâu?” hoặc “Đây là cái gì?”

Ở độ tuổi lớn hơn, trẻ không thể đáp ứng được các yêu cầu trong giao tiếp hằng ngày do chậm phát triển ngôn ngữ. Ở một số trẻ tự kỷ, trẻ chỉ lặp lại các từ ngữ đơn giản hoặc nhại lời người khác. Trẻ gặp khó khăn với các trò chơi tưởng tượng hoặc mô tả sự vật, hiện tượng bằng ngôn ngữ.

1.2. Chậm phát triển hành vi

Trẻ chậm phát triển hành vi thường có những biểu hiện như tăng động, tự kỉ

Trẻ chậm phát triển hành vi thường có những biểu hiện như tăng động, tự kỷ

Do não bộ của trẻ kém phát triển nên trẻ thường có biểu hiện tăng động hoặc tự kỷ.

  • Trẻ thường xuyên chạy nhảy vận động không ngừng nghỉ. 
  • Trẻ hay cáu gắt, khó chịu nếu như bố mẹ không làm theo ý muốn của trẻ, thường xuyên mất đồ hoặc quên đồ.
  • Ở trẻ tự kỷ, không có khả năng thích nghi với sự thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày và môi trường xung quanh, khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ bị hạn chế nhiều. 

Trong cuộc sống, trẻ xuất hiện các hành vi bất thường như chống đối việc học và tham gia hoạt động mới, hoặc hành động rập khuôn, lặp lại (bật bật các ngón tay, đánh tay hai bên hoặc đưa tay tới gần mặt rồi xoắn vặn). Một số trẻ thích xếp đồ chơi hoặc dụng cụ thành hàng dài, tỏ ra cáu gắt, bực bội khi trật tự bị đảo lộn.

1.3. Chậm phát triển nhận thức

Trẻ chậm phát triển nhận thức thường có IQ thấp hơn so với bình thường

Trẻ chậm phát triển nhận thức thường có IQ thấp hơn so với bình thường

Trẻ có chỉ số IQ thấp hơn mức bình thường, khả năng suy nghĩ, tư duy kém, hạn chế các kỹ năng giao tiếp với xã hội cụ thể như: 

  • Trí nhớ kém: trẻ thường có trí nhớ ngắn hạn và gặp khó khăn khi nhớ lại các sự kiện vừa mới xảy ra vài phút trước. Các thông tin số như địa chỉ, số điện thoại hoặc tên gọi trẻ không thể tự nhớ được.
  • Tiếp thu chậm: So với bạn bè cùng trang lứa, khả năng học hỏi, tiếp thu của trẻ khá chậm. Khả năng tập trung kém vì thế trẻ cần tới sự giúp đỡ, hướng dẫn kỹ lưỡng của bố mẹ trong hoạt động sinh hoạt thường ngày.
  • Thiếu hứng thú: Trẻ thường có xu hướng chịu trận, mất hứng thú giải quyết khó khăn trước mặt. Điều này gây ra sự tự ti, ngại giao tiếp, học hỏi từ môi trường xung quanh.

2. Dấu hiệu của trẻ chậm phát triển

Tùy thuộc vào từng độ tuổi và giai đoạn phát triển mà trẻ có dấu hiệu khác nhau, đòi hỏi bố mẹ phải theo dõi và quan sát để phát hiện biểu hiện bất thường của bé:

2.1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi

  • Trẻ ít hoặc không phản ứng với tiếng động như lục lạc, chuông, không bị giật mình bởi tiếng sấm, còi ô tô hoặc âm thanh xung quanh.
  • Hầu hết thời gian trong ngày mắt ít có sự chuyển động hoặc tụ về một điểm.
  • Trẻ hơn 2 tháng không có dấu hiệu nhìn, dõi theo đồ vật đang chuyển động cũng như đưa tay để nắm lấy đồ vật.
  • Trẻ hơn 3 tháng chưa biết cười khi người thân hỏi han, chưa tự nâng đầu lên được.
  • Trẻ 4 tháng không biết dẫm khi chống chân trên bề mặt cứng, chưa biết đưa đồ vật vào miệng ngậm hoặc cố gắng ê a, bắt chước âm thanh xung quanh.
  • Trẻ 5 tháng chưa biết lật.

2.2. Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi

  • Vẫn không có phản ứng với tiếng động từ môi trường xung quanh.
  • Trẻ chưa thể ngồi được,mặc dù có sự trợ giúp của người lớn.
  • Bé nhạy cảm với ánh sáng quá mức, chảy nước mắt liên tục hoặc đóng ghèn.
  • Đầu thường ngả về sau kể cả khi được kéo ngồi dậy, cơ thể mềm oặt hoặc tay chân lại cứng quá.
  • Không biết ôm, hò hét hay cười lớn.
  • Với đồ vật chỉ bằng 1 tay, không biết chỉ vào đồ vật  hoặc tìm kiếm đồ vật khi bị giấu đi.
  • Không biết bò hoặc đứng khi có sự trợ giúp của người lớn.
  • Không thể mô phỏng hoặc bắt chước với tiếng động xung quanh.

2.3. Trẻ từ 1 tuổi –  1,5 tuổi

  • Trẻ không thích giao tiếp hoặc tìm cách giao tiếp với người khác bằng âm thanh, ánh mắt, cử chỉ… Kể cả lúc trẻ muốn điều gì đó.
  • Khi được gọi tên, trẻ thường không có phản ứng.
  • Ít hoặc thường không quan tâm với mọi thứ xung quanh mình.
  • Trẻ không biết làm các động tác như chỉ tay, lắc đầu để nói không hoặc vẫy tay chào tạm biệt, không chịu tập đi.

2.4. Trẻ từ 1,5 tuổi – 2 tuổi

  • Trẻ có dấu hiệu chậm nói, không nói bất cứ từ ngữ đơn giản nào như mẹ, bà, ba.
  • Chưa thể đi, không chịu đi hoặc tập đi.
  • Trẻ vẫn không thể giao tiếp qua lại bằng bất cứ cách nào .
  • Chưa nói được các từ đơn giản như mẹ…
  • Khi được hỏi về một vấn đề nào đó, trẻ có dấu hiệu không đáp lại bằng bất cứ cử chỉ, hành động hay lời nói nào.
  • Trẻ không thể hiểu được các mệnh lệnh đơn giản từ phía người thân.
  • Không thể điều khiển hoặc đẩy được những đồ chơi có bánh xe.

2.5. Trẻ từ 2 – 3 tuổi

  • Trẻ không thể tự chơi một mình với đồ chơi.
  • Không thể nói nổi quá 15 từ, hạn chế khả năng tiếp thu từ mới.
  • Không thể giao tiếp bằng các cuộc hội thoại đơn giản như “mẹ bế”.
  • Khi người thân chỉ vào bộ phận trên cơ thể như tai, mắt, mũi, đầu thì không hiểu, không thể nhận biết được.
  • Trẻ không biết cách bắt chước hành vi, giọng nói của người xung quanh.
  • Khi buồn vệ sinh không biết gọi ba mẹ mà đi tùy tiện.

2.6. Trẻ từ 3 tuổi trở lên

  • Nói ít, phát âm các từ ngữ một cách khó khăn, có biểu hiện nói lắp hoặc nhát gừng. Người lớn trong gia đình không hiểu bé nói gì.
  • Thường chơi một mình, không quan tâm hoặc chơi cùng các bạn đồng trang lứa.
  • Luôn luôn phải có bố mẹ ở bên cạnh trong mọi lúc.
  • Không có khả năng ghép các từ thành câu ngắn để diễn đạt ý.
  • Bé thường xuyên không hiểu những chỉ dẫn hoặc câu hỏi ngắn gọn từ phía người lớn.
  • Trẻ ít tập trung, thường xuyên lơ đãng, khả năng chú ý, học hỏi từ môi trường xung quanh kém so với các trẻ khác.

3. Chuẩn đoán trẻ chậm phát triển tại đâu?

Khi có dấu hiệu nghi ngờ trẻ chậm phát triển, mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế để có thể chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

3.1. Khoa thần kinh nhi – Bệnh viện nhi trung ương

Bệnh viện nhi trung ương là một trong 3 bệnh viện đứng đầu khu vực về lĩnh vực Nhi Khoa

Bệnh viện nhi trung ương là một trong 3 bệnh viện đứng đầu khu vực về lĩnh vực Nhi Khoa

Đây là bệnh viện tuyến đầu trong điều trị và chẩn đoán các bệnh ở trẻ. Đồng thời đây là một trong 3 bệnh viện đứng đầu khu vực về lĩnh vực Nhi Khoa. Khoa thần kinh nhi – bệnh viện Nhi Trung Ương là một trong địa chỉ đáng tin cậy được các bậc cha mẹ đưa con thăm khám, chẩn đoán bệnh chậm phát triển trí tuệ. 

Khoa nằm ở tầng 12 A, Bệnh viện Nhi Trung ương, Số 18/879 La Thành, Quận Đống Đa- Hà Nội. Với đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi: 1 Phó giáo sư-tiến sĩ, 4 tiến sĩ, 12 thạc sĩ và chuyên khoa 1, 2 bác sĩ cùng đội ngũ y tá điều dưỡng, khoa thần kinh nhi- bệnh viện Nhi trung ương đã tiếp nhận và phát hiện nhiều trường hợp trẻ bị chậm phát triển trí tuệ. 

3.2. Khoa thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện top đầu trong cả nước về khám chữa bệnh và điều trị. Trong đó, có khoa Thần kinh được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn thăm khám, điều trị. 

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện tốt và hiện đại hàng đầu tại Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện tốt và hiện đại hàng đầu tại Hà Nội

Tại đây khoa chia ra các phòng chức năng chuyên sâu, trong đó có phòng thần kinh trẻ em. Nhờ vậy, giúp phát hiện sớm các vấn đề thần kinh và có phương pháp điều trị thích hơn. Khoa thần kinh là một trong những khoa được đầu tư về cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị tân tiến hiện đại, cho phép phát hiện bệnh khi có dấu hiệu nghi ngờ. 

Đây là một trong những địa chỉ cực kì đáng tin cậy để mẹ có thể đưa con tới khám các vấn đề liên quan thần kinh- não bộ. Khoa nằm ở tòa nhà T1, T2, T3 của bệnh viện Bạch Mai- số 78- Giải Phóng- Hà Nội

3.3. Khoa nhi – Bệnh viện 103

Bệnh viện quân y 103

Bệnh viện quân y 103

Khoa Nhi Bệnh viện Quân Y 103 cũng là một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín tại Hà Nội mà bố mẹ cần lưu tâm. Đây là nơi khám, chẩn đoán, điều trị nội trú cho nhiều bệnh nhân nhi.

Với đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng với thiết bị hiện đại… Trẻ sẽ được chẩn đoán và phát hiện dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ với độ chính xác cao. 

Địa chỉ: 261 Phùng Hưng, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.

3.4. Khoa nhi – Bệnh viện Vinmec

Vinmec làm một trong những bệnh viện có cơ sở vật chất tốt hàng đầu hiện nay

Vinmec làm một trong những bệnh viện có cơ sở vật chất tốt hàng đầu hiện nay

Khoa nhi bệnh viện Vinmec có đầy đủ các chuyên ngành nhằm chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh, trẻ em, trẻ dưới 16 tuổi, bao gồm khoa: phẫu thuật nhi, nhi khoa sơ sinh, các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng, nhi tổng quát, nhi chuyên sâu( nội tiết, thần kinh, hô hấp, tiêu hóa). 

Cùng đội ngũ chuyên gia có chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm trong chẩn đoán điều trị, đây được xem là cơ sở khám chữa bệnh uy tín đối với trẻ nhỏ có dấu hiệu chậm phát triển về trí tuệ. 

Mẹ có thể đưa con tới trung tâm Nhi bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec ở địa chỉ 458 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hà Nội.

4. Phải làm gì khi trẻ chậm phát triển

4.1. Kiên trì, yêu thương và đồng hành cùng con

Bố mẹ phải xác định ngay từ đầu là việc nuôi dạy một đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ vô cùng khó khăn hơn rất nhiều so với một đứa trẻ bình thường, Vì thế, ngoài tình yêu thương con vô bờ bến, các bậc cha mẹ cần nhất là sự kiên trì và đồng hành cùng con trong suốt quá trình điều trị. 

Hãy luôn kiên trì, yêu thương và đồng hành cùng bé trong suốt quá trình phát triển

Hãy luôn kiên trì, yêu thương và đồng hành cùng bé trong suốt quá trình phát triển

Quá trình đấy sẽ gặp nhiều khó khăn, chán nản, thậm chí bỏ cuộc, tuy nhiên bố mẹ vẫn phải có niềm tin vào y học hiện đại, tin tưởng sự hỗ trợ giúp đỡ từ người thân sẽ giúp con dần dần hồi phục và phát triển hơn về thể chất, tinh thần. 

Mẹ lưu ý, tuyệt đối không nên quát mắng, đánh đập hoặc đối xử tiêu cực đối với con. Điều đó sẽ chỉ khiến tình trạng của con trở nên trầm trọng. Hãy luôn đồng hành với bé, tình trạng sẽ được cải thiện nhanh chóng hơn rất nhiều.

4.2. Đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa

Tại đây trẻ sẽ được đội ngũ các bác sĩ chuyên môn giỏi thăm khám, chẩn đoán và đưa ra lộ trình điều trị thích hợp nhất cho từng trẻ. Tùy thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh của trẻ… Các bác sĩ sẽ đề xuất phương án điều trị thích hợp giúp cải thiện bệnh tình của trẻ. 

Cho bé đi khám kịp thời cũng là biện pháp cải thiện tình trạng trẻ chậm phát triển hữu hiệu

Cho bé đi khám kịp thời cũng là biện pháp cải thiện tình trạng trẻ chậm phát triển hữu hiệu

Nếu còn phân vân chưa biết lựa chọn địa chỉ thăm khám phù hợp, mẹ có thể tới một số địa chỉ uy tín như sau: 

  • Khoa thần kinh nhi – Bệnh viện nhi trung ương.
  • Khoa thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai.
  • Khoa Nhi Bệnh viện Quân Y 103.
  • Khoa nhi – Bệnh viện Vinmec.

4.3. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Bên cạnh chăm sóc và điều trị thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với bệnh chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Mẹ phải luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ năng lượng cũng như các vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Đảm bảo dinh dưỡng cần thiết là cách đảm bảo cho sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của bé

Đảm bảo dinh dưỡng cần thiết là cách đảm bảo cho sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của bé

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có rất nhiều thực phẩm tốt cho sự phát triển trí não, nhận thức ở trẻ nhỏ như thực phẩm giàu acid omega 3, vitamin A, acid folic, sắt, i ốt.

4.4. Tạo môi trường sinh hoạt phù hợp cho trẻ

Xây dựng một môi trường sinh hoạt phù hợp đối với trẻ chậm phát triển cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp trẻ cải thiện tình trạng bệnh hiện tại. 

  • Bố mẹ nên cho con theo học các trường dành cho trẻ đặc biệt. Tại đây, trẻ sẽ được làm quen với các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống như ăn uống, nhận biết chữ cái – chữ số, cách giao tiếp…
  • Khi ở nhà, bố mẹ hãy trở thành người bạn đồng hành với trẻ. Luôn tạo sự khích lệ, động viên, giúp trẻ nhanh học hỏi và thích nghi dần với cuộc sống.
  • Tuyệt đối không la mắng khi trẻ thực hiện điều gì đó chưa tốt. Bố mẹ cần khuyến khích, động viên con khám phá những điều mới trong cuộc sống.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao hoặc hoạt động múa, hát, vẽ tranh… Như vậy, trẻ có thể cải thiện dần các kỹ năng xã hội. Được giao lưu với bạn bè ngang lứa là cách hiệu quả giúp bé giao tiếp tốt hơn.
  • Theo dõi hành vi của trẻ một cách thường xuyên. Nếu phát hiện bất thường, bố mẹ có thể đưa con tới các chuyên gia về thần kinh nhằm giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn.

Nuôi dạy một đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ thực sự là một thử thách vô cùng lớn đối với bố mẹ. Hi vọng những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp bố mẹ nhận biết trẻ chậm phát triển dấu hiệu như thế nào, cũng như có cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ phù hợp nhất.

Đáng giá bài viết

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC