Trẻ 7 tuổi đái dầm là hiện tượng cần được đặc biệt quan tâm vì rất có thể trẻ bị mắc đái dầm bệnh lý. Cùng với các cách chữa trị, mẹ cũng cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng để chứng đái dầm nhanh khỏi, giúp trẻ không còn tự ti.
1. Hiện tượng trẻ 7 tuổi đái dầm
Theo một thống kê tại Mỹ cho biết có khoảng từ 1.5-8.9% trẻ bị mắc chứng đái dầm. Và thông thường, đái dầm ở trẻ nhỏ sẽ giảm dần theo độ tuổi, mỗi năm sẽ có khoảng 15% trẻ thoát khỏi tình trạng đái dầm mà không cần điều trị.
Tần suất đái dầm theo độ tuổi ở trẻ em như sau:
Độ tuổi | Tần suất đái dầm | Độ tuổi | Tần suất đái dầm |
Dưới 2 tuổi | 82% | 10 tuổi | 5% |
3 – 4 tuổi | 26% | 11 tuổi | 4% |
5 tuổi | 20% | 12 tuổi | 3% |
6 tuổi | 12% | 13 tuổi | 2.5% |
7 tuổi | 10% | 14 tuổi | 2% |
8 tuổi | 7% | 15 tuổi | 1.5% |
9 tuổi | 6% | 16 tuổi | 1% |
Như thống kê ở trên cho thấy có đến 10% trẻ từ 7 tuổi bị đái dầm khi ngủ một cách vô thức.
2. Nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi đái dầm
Đái dầm ở trẻ 7 tuổi được chia thành 2 loại là đái dầm tiên phát và đái dầm thứ phát.
Trong đó đái dầm tiên phát là hiện tượng trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu vào ban ngày. Nhưng vào ban đêm thì trẻ vẫn bị tiểu dầm trong ít nhất 6 tháng.
Đái dầm thứ phát là hiện tượng trẻ không bị đái dầm trong 6 tháng nhưng sau đó lại bị đái dầm trở lại.
Nguyên nhân gây nên tình trạng đái dầm mỗi loại đái dầm khác nhau thì khác nhau.
2.1. Nguyên nhân đái dầm tiên phát
Những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đái dầm tiên phát bao gồm:
2.1.1. Hormon chống bài niệu (ADH)
ADH là hormon được bài tiết bởi tuyến yên để đáp ứng với các cảm biến để phát hiện sự tăng độ thẩm thấu của máu hoặc sự giảm thể tích máu.
Khi lượng hormone ADH bị thiếu hoặc dư thừa. Có thể gây ra các triệu chứng bệnh lý cấp tính hoặc mãn tính.
Trong đó sự thiếu hormone ADH hoặc thận không đáp ứng với ADH. Khiến cho lượng nước tiểu qua thận tăng lên, nước tiểu cũng bị loãng hơn bình thường.
Máu sẽ cô đặc hơn làm tăng khát, đi tiểu thường xuyên, mất nước. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ đi tiểu nhiều về đêm, dẫn đến đái dầm khi ngủ.
2.1.2. Ngủ sâu
Ngủ sâu giấc khiến cho trẻ không nhận biết được cảm giác buồn đi tiểu mà não bộ phát ra. Khi bàng quang đã căng tức. Vì thế trẻ sẽ đái dầm một cách không ý thức trong lúc ngủ.
2.1.3. Thói quen tiểu tiện không tốt
Thói quen thường xuyên nín nhịn khi muốn đi tiểu. Là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng trẻ 7 tuổi đái dầm.
Bởi nó sẽ khiến cho hệ thần kinh hình thành phản ứng tự bỏ qua các dấu hiệu của bàng quang. Nhất là vào ban đêm và dẫn đến đái dầm.
2.1.4. Yếu tố di truyền
Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ nhỏ có bố hoặc mẹ lúc nhỏ cũng gặp phải tình trạng đái dầm thì trẻ cũng có nguy cơ đái dầm cao hơn bình thường.
Tỷ lệ trẻ có cả bố và mẹ lúc nhỏ đái dầm là 77%, và 44% trong trường hợp chỉ bố hoặc mẹ lúc nhỏ bị đái dầm.
2.1.5. Bất thường về cấu trúc giải phẫu
Bất thường vị trí niệu quản nối với bàng quang hoặc thận gây tắc nghẽn dòng nước tiểu cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đái dầm.
Hoặc nếu bất kỳ yếu tố nào của hệ thống thận – niệu quản – bàng quang bị thu hẹp, xoắn hay thiếu hụt thì đều gây ra tình trạng khó khăn khi đi tiểu.
2.1.6. Quá trình phát triển bị “tạm ngừng”
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng đái dầm tiên phát ở trẻ 7 tuổi. Quá trình phát triển bị chậm hoặc dừng phát triển khiến cho trẻ không kiểm soát được bàng quang vào buổi tối dẫn đến đái dầm.
2.2. Nguyên nhân đái dầm thứ phát
2.2.1. Biến động về hormone
Thiếu sản xuất một loại hormone cơ thể tự nhiên có tên là Antidiuretic Hormone (ADH) trong khi ngủ ở 20-30% trẻ em bị đái dầm. Hormone này rất quan trọng để giảm sản xuất nước tiểu vào ban đêm.
2.2.2. Rối loạn chức năng của bàng quang
Do sự phát triển các dây thần kinh kiểm soát bàng quang chậm trưởng thành. Khiến cho trẻ không cảm nhận được bàng quang đầy.
Hoặc dung tích bàng quang nhỏ không thể chứa được hết lượng nước tiểu sản xuất vào ban đêm cũng dẫn đến hiện tượng “tràn bờ”.
2.2.3. Vấn đề tâm lý
Lo lắng, căng thẳng hay sợ hãi về một điều gì đó cũng có thể là nguyên nhân gây đái dầm.
Nếu những vấn đề này không được giải quyết thì rất có thể việc đái dầm sẽ trở thành một thói quen. Trẻ sẽ bị đái dầm kéo dài đến cả tuổi trưởng thành.
Ngoài ra ở những trẻ bị đái dầm nếu bị bố mẹ quát mắng, dọa nạt cũng sẽ khiến con sợ hãi. Không dám đối mặt với tình trạng này và đái dầm không những không thuyên giảm mà còn trở nên tồi tệ hơn.
2.2.4. Thói quen ăn uống
Uống nhiều nước hoặc ăn trái cây, thực phẩm chứa nhiều nước trước khi ngủ (ví dụ cháo, súp). Khiến cho lượng nước tiểu bài tiết trong khi ngủ tăng lên.
Nếu trẻ sử dụng đồ uống có caffein trước khi ngủ cũng có nguy cơ bị đái dầm.
2.2.5. Vấn đề sức khỏe tiềm ẩn (các bệnh lý)
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khiến cho trẻ không kiểm soát được việc đi tiểu hoặc tiểu són vào ban ngày và dễ bị đái dầm ban đêm.
- Tiểu đường: trẻ bị mắc tiểu đường sẽ có cảm giác khát nước nhiều hơn, đi tiểu nhiều hơn.
- Bất thường ở hệ thần kinh như động kinh cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị đái dầm trong khi ngủ.
2.3. Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì đái dầm thứ phát còn có thể do trẻ gặp phải một số tình trạng như táo bón, giun kim hoặc lười vệ sinh gây nên.
3. Bệnh dễ nhầm lẫn với đái dầm
Một số bệnh lý dễ gây nhầm lẫn với đái dầm ở trẻ nhỏ là rò nước tiểu bẩm sinh, bệnh bàng quang thần kinh, tiểu không kiểm soát…
3.1. Bệnh rò nước tiểu bẩm sinh
Nếu quần lót của trẻ luôn trong tình trạng ẩm ướt, có mùi khai nhưng bé vẫn đi tiểu bình thường. Bé không đái nhiều trong lúc ngủ (khác với trẻ đái dầm thì quần ướt sũng, ướt chăn, đệm). Thì đây là bệnh lý rò nước tiểu bẩm sinh.
Rò nước tiểu bẩm sinh thường gặp ở bé gái có 2 quả thận cùng 1 bên. Khiến cho nước tiểu từ thận trên theo ống dẫn tiểu không xuống hết bàng quang mà lại đi ra trực tiếp lỗ tiểu.
Tình trạng này sẽ được khắc phục bằng việc phẫu thuật điều chỉnh vị trí của thận.
3.2. Bệnh bàng quang thần kinh
Trẻ bị mắc bệnh bàng quang thần kinh sẽ có bàng quang hoạt động kém. Không thể co lại và đẩy được nước tiểu ra ngoài hoàn toàn.
Hoặc bàng quang hoạt động quá mức, co lại thường xuyên nên không có khả năng phối hợp với các cơ co thắt bàng quang. Khiến cho trẻ đi tiểu không kiểm soát cả ban ngày.
4. Hậu quả khi trẻ 7 tuổi đái dầm
Ngoài một số bệnh lý trên thì đa phần đái dầm ở trẻ 7 tuổi không phần không phải là bệnh lý. Chính vì vậy hậu quả thường là về mặt tâm lý như:
- Trẻ khó chịu do ngủ không ngon giấc.
- Sang chấn tâm lý (stress) do trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ.
- Ngại giao tiếp với bạn bè, với mọi người, từ đó không dám hòa đồng với tập thể.
- Đặc biệt với trẻ học bán trú phải ngủ lại trường thì đái dầm còn khiến con sợ đến trường. Ảnh hưởng đến việc học tập.
Ngoài ra, đái dầm ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, khiến cho khả năng sinh lý của con bị ảnh hưởng đáng kể.
5. Trẻ 7 tuổi đái dầm cần đi khám khi nào?
Trên thực tế, trẻ từ 5 tuổi trở lên nếu còn gặp phải tình trạng đái dầm trong khi ngủ thì cần đi khám ngay. Và nếu trẻ đái dầm có những hiện tượng sau. Mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Trẻ tiểu dầm cả ngày lẫn đêm.
- Trẻ bị tiểu dầm thứ phát, có nghĩa là trẻ bắt đầu làm ướt giường sau vài tháng không đái dầm lúc ngủ.
- Trẻ bị đái dầm kèm theo các triệu chứng khác như tiểu đau, khát nước nhiều hơn, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ hay trẻ đi ngoài phân cứng hoặc trẻ ngủ ngáy.
6. Thực phẩm trị đái dầm cho trẻ
6.1. Long nhãn, vải khô
Theo Đông y, long nhãn hay còn gọi là lệ chi nô, quế viên, bảo viên có vị ngọt, tính hơi ôn, vào kinh tâm và tỳ, có tác dụng ích tâm kiện tỳ, tư bổ khí huyết, ích trí an thần.
Còn vải khô có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng.
Do đó long nhãn hoặc vải khô có thể dùng để trị chứng đái dầm ở trẻ có biểu hiện sắc mặt xanh trắng, tứ chi lạnh, tiểu trong, tiểu nhiều.
Theo đó, mẹ có thể sử dụng 5-10 quả vải khô hoặc long nhãn cho trẻ ăn mỗi sáng, khi con đang đói bụng, tình trạng đái dầm của con sẽ cải thiện rõ rệt.
6.2. Canh rau ngót
Rau ngót có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, giúp lợi tiểu. Sử dụng rau ngót để chữa đái dầm ở trẻ mang lại hiệu quả bất ngờ.
Mẹ có thể nấu rau ngót với thịt băm, xương heo hoặc ngao. Đây vừa là một món ăn ngon vừa có tác dụng trị đái dầm cho trẻ hiệu quả.
6.3. Nước ép việt quất
Nước ép việt quất rất tốt cho đường tiết niệu, thận và bàng quang. Vì vậy uống một ly nhỏ nước ép việt quất mỗi ngày 1 lần, 1 tiếng trước khi ngủ sẽ giúp chữa đái dầm hữu hiệu.
6.4. Ăn hẹ
Hẹ là một loại thảo dược lành tính, do đó được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong đó có chứng đái dầm với triệu chứng trẻ có sắc mặt trắng xanh, lưỡi nhạt, rêu mỏng.
Mẹ chỉ cần sử dụng 100g hẹ tươi, 200g tôm nõn chế biến thành món tôm xào hẹ cho bé ăn mỗi ngày.
6.5. Quả óc chó và nho khô
Mẹ chỉ cần cho bé ăn 1 muỗng cà phê hạt nho khô và 2 muỗng cà phê hạt óc chó như một bữa ăn nhẹ trước khi cho con đi ngủ. Sẽ có hiệu quả trị đái dầm bất ngờ.
Với biện pháp này, mẹ nên kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng để có được hiệu quả như mong muốn.
6.6. Mật ong
Mật ong là phương thuốc tuyệt vời để trị đái dầm ở trẻ nhỏ. 1 thìa mật ong mỗi sáng hoặc pha với nước ấm uống sẽ giúp con không còn bị đái dầm vào ban đêm nữa.
6.7. Hạt mù tạt
Sử dụng ½ muỗng cà phê bột mù tạt cho vào ly sữa ấm rồi cho con uống 1 tiếng trước khi đi ngủ. Có thể giúp chữa trị các bệnh lý đường tiết niệu hiệu quả.
6.8. Đường thốt nốt
Đường thốt nốt giúp ấm cơ thể. Nên tình trạng đái dầm con gặp phải sẽ biến mất sớm nếu cho con uống sữa ấm với một chút đường thốt nốt vào mỗi sáng.
6.9. Quả lý gai Ấn Độ
Sử dụng quả lý gai Ấn Độ thái thành từng miếng nhỏ rồi trộn cùng với một chút mật ong, nghệ cho trẻ ăn sẽ giúp tình trạng đái dầm cải thiện rõ rệt.
6.10. Quế
Nếu trẻ bị đái dầm mà thích ăn cay thì mẹ có thể cho con ăn một vỏ quế/lần trong ngày để trị chứng đái dầm. Hoặc mẹ cũng có thể sử dụng bột quế để chế biến món ăn hay làm trà quế để cho con uống hàng ngày.
6. Biện pháp cho trẻ 7 tuổi đái dầm
Tình trạng đái dầm kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ. Do đó mẹ cần kịp thời điều trị và khắc phục.
- Đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng đái dầm của con là gì.
- Quan tâm nhiều đến con hơn để giúp con vượt qua chướng ngại tâm lý, giúp con hiểu được tình trạng con đang gặp phải và từ đó con sẽ có ý thức hơn để trị liệu.
- Các bậc phụ huynh hãy luôn nhớ rằng, đái dầm ở trẻ hoàn toàn không phải là lỗi ở con, vì vậy tuyệt đối không mắng, chế giễu hay chê bai con.
- Trong trường hợp bố mẹ xác định được thời điểm con thường đái dầm trong khi ngủ thì có thể đặt chuông báo thức hoặc gọi con dậy đi vệ sinh để con không đái dầm nữa. Tuy nhiên, khi gọi con dậy chỉ khi con tỉnh ngủ hẳn mới cho con đi tiểu bởi nếu không tỉnh ngủ thì có nghĩa là con vẫn đang đi tiểu vô thức (như đái dầm) mà thôi.
Ngoài ra bố mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc để chứng đái dầm ở trẻ được cải thiện nhanh hơn.
7. Cách phòng tránh đái dầm cho trẻ
- Hạn chế cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ ít nhất là 1 giờ đồng hồ, điều này sẽ giúp giảm lượng nước tiểu sản xuất vào ban đêm.
- Không nên cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm có chứa cafein, đồ uống có ga, đồ uống có hương vị nhân tạo.
- Tập cho con có thói quen đi vệ sinh đúng giờ và đi vệ sinh trước khi lên giường đi ngủ.
- Yêu cầu con tự dọn vệ sinh sau khi ngủ dậy như thay ga giường, thay chiếu để con ý thức được việc tè dầm vào ban đêm là không tốt, tuy nhiên mẹ cần yêu cầu con với thái độ dịu dàng để con hợp tác và không bị ảnh hưởng tâm lý.
- Trò chuyện với con về tình trạng đái dầm của bé để tháo gỡ tâm lý ngại ngùng, xấu hổ của con, từ đó tìm ra được giải pháp khắc phục tối ưu.
- Khen ngợi khi con có tiến bộ, không tè dầm hoặc tè dầm ít hơn, tuyệt đối không phạt, quát mắng trẻ.
Tham khảo:
Như vậy, khi trẻ đái dầm mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân là gì, từ đó tìm biện pháp khắc phục kịp thời. Trong trường hợp trẻ 7 tuổi đái dầm rất có thể là do bệnh lý thì mẹ nên đưa trẻ đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế có chuyên môn càng sớm càng tốt.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.