Bé đái dầm khiến mẹ gặp không ít khổ sở khi suốt ngày phải gắn liền với công việc giặt giũ. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng. Với 20 thuốc đái dầm trẻ em được tổng hợp sau đây, mẹ có thể giúp bé thoát khỏi chứng bệnh này hoàn toàn.
Xem thêm:
- [Chia sẻ kinh nghiệm] Trẻ 3 tuổi đái dầm ban đêm, mẹ cần làm gì?
- [Giải – Đáp] Trẻ đái dầm phải làm sao?
1. Nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ em
Trẻ bị đái dầm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu trong đó bao gồm:
- Do trẻ bị rối loạn chức năng ức chế bàng quang – đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đái dầm ở trẻ.
- Do bàng quang của trẻ quá nhỏ nên không đủ chỗ để chứa nước tiểu vào ban đêm.
- Bàng quang phát triển chậm nên các dây thần kinh điều khiển nó không nhận được tín hiệu đầy đủ trong lúc ngủ, nhất là khi trẻ ngủ sâu giấc.
- Trẻ bị thiếu hormone chống lợi tiểu (ADH) – một loại hormone giúp trẻ giảm sản xuất nước tiểu vào ban đêm.
- Do trẻ bị stress, lo lắng, căng thẳng.
- Trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Trẻ bị táo bón lâu ngày ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang.
- Trẻ bị viêm họng, viêm amidan dẫn đến khó thở, thở ngắt quãng cũng có thể gây ra hiện tượng đái dầm.
- Cấu tạo của hệ thống thần kinh hoặc hệ tiết niệu của trẻ có khiếm khuyết – đây là nguyên nhân hiếm gặp nhất trong thực tế.
- Ngoài ra theo đông y, nếu phổi hoạt động không hiệu quả cũng có thể gây đái dầm vì phổi có quan hệ mật thiết với bàng quang.
2. Các loại thuốc tây trị đái dầm ở trẻ em
Có nhiều cách để giúp bé hết đái dầm. Tùy từng nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà mẹ chọn phương pháp điều trị cho phù hợp.
Việc sử dụng thuốc tây là một trong những cách thường được các bác sĩ nội khoa chỉ định kê đơn.
Tuy nhiên các bố mẹ không tự ý mua thuốc cho con uống mà cần đi thăm khám và được bác sĩ kê đơn mới được sử dụng để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
2.1. Desmopressin Acetate (DDAVP)
Desmopressin Acetate (DDAVP) là một loại thuốc trị đái dầm cho trẻ đang được nhiều người tin dùng.
- Thành phần: Là một loại thuốc tổng hợp có cấu trúc tương tự với hormone chống lợi tiểu (ADH) – hay là vasopressin.
- Tác dụng: Giúp kháng lợi niệu và kiểm soát lượng nước tiểu từ thận. Giúp cơ thể kiểm soát các cơn khát và việc đi tiểu quá nhiều.
- Đối tượng sử dụng: Những trẻ em trên 6 tuổi bị bệnh đái dầm.
- Liều dùng: 0,2-0,6mg uống mỗi ngày 1 lần và trước khi đi ngủ.
- Tác dụng phụ: Co giật, kích ứng niêm mạc mũi, chảy máu cam.
2.2. Oxybutynin
Oxybutynin là một hoạt chất thuộc nhóm thuốc chống co thắt được sử dụng trong trường hợp bàng quang hoạt động quá mức.
- Thuốc chỉ dùng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên và không nên sử dụng trong trường hợp nhược cơ, đái khó.
- Thuốc có thể được bào chế thành dạng siro uống và dạng viên nén.
- Liều dùng cho trẻ em bị đái dầm là mỗi ngày dùng một lần khoảng 5mg.
- Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn mửa, khô da, bí tiểu, bệnh tiêu chảy, buồn ngủ, mắt mờ và khô.
2.3. Flavoxate hydrochloride
Flavoxate hydrochloride là một hoạt chất flavoaxte có khả năng hấp thụ nhanh làm giảm cảm giác mắc tiểu ở trẻ.
- Thành phần: Hoạt chất flavoxate.
- Tác dụng: Giúp giãn cơ trơn bàng quang. Giúp giảm rỉ nước tiểu và giảm tần suất đi tiểu.
- Đối tượng sử dụng: Trẻ em trên 12 tuổi. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai, người bị bệnh đường ruột và bệnh nhân thiên đầu thống.
- Liều dùng: Mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 100-200mg và giảm dần khi thấy trẻ có dấu hiệu cải thiện.
- Tác dụng phụ: Mờ mắt, khô miệng, táo bón, buồn nôn, chóng mặt, khó ngủ.
Như vậy, mỗi loại thuốc tây trên tuy đều có những công dụng nhất định giúp trẻ hết đái dầm. Nhưng bản thân chúng cũng tồn tại những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.
Vì vậy các bố mẹ chỉ nên cho con uống khi có sự chỉ định trực tiếp của bác sĩ điều trị.
3. Bài thuốc dân gian trị đái dầm trẻ em
Ngoài các loại thuốc tây như trên thì các bài thuốc dân gian cũng là một trong những lựa chọn được nhiều bố mẹ sử dụng làm thuốc đái dầm cho trẻ. Dưới đây là 10 bài thuốc dân gian trị đái dầm cho trẻ em phổ biến nhất mà các bố mẹ có thể tham khảo thêm.
3.1. Bài thuốc từ màng mề gà
Màng mề gà là một loại thuốc đái dầm cho trẻ em mà hiện nay ít người biết đến.
Màng mề gà còn được Đông y gọi với cái tên là kê nội kim, là một vị thuốc quý được sử dụng nhiều để chữa các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Đây là bộ phận mà khi nói tên, nhiều người sẽ không biết là nó ở đâu. Kỳ thực, đó chính là lớp màng mỏng màu vàng ngăn cách giữa thành mề gà với thức ăn. Khi rạch mề ra, rửa sạch thì sẽ nhìn thấy.
3.1.1. Chuẩn bị màng mề gà
Chuẩn bị màng mề gà là một công đoạn đơn giản nhưng rất quan trọng có 2 cách như sau:
- Cách 1: Màng mề gà bóc ra rửa sạch, đem sấy hoặc phơi khô tới khi độ ẩm còn 12%. Khi dùng thì đem đi sao cùng với cát cho phồng lên sau đó phủi sạch cát đi là được.
- Cách 2: Màng mề gà sau khi rửa sạch đem đi rang với lửa to cho đến khi nó chuyển sang màu vàng sẫm thì vẩy vào một ít giấm rồi nhắc xuống đem đi phơi khô rồi bảo quản. Khi cần có thể lấy ra dùng.
3.1.2. Cách dùng màng mề gà trị đái dầm cho trẻ
Là một bài thuốc dân gian lưu truyền nên có rất nhiều cách dùng khác nhau. Sau đây là 3 cách phổ biến nhất được mọi người sử dụng.
- Cách 1: Lấy màng mề gà đã chuẩn bị ở trên đem đi tán nhuyễn thành bột rồi cho trẻ uống vào lúc đói. Pha 2-6 g bột với nước ấm mỗi lần rồi uống ngày 2 lần.
- Cách 2: Lấy 4-12g màng mề gà và 1 lượng như thế tang phiêu tiêu (chính là tổ bọ ngựa trên cây dâu) đem đi sắc với 400ml nước cho tới khi nước còn khoảng 60-100ml là được. Lượng nước thuốc chia làm 2 lần và uống trước bữa ăn.
- Cách 3: Kết hợp 4 loại như sau:
- 24g quế chi.
- 24g mẫu lệ (vỏ con hàu nhung)
- 1 cái màng mề gà đã chuẩn bị như trên
- 1 bộ ruột gà đã được rửa sạch, phơi khô và đốt tồn tính (đốt cho bên ngoài cháy đen nhưng bên trong vẫn giữ được dược tính cần thiết)
Tán nhuyễn cả 4 thứ trên thành bột và trộn đều với nhau rồi cho trẻ uống trước bữa ăn cùng với nước ấm. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-4g.
3.2. Bài thuốc từ rau bầu đất
Theo đông y thì bầu đất là loại cây có vị hơi ngọt, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khử ứ, tiêu viêm, lợi tiểu. Vì vậy mẹ có thể dùng nó như một loại thuốc đái dầm cho trẻ trị các chứng như tiểu nhắt, tiểu buốt ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Cách làm rất đơn giản, các mẹ có thể nấu canh ăn hằng ngày hoặc lấy 80g bầu đất sắc nước uống hằng ngày.
3.3. Bài thuốc từ rễ cây hoa hồng dại, hạt tơ hồng, ngũ bội tử
Cho hỗn hợp gồm 12g ngũ bội tử, 12g hạt tơ hồng và 30g rễ cây hoa hồng dại (hay còn gọi là dã tường vi, hồng tầm xuân) vào ấm, sắc với 600ml nước, đun đến khi cạn còn 400ml thì nhắc xuống rồi chia làm 3 phần cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày.
3.4. Mang cua biển
Lấy phần mang cua biển chưng cách thủy hoặc nấu canh rồi cho trẻ ăn 1 – 3 lần mỗi ngày tùy thuộc độ tuổi của bé, càng lớn cho ăn càng nhiều lần.
3.5. Củ mài ( đông y còn gọi là hoài sơn)
Sấy khô và tán mịn hỗn hợp gồm:
- 4 phần củ mài đã sao vàng.
- 3 phần quả ré (ích trí nhân).
- 3 phần ô dước.
Lấy bột đã tán mịn luyện với hồ rồi nặn thành viên kích thước bằng hạt ngô, bảo quản trong lọ sạch sau đó cho trẻ uống với nước ấm khi đói bụng. Tùy tuổi của trẻ mà ngày cho uống 1-2 lần, mỗi lần khoảng 4-8g.
3.6. Gan gà trống
Lấy gan gà trống đã luộc chín trộn nhuyễn với bột nhục quế (khối lượng 2 thứ bằng nhau) rồi viên lại thành viên nhỏ như hạt đậu xanh và cho trẻ uống 2-3 lần mỗi ngày. Tùy độ tuổi của trẻ mà cho uống ngày 5-15 viên với nước ấm và uống vào lúc trẻ không quá no hay quá đói.
3.7. Dế mèn đen
Nhúng 1 con dế mèn đen vào nước sôi rồi lấy ra sấy khô (hoặc có thể phơi khô) sau đó đem tán nhuyễn thành bột và hòa với nước ấm cho trẻ uống.
Ngày hôm sau uống nhiều hơn ngày hôm trước 1 con. Theo kinh nghiệm dân gian thì sau khi trẻ uống tới 11 con sẽ hết đái dầm.
3.8. Dạ dày lợn
Lấy 1 cái dạ dày lợn, rửa sạch sau đó cho 100-150g hạt sen (hạt sen đã bỏ vỏ và tim, ngâm rượu trong 2 đêm rồi sấy khô) vào bên trong dạ dày lợn và nấu chín cho trẻ ăn. Tùy thuộc độ tuổi mà cho trẻ ăn từ 1-3 lần mỗi ngày.
3.9. Bong bóng lợn
Lấy 1 chiếc bong bóng lợn rửa sạch rồi đem nấu với gạo nếp và 1 ít hạt tiêu cho nhừ. Nấu xong bỏ phần gạo nếp, chỉ lấy bong bóng lợn xắt nhỏ và cho trẻ ăn khi đói. Mỗi lần cho trẻ ăn khoảng 20-50g và ăn 1-3 lần mỗi ngày tùy độ tuổi của trẻ bị đái dầm.
3.10. Tổ bọ ngựa
4-12g tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa trên cây dâu), 2-8g hạt tơ hồng, 4-12g phá cố chỉ, 4-12g đảng sâm, 2-8g ích trí nhân, 2-8g ba kích.
Cho hỗn hợp trên cùng với 400ml nước đun cho cạn đến khi còn khoảng 60-100ml thì nhắc xuống chia làm 2 phần cho trẻ uống trước bữa ăn.
4. Bài thuốc đông y trị đái dầm trẻ em
4.1. Bài thuốc ôn thận cố sáp
Là các bài thuốc áp dụng trong trường hợp trẻ bị đái dầm do thận khí hư hàn. Bài thuốc chú trọng sử dụng các vị thuốc có tác dụng ôn thận, bổ thận như tang phiêu tiêu, ích trí nhân hay thục địa, hoài sơn…để giúp chữa tận gốc vấn đề.
- Bài 1: 8g thỏ ty tử, 8g ba kích, 8g ích trí nhân, 12g đẳng sâm, 12g tổ tang phiêu tiêu, 12g phá cố chỉ. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài 2: 40g ích trí nhân, 40g tang phiêu tiêu. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài 3: Tang phiêu tiêu tán: 12g tang phiêu tiêu, 6g xương bồ, 12g mẫu lệ, 12g long cốt, 12g phục thần, 8g viễn chí, 8g đương quy, 8g quy bản, 16g đẳng sâm. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài 4: Thục địa 12g, hoài sơn 12g, đan bì 8g, sơn thù 8g, phục linh 8g, trạch tả 8g, ô dược 12g, phá cố chỉ 8g, ngưu tất 12g, ích trí nhân 8g, xương bồ 5g, tang phiêu tiêu 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
4.2. Bài thuốc bổ khí cố sáp
Là các bài thuốc sử dụng trong trường hợp trẻ bị đái dầm do phế khí, tỳ khí hư. Các vị thuốc sử dụng chủ yếu tập trung vào những vị có tác dụng thông khí, bổ tỳ như hoài sơn, đương quy, ích mẫu, hoàng kỳ, đẳng sâm…
- Bài 1: Cố phù thang gia giảm: hoàng kỳ 12g, đương quy 8g, sơn thù 8g, thăng ma 8g, sa uyển tật lê 8g, ích mẫu 8g, bạch thược 8g, phục thần 8g. Sắc thành thuốc mỗi ngày dùng 1 thang.
- Bài 2: Hoài sơn 12g, sa sâm 8g, đẳng sâm 12g, tang phiêu tiêu 8g, mạch môn 8g, khiếm thực 12g, kỷ tử 8g, thỏ ty tử 8g. Sắc thành thuốc mỗi ngày dùng 1 thang.
4.3. Bài thuốc sơ can thanh nhiệt, tư âm thanh nhiệt
Là bài thuốc dùng trong trường hợp trẻ bị đái dầm do ứ nhiệt, nóng trong người. Các vị thuốc được sử dụng trong trường hợp này khi kết hợp lại với nhau sẽ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan thận giúp trẻ chữa bệnh từ bên trong.
- Bài 1: Bát vị tri bá: sơn thù 8g, tri mẫu 6g, hoài sơn 12g, thục địa 12g, đan bì 8g, trạch tả 8g, phục linh 8g, hoàng bá 6g. Sắc thành thuốc mỗi ngày dùng 1 thang.
- Bài 2: Long đởm tả can thang gia giảm: cam thảo 6g, long đởm thảo 6g, sài hồ 8g, hoàng bá 6g, chi tử 8g, mộc thông 8g, tri mẫu 8g, sinh địa 8g. Sắc thành thuốc mỗi ngày dùng 1 thang.
5. Một số lưu ý khi cho bé sử dụng thuốc
Cùng là bị đái dầm nhưng mỗi bé sẽ do một nguyên nhân khác nhau, bởi vậy nên trước khi có kết luận chính xác của bác sĩ về nguyên nhân trẻ bị đái dầm thì các bố mẹ không nên tự ý cho con sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, trẻ bị đái dầm là do sinh lý bình thường và có thể tự hết nên bố mẹ không nên quá lo lắng.
Các bố mẹ có con bị đái dầm cũng có thể khắc phục tình trạng đó bằng một số cách làm như sau:
- Cho bé uống nước đủ và đúng cách.
- Không quát mắng làm trẻ sợ hãi.
- Gọi con dậy đi tiểu mỗi đêm 1 lần vào khoảng 1-2h để tập thói quen cho con.
- Không ăn nhiều canh và uống quá nhiều nước vào bữa tối.
Như vậy, dù có nhiều phương pháp, nhiều thuốc đái dầm trẻ em khác nhau nhưng bố mẹ cần phải tỉnh táo lựa chọn và quyết định đúng đắn xem phương pháp nào hiệu quả, an toàn. Chúc bé khỏe, mẹ vui!
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.