Bé 2 tuổi biếng ăn phải làm sao? – NGUYÊN NHÂN và BIỆN PHÁP xử lý

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 02/02/2023 11:06:13

Bé ăn rất ít, hay ngậm hoặc phun thức ăn, mỗi bữa ăn kéo dài hơn 30 phút… là những dấu hiệu cho thấy bé đang biếng ăn. Vậy bé 2 tuổi biếng ăn phải làm sao? Đâu là nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhẹ nhàng, hiệu quả nhất?

1. Bé 2 tuổi biếng ăn do đâu?

Theo thống kê từ Viện dinh dưỡng, có đến 57% số bà mẹ đưa con đến khám vì biếng ăn. Trong đó phổ biến nhất là khám cho trẻ từ 1-2 tuổi. Qua quá trình thăm hỏi, các bác sĩ đã tổng quát 8 nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng này. Cụ thể:

1.1. Do thực đơn nhàm chán

Thực đơn nhàm chán, lặp đi lặp lại làm mất sự hào hứng, thích thú với đồ ăn

Thực đơn nhàm chán, lặp đi lặp lại làm mất sự hào hứng, thích thú với đồ ăn

Nguyên nhân hàng đầu khiến bé mất đi hứng thú đối với thức ăn chính là sự nhàm chán của thực đơn cũng như cách trình bày.

  • Các mẹ nghĩ rằng các món ăn nhiều đạm như trứng hấp, cá chiên, thịt viên… là đủ chất và cho bé thường xuyên, nhiều lần trong 1 tuần. Nhưng món ăn được lặp lại này vô tình khiến bé “sợ hãi” và chán ngán, không muốn ăn tiếp, né tránh đến giờ ăn cơm.
  • Dạng thức ăn ít được thay đổi (thường xuyên ăn cơm, cháo, nui, món hầm, …) hoặc hương vị quá nhàm chán, chỉ loanh quanh vài cách chế biến cũng khiến bé bị mất cảm giác hào hứng.
  • Trẻ em luôn có tâm lý yêu thích những thứ ngộ nghĩnh và tươi sáng. Chính vì vậy mà các món ăn được bày biện sơ sài, ít được trang trí bắt mắt cũng sẽ khiến các bé chán lại càng thêm chán.

1.2. Không có thời gian cụ thể cho bữa ăn

Vì hoàn cảnh gia đình mà nhiều ông bố bà mẹ có thói quen ăn uống tùy tiện, trái giờ giấc, thời điểm ăn bữa sáng, bữa trưa hay bữa tối luôn không cố định. Tình trạng này vô tình sẽ khiến bé bị mất phản xạ đói tự nhiên, đồng thời khiến bé chỉ ăn lúc nào mình thích. Nghiêm trọng hơn, hệ tiêu hóa của bé bị ảnh hưởng, khả năng tiếp nhận thức ăn và chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể cũng bị liên lụy.

1.3. Do bé ham chơi, không tập trung vào bữa ăn

Mải mê với trò chơi khiến trẻ bỏ quên việc ăn uống

Mải mê với trò chơi khiến trẻ bỏ quên việc ăn uống

Với mong muốn để ăn nhanh và ăn nhiều hơn mà nhiều gia đình vừa cho bé ăn vừa đi chơi hoặc xem tivi, chơi game… Nhưng đây là thói quen không tốt sẽ khiến bé hay ngậm cơm mà không nuốt. Hương vị món ăn không còn thơm ngon như lúc đầu và lâu ngày hình thành tâm lý biếng ăn.

Bên cạnh đó sức hấp dẫn của những loại hình giải trí như phim ảnh, video, đồ chơi… nếu không được kiểm soát sẽ càng lúc càng khiến bé mải mê mà bỏ bê việc ăn uống.

1.4. Ăn vặt quá nhiều

Những món ăn vặt thơm ngon, mới lạ luôn khiến bé thích thú hơn so với bữa cơm chính chỉ có thịt, cá…. Vậy nên nếu bé ăn quá nhiều thức ăn vặt hoặc ăn nhiều thức ăn vào bữa phụ thì đến bữa chính bé sẽ bị ngang dạ, không muốn ăn thêm bất cứ thứ gì khác.

Thành phần của thức ăn vặt lại vô cùng nghèo nàn về dưỡng chất, lại có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, về lâu dài lại càng khiến bé thêm chán ăn và phát triển không tốt.

1.5. Do ảnh hưởng của sử dụng thuốc

Thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới trẻ 2 tuổi bị biếng ăn

Thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới trẻ 2 tuổi bị biếng ăn

Một số loại thuốc chữa cảm cúm, sốt, thuốc kháng sinh… làm cho bé bị đắng miệng hoặc gây mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Khả năng tiêu hóa thức ăn giảm sút, bé không cảm thấy ngon miệng, ngại ăn.

Khi lượng thức ăn dung nạp ít đi, cơ thể không có đủ năng lượng và dinh dưỡng, bé sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn chán hơn.

1.6. Bé 2 tuổi biếng ăn do ảnh hưởng tâm lý

Trẻ 2 tuổi đã có thể cảm nhận được bầu không khí khác lạ trong gia đình. Nếu người nhà thường xuyên căng thẳng, gây gổ hoặc bạo lực thì trẻ sẽ có tâm lý sợ hãi, không dám ăn cơm hoặc mất cảm giác hứng thú khi ăn.

Cộng thêm việc người lớn quá nghiêm khắc, thường xuyên quát mắng bé khi bé không ăn hết cơm cũng làm cho bé thêm sợ hãi, e dè không dám ăn nhiều.

1.7. Một số lý do về sức khỏe của bé

Ngoài những nguyên nhân trên thì một số bệnh lý hoặc lý do về sức khỏe cũng làm cho bé có tâm lý biếng ăn:

  • Trẻ mới ốm dậy nên cơ thể sẽ rất mệt mỏi, đắng miệng, không có vị giác gây ra cảm giác không muốn ăn.
  • Trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, bụng có giun… Trẻ luôn có cảm giác căng đầy, không muốn ăn thêm đồ ăn.
  • Một số vấn đề về răng miệng: Mọc răng, viêm Amidan, nấm lưỡi, nhiệt miệng, tưa lưỡi… có thể khiến bé bị đau khi nhai, nuốt, dần khiến trẻ trở nên biếng ăn.

2. Cần làm gì khi bé 2 tuổi biếng ăn

Khi thấy con mình đang gặp tình trạng biếng ăn, các ông bố bà mẹ hãy từ tốn và kiên nhẫn áp dụng những phương thức sau đây.

2.1. Thay đổi thực đơn thường xuyên cho bé

Những món ăn ngộ nghĩnh, trang trí đẹp sẽ tạo cảm hứng giúp bé muốn ăn hơn

Những món ăn ngộ nghĩnh, trang trí đẹp sẽ tạo cảm hứng giúp bé muốn ăn hơn

Bước đầu tiên chính là làm cho bữa cơm trở nên hấp dẫn, hào hứng hơn mỗi ngày bằng cách:

  • Hãy thay đổi thực phẩm thường xuyên: mẹ hãy sử dụng các loại rau củ mới chưa từng cho bé ăn hoặc thay đổi thực phẩm mỗi ngày, tránh lặp lại 1 loại rau hoặc 1 loại thịt, cá ở những bữa cơm gần nhau. Đa dạng nhiều loại hoa quả, món ăn ở bữa phụ. Nhưng vẫn đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất chính là nhóm đạm, đường bột, chất béo và vitamin, khoáng chất.
  • Thay đổi cách chế biến: thay vì chỉ rang thịt, cá rán, rau luộc, mẹ hãy thay đổi cách chế biến để món ăn có hương vị lạ hơn, hấp dẫn hơn như thịt nướng, salad, canh cá…
  • Thay đổi dạng đồ ăn: Thức ăn càng đa dạng hình thức thì khả năng kích thích vị giác bé càng cao. Đơn giản như thay cơm bằng phở cuốn, lẩu, BBQ…
  • Tăng thêm hương vị: Các mẹ có thể thủ sẵn một chút gia vị chua, cay, ngọt, mặn… cho vào thức ăn để bữa cơm thêm phần hấp dẫn. Nhưng chỉ một chút thôi vì hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt.
  • Thay đổi về cách trang trí đồ ăn: chỉ một chút thay đổi trong cách sắp xếp, cắt tỉa rau củ, tạo hình và sắp xếp thức ăn thành những con thú xinh xắn theo kiểu cơm bento của Nhật, vv… sẽ giúp bé ăn uống vui vẻ hơn.

2.2. Xây dựng thời gian bữa ăn hợp lý

Để bé hình thành phản xạ đói tự nhiên khi giờ cơm đến, thèm ăn, ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn thì bố mẹ nên bố trí bữa ăn vào các khung giờ hợp lý như 7h sáng, 9h sáng, 12h trưa, 3h chiều, 7h tối. Trước giờ đi ngủ bé có thể dùng thêm 1 ly sữa ấm.

Dùng bữa đúng giờ cũng sẽ kích thích tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng

Dùng bữa đúng giờ cũng sẽ kích thích tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng

Khối lượng đồ ăn các bữa nên khác nhau. Bữa phụ lúc 9h sáng và 3h chiều nên ăn nhẹ, ít đồ ăn như hoa quả dầm, yến mạch…. Ba bữa chính nhiều đồ ăn và dinh dưỡng hơn một chút.

Thêm một điều quan trọng nữa là cha mẹ không kéo dài thời gian của bữa ăn. Nên có những biện pháp nghiêm khắc để bé bớt hiếu động, không nghịch phá, hướng sự chú ý của bé vào bữa ăn mà không bị phân tâm.

2.3. Thiết lập quy tắc trên bàn ăn

Bố mẹ hãy cùng bé tạo một bảng quy tắc trên bàn ăn, có thưởng và phạt đi kèm. Như ăn đúng giờ, không điện thoại, tivi, đồ chơi trong lúc ăn, … Hãy đề xuất các phần thưởng/phạt như thêm (giảm) 30 phút chơi game, đi siêu thị với mẹ…

Hãy nhớ rằng quan trọng nhất đối với bé là bữa ăn chính. Cha mẹ có thể thỉnh thoảng cho bé ăn vặt nhưng đừng để các loại thức ăn này ảnh hưởng tới những bữa cơm quan trọng nhất.

Bé sẽ tự tạo cho mình thói quen ăn uống theo nề nếp, không ăn uống tùy tiện, đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi.

2.4. Giảm bữa ăn phụ, ăn vặt của trẻ

Mẹ giảm bớt bữa phụ, tập trung vào bữa ăn chính, để chiếc bụng của bé luôn được “đói”. Nếu có bữa phụ, các mẹ chỉ nên cho ăn những đồ lành mạnh như sữa, sữa chua, một vài chiếc bánh mềm…

2.5. Cho bé ăn cùng gia đình, tạo không khí vui vẻ

Khi ngồi cùng với cả nhà, bé sẽ thấy tầm quan trọng của bữa ăn và có sự tập trung vào việc ăn uống hơn

Khi ngồi cùng với cả nhà, bé sẽ thấy tầm quan trọng của bữa ăn và có sự tập trung vào việc ăn uống hơn

Cha mẹ có thể cho bé ngồi ăn cùng cả nhà, tạo không khí đầm ấm, vui vẻ để bé hào hứng ăn hơn. Hãy luôn quan tâm tới bé, cố gắng hỏi han, trò chuyện với bé về những chuyện xảy ra trong ngày, tạo cho bé tâm lý thoải mái nhất có thể.

2.6. Hãy khen ngợi, đừng quát mắng hay ép trẻ ăn

Khi thấy bé ăn hết suất, ăn nhiều rau… cha mẹ nên dành cho bé lời khen ngợi. Những lời động viên này sẽ khiến bé hào hứng hơn, cố gắng ăn nhanh và nhiều hơn để được khen tiếp.

Mẹ có thể tạo các phần thưởng như phiếu bé ngoan, cho bé đi công viên, thêm 30 phút đạp xe hoặc vui chơi… và hứa trao cho bé vào cuối tuần khi bé ăn ngoan, ăn khỏe.

Tuyệt đối không được ép bé ăn món ăn nào, như thế sẽ khiến bé bị ảnh hưởng tâm lý, tạo ra cảm giác sợ hãi thức ăn.

2.7. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giúp ăn ngon miệng

Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón

Để nâng cao hiệu quả và giúp bé nhanh chóng lấy lại cảm giác ngon miệng thì mẹ có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như Forikid TW3.

Sản phẩm Forikid TW3 được bào chế từ các thảo dược tự nhiên an toàn và lành tính.

  • Sinh địa: 1,6g
  • Đảng sâm: 0,8g
  • Thạch hộc: 0,8g
  • Tỳ giải: 0,8g
  • Cam thảo: 0,6g
  • Táo chua: 0,6g
  • Hoài sơn: 0,6g
  • Khiếm thực: 0,3g

Sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng vị ngọt dịu dễ uống. Sản phẩm có công dụng: Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón, tăng cường sức khỏe.

2.8. Một số mẹo giúp trẻ ăn ngon miệng khác

Có rất nhiều mẹ hay giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn với đồ ăn, luôn chờ đợi được thưởng thức món ăn mà mẹ nấu. Ví dụ như

  • Cho trẻ vận động mỗi ngày với các bài tập phù hợp độ tuổi như đi bộ, nhảy theo nhạc…  Năng lượng tiêu hao khiến trẻ có cảm giác đói bụng tự nhiên và ăn nhiều hơn.
  • Uống chút nước lọc trước bữa ăn khoảng 30 phút để “khởi động” hệ tiêu hóa, kích thích tuyến nước bọt, dịch dạ dày để cảm thấy muốn ăn hơn.
  • Cho bé được trực tiếp cảm nhận, cầm nắm đồ ăn bằng tay sau khi đã rửa tay thật sạch. Bé có cơ hội được khám phá, tìm tòi đồ ăn mới và thấy thoải mái, ăn ngon hơn.

3. Khi nào cần đưa bé đi khám?

Với những trường hợp đặc biệt sau, cha mẹ nên thu xếp để mau chóng đưa con mình tới trung tâm y tế để được thăm khám kịp thời:

  • Trường hợp trẻ bị biếng ăn bắt nguồn từ bệnh lý. Đây là nguyên nhân nguy hiểm cần điều trị đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trẻ biếng ăn trong một thời gian dài dẫn tới còi cọc, chậm lớn, sút cân nghiêm trọng.
  • Ngoài biếng ăn, trẻ còn có thêm các biểu hiện khác như đổ mồ hôi trộm, nổi rôm sảy…

Những chia sẻ trên đây chắc hẳn đã giúp các mẹ biết nguyên nhân cũng như giải đáp thắc mắc bé 2 tuổi biếng ăn phải làm sao. Các mẹ hãy áp dụng các phương pháp vừa được gợi ý để đảm bảo bé phát triển thật tốt nhé.

Đáng giá bài viết

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC