Khi thấy trẻ có những biểu hiện thừa cân, béo phì, rất nhiều mẹ đã nghĩ đến các loại thực phẩm chức năng giảm cân cho trẻ. Tuy nhiên, những loại thực phẩm chức năng này thực sự có nên dùng cho bé? Cùng Forikid TW3 tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
1. Làm sao để biết bé đang bị thừa cân – béo phì?
Do tác động từ các luồng thông tin mà nhiều bà mẹ lầm tưởng là con mình bị thừa cân. Tuy nhiên, để xác định bé có phát triển bình thường hay không không chỉ dựa vào cảm nhận và mắt nhìn của mẹ mà cần có sự tính toán khoa học để đưa ra kết luận.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách xác định chính xác nhất là dựa trên chỉ số BMI – Chỉ số liên tương quan giữa cân nặng và chiều cao. Công thức tính như sau:
BMI = Cân nặng/(Chiều cao x chiều cao)
Trong đó:
- Cân nặng được tính trên đơn vị kg
- Chiều cao tính trên đơn vị cm
Sau khi tính được chỉ số BMI của bé, phụ huynh hãy so sánh với bảng dưới đây:
Phân loại BMI | BMI – WHO | BMI – IDI & WPRO |
Cân nặng thấp | < 18,5 | < 18,5 |
Cân nặng bình thường | 18,5 – 24,9 | 18,5 – 22,9 |
Thừa cân | >= 25 | >= 25 |
Tiền béo phì I | 25 – 29,9 | 23 – 24,9 |
Béo phì độ II | 35 – 39,9 | >=30 |
Béo phì độ III | >=40 |
Dựa vào bảng chỉ số trên, nếu bé đang ở trong phân loại thừa cân đến béo phì (BMI >= 25) thì phụ huynh cần có phương pháp kiểm soát cân nặng cho con.
2. Có nên sử dụng thực phẩm chức năng giảm cân cho trẻ?
Đứng trước tình trạng cân nặng của con vượt quá mức bình thường, nhiều phụ huynh đã tìm mua các loại thực phẩm chức năng giảm cân cho trẻ. Theo các bác sĩ, việc làm này là hoàn toàn KHÔNG NÊN.
Hiện nay chưa có thực phẩm chức năng chuyên biệt để giảm cân cho bé. Do vậy nếu sử dụng bừa bãi có thể gây rối loạn chuyển hóa và nội tiết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy nên, phụ huynh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm sản phẩm hỗ trợ phù hợp.
Đồng thời tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ và áp dụng các biện pháp giảm cân tự nhiên để đảm bảo con luôn được an toàn.
3. Những biện pháp giảm cân cho trẻ TỰ NHIÊN và AN TOÀN
3.1. Tăng cường vận động
Đây là phương pháp an toàn nhất và được chuyên gia khuyến khích áp dụng. Hãy tham khảo ý kiến của các huấn luyện viên để có được các bài tập phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của con.
Quá trình tập luyện nên thực hiện ngoài trời vào buổi sáng hoặc chiều tại những nơi thoáng mát, không khí trong lành. Phụ huynh nên cùng tập luyện với con để bé nghiêm túc thực hiện, tránh sao nhãng.
Tập luyện đều đặn không chỉ giúp nâng cao tinh thần mà còn tốt cho hệ hô hấp, giảm cân hiệu quả, đồng thời tăng cường sức đề kháng và giúp phát triển chiều cao tốt hơn. Một số bài tập nên thực hiện như chạy bộ, bơi lội, nhảy dây….
3.2. Kiểm soát chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng vai trò quyết định trong quá trình giảm cân của bé. Hãy điều chỉnh một số điểm sau trong thực đơn của con.
- Tăng cường rau, củ, quả: Rau củ quả nhiều chất xơ giúp cơ thể tiêu hóa và đào thải các chất cặn bã tốt hơn, cung cấp đầy đủ vitamin và chất khoáng đảm bảo sự phát triển bình thường của bé. Tuy nhiên, cần hạn chế các loại củ quả ngọt có hàm lượng đường cao vì nó sẽ làm cản trở quá trình giảm cân.
- Hạn chế thực phẩm dầu mỡ, chất béo, đồ ngọt: Đây là nhóm thực phẩm rất giàu năng lượng. Năng lượng nếu không được sử dụng hết sẽ được dự trữ dưới dạng dạng mỡ. Do đó, trẻ cần tránh xa những thực phẩm trên, chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải.
- Cho bé ăn đúng giờ, đúng bữa: Việc ăn đúng giờ giúp các hoạt động chuyển hóa năng lượng không bị rối loạn. Chỉ nên cho bé ăn khi đến bữa, không ăn nhiều đồ ăn vặt như khoai tây chiên, bim bim, bánh kẹo, mà nên ăn hoa quả, nước ép củ quả…
3.3. Hạn chế những vấn đề tâm lý
Trẻ bị căng thẳng, stress trong thời gian dài có nguy cơ béo phì cao hơn hẳn so với trẻ khác. Lý giải về điều này, các bác sĩ cho biết, khi căng thẳng, cơ thể kích thích tiết ra hormone Cortisol. Dù có tác dụng giảm căng thẳng nhưng Cortisol lại làm tăng tích mỡ và dị hóa cơ bắp gây ra tình trạng béo phì.
Bởi vậy, cha mẹ cần lưu ý đến đời sống tinh thần của con, tạo tâm lý thoải mái, tránh trêu chọc, hay quát nạt bé vì vấn đề cân nặng. Thường xuyên động viên, khen ngợi để con vui vẻ, thoải mái và có niềm cảm hứng để có thể giảm cân tốt hơn.
4. Có nên đưa bé tới bác sĩ khi bị thừa cân?
Béo phì được coi như một bệnh lý vì nó có thể đem lại những tác động tiêu cực tới sức khỏe. Do đó, ngay từ khi bé có những dấu hiệu thừa cân. Cha mẹ cần lưu tâm nhiều hơn và đưa bé đến gặp bác sĩ nếu:
- Thừa cân, béo phì do bệnh: Béo phì do bệnh không thể khắc phục bằng phương pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Bé cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Khi khỏi bệnh thì cân nặng sẽ được kiểm soát hiệu quả.
- Bé tăng cân không kiểm soát: Trường hợp này có thể xảy ra do những rối loạn chuyển hóa và phát triển trong cơ thể. Cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để tiến hành xét nghiệm làm rõ nguyên nhân cũng như có phác đồ điều trị kịp thời.
- Có một số dấu hiệu như rối loạn chức năng, dậy thì sớm: Nhóm nguyên nhân này có thể được kiểm soát dễ dàng. Tuy nhiên, rất khó để phụ huynh tự phát hiện. Do đó, bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để có những phương án xử lý kịp thời.
Như vậy, bé có thể giảm cân tự nhiên và an toàn nhờ vào chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý. Cha mẹ không nên vì nóng vội sử dụng các loại thực phẩm chức năng giảm cân cho trẻ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh đưa ra những quyết định sai lầm.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.