7+ nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục hiệu quả nhất

Đăng bởi Forikid TW3 | Đăng lúc : 07/03/2023 11:00:12

Trẻ ăn ngon, ăn khỏe, tăng cân và cao lớn là mong ước của các bậc làm cha mẹ. Thế nhưng có nhiều khi trẻ biếng ăn khiến cơ thể gầy yếu, xanh xao. Vì vậy bố mẹ hãy nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời. 

1. Nguyên nhân gì khiến trẻ biếng ăn?

1.1 Món ăn không hợp với khẩu vị

Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai (Viện Dinh dưỡng Quốc gia): “Trẻ nhỏ cần đầy đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Việc ăn quá nhiều 1 số món, ăn 1 loại thực phẩm, 1 cách chế biến (chỉ ăn thịt, cá hoặc chỉ ăn rau) sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng”.

Trẻ cảm thấy buồn tẻ, chán và không còn hứng thú với ăn uống. Sợ phải ăn lại “món ăn đó” nhiều lần, sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn. Lâu ngày, cơ thể hình thành cảm giác biếng ăn, lười ăn.

Biếng ăn khiến cân nặng suy giảm, chậm phát triển chiều cao

Trẻ ăn nhiều 1 cách chế biến sẽ nhanh chán

Trẻ ăn nhiều 1 cách chế biến sẽ nhanh chán

1.2 Do trẻ quá ham chơi, không tập trung

Trẻ ham chơi điện tử, điện thoại, ipad… trong khi ăn sẽ làm giảm tập trung tới bữa ăn. 

Trẻ không muốn ăn mà chỉ muốn chơi. Trẻ chỉ tập trung vào những thứ hấp dẫn trong TV hoặc chuyển động bên ngoài. Đồ ăn trong miệng chỉ ngậm mà không nhai, không nuốt. Do đó, trẻ không cảm nhận được hương vị thơm ngon của món ăn và dẫn đến biếng ăn.

Thói quen này rất có hại cho hệ tiêu hóa cũng như sinh hoạt, ngủ nghỉ của bé. 

1.3 Trẻ đang trong thời kỳ thay đổi sinh lý

Dưới 3 tuổi, trẻ sẽ trải qua các giai đoạn gọi là “ wonder weeks” – các tuần phát triển kỹ năng và thể chất rất mạnh mẽ.

Wonder weeks được coi là “giai đoạn bão tố” với những thay đổi về tâm sinh lý. Bé bắt đầu học hỏi các kỹ năng mới, hay cáu gắt, khó chịu, chán ăn, bỏ ăn, nhõng nhẽo. Những sinh hoạt bình thường bị đảo lộn.

Những bé trên 3 tuổi vẫn có những thời điểm mà bé thay đổi về tâm sinh lý, sự thay đổi về hormone như giai đoạn dậy thì. Cơ thể bé trở nên mệt mỏi và không còn hứng thú với đồ ăn. Mặc dù đó có thể là những đồ ăn bé rất thích trước đó.

1.4 Hệ tiêu hóa của bé đang gặp phải vấn đề

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn đang trong quá trình hoàn thiện. Chức năng tiêu hóa, hấp thụ và vận động kém hơn người lớn. Do đó, trẻ rất dễ gặp phải rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy bụng, khó tiêu… Do đó, làm mất đi cảm giác ngon miệng và không muốn nạp thêm thức ăn mới.

Một số trẻ gặp phải vấn đề đường tiêu hóa nghiêm trọng như: Viêm dạ dày, phình đại tràng… luôn cảm thấy đau đớn. Vì thế trẻ sẽ không muốn ăn hay làm bất cứ một hoạt động thể chất nào.  

Trẻ đang bị bệnh rất dễ biếng ăn

Trẻ đang bị bệnh rất dễ biếng ăn

1.5  Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý

Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu hóa của mỗi người, đặc biệt là trẻ. Vì trẻ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bổ sung các chất dinh dưỡng.

Cha mẹ thường ép trẻ ăn theo ý của mình, ăn nhiều, ăn một số món nhất định. Điều này tạo nên tâm lý sợ hãi, hoảng sợ, thậm chí là chống đối khi tới bữa ăn. Trẻ sợ ăn và ngày càng trở nên biếng ăn hơn.

Các vấn đề tâm lý khác như: Trẻ bị quát mắng, bị điểm kém, bị bỏ rơi, bị ép vào một khuôn khổ cứng nhắc nào đó đã tạo ra tâm lý lo lắng khiến cho trẻ trở nên biếng ăn.

1.6 Trẻ đang gặp một số vấn đề về sức khỏe

Nếu như tìm mọi cách mà cha mẹ vẫn chưa hiểu con mình vì sao lại biếng ăn thì có lẽ trẻ gặp vấn đề gì đó về sức khỏe.

Trẻ đang bị bệnh, bị sốt, bị cảm hay đơn giản là cơ thể cảm thấy mệt mỏi,… Những điều này cũng sẽ khiến trẻ cảm thấy ăn không ngon.

Trẻ suy nhược, suy dinh dưỡng hay đang điều trị bệnh cũng ảnh hưởng tới sinh hoạt và ăn uống. Tuy vậy, sau khi khỏi bệnh sẽ trở về chế độ ăn uống bình thường.

1.7 Trẻ biếng ăn do tác dụng của thuốc

Nếu trẻ biếng ăn khi đang sử dụng thuốc thì có thể nguyên nhân là do thuốc bé uống. Thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của trẻ. Ví dụ như: Kháng sinh làm rối loạn tiêu hóa, uống sắt làm miệng bé có vị kim loại,… Từ đó, làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột khiến bé có cảm giác chán ăn. Khi bé ăn không ngon dài ngày sẽ dẫn đến biếng ăn.

Các ảnh hưởng của thuốc có thể là: Do trẻ uống thuốc trực tiếp (khi bị cảm, sốt, …) hoặc do bú mẹ (người mẹ đang uống thuốc). Các bé vừa đi tiêm phòng cũng là nguyên nhân gây biếng ăn mà mẹ nên chú ý.

1.8 Nguyên nhân biếng ăn do bẩm sinh

Theo thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia cho thấy có tới 5% trẻ biếng ăn do bẩm sinh. Trường hợp này khá hiếm nhưng không thể loại trừ nếu như cha mẹ không thể nào tìm ra nguyên nhân trẻ biếng ăn.

Bẩm sinh do di truyền làm cho trẻ ăn ít hơn nhiều so với bạn bè cũng trang lứa. Trẻ chỉ thích ngủ, thích chơi mà không đòi bú hay đòi ăn. Khi lớn hơn, chứng biếng ăn sẽ rõ rệt hơn. Trẻ thấp bé và nhẹ cân hơn so với bạn bè cùng tuổi.

Sau khi xác định nguyên nhân gây ra, mẹ hãy nhanh chóng khắc phục, giúp trẻ lấy lại cảm giác ngon miệng bằng cách áp dụng các biện pháp phù hợp dưới đây.

2.  7 Cách khắc phục giúp cho trẻ hết biếng ăn TỰ NHIÊN, hiệu quả

2.1 Thay đổi đa dạng thực đơn, cách chế biến

Hiểu được khẩu vị của bé là vấn đề vô cùng quan trọng. Mỗi trẻ sinh ra với một cá thể hoàn toàn độc lập, sở thích ăn uống cũng khác nhau. Do đó, các bậc phụ huynh hãy điều chỉnh chế độ ăn hợp lý với từng trẻ.

  • Cho trẻ ăn những thực đơn đa dạng. Thay đổi các loại thực phẩm cũng như kết hợp các loại thực phẩm với nhau.
  • Trình bày đồ ăn đẹp mắt kích thích thị giác làm cho trẻ. Điều này giúp trẻ cảm thấy hứng thú với đồ ăn và tăng cảm giác thèm ăn.
  • Xen kẽ những món mới với những thực phẩm bé yêu thích để hiểu được khẩu vị của con. Và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.

    Đa dạng thực đơn cho trẻ giúp trẻ dễ tiếp nhận đồ ăn hơn

    Đa dạng thực đơn cho trẻ giúp trẻ dễ tiếp nhận đồ ăn hơn

2.2 Thiết lập quy tắc trong bàn ăn

Quy tắc bàn ăn: Ngồi ghế khi ăn, không ép bé ăn, không nên trừng phạt hoặc khen ngợi thái quá. Không cho bé ăn các bữa ăn quá dày. Không cho bé ăn vặt trước bữa ăn chính ít nhất là 1-2 tiếng….. Điều này làm cho bé tập trung hơn vào việc ăn uống, không bị phân tâm. Thái độ của bé đối với mỗi bữa ăn tốt hơn giúp dễ dàng hấp thu thức ăn có lợi cho sức khỏe của bé.

Không cho bé xem tivi, điện thoại, chơi đồ chơi trong khi ăn. Vì sự ăn uống không tự nhiên này khiến trẻ khó hấp thu hoặc có thể gây béo phì.

2.3 Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Cha mẹ hãy thường xuyên quan tâm tới hành vi, thái độ của con. Hãy trò chuyện với bé để tìm ra các vấn đề về tiêu hóa mà bé đang gặp phải, từ đó có các biện pháp hỗ trợ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra, việc vận động thể lực (đi bộ, nhảy dây, chơi đá banh…) cũng giúp cho nhu động ruột của trẻ trở nên dễ dàng hơn, hấp thu thức ăn tốt hơn. Hay là việc bổ sung các vi khuẩn đường ruột cần thiết để nâng cao khả năng tiêu hóa (có trong sữa chua, miso…).

2.4 Tạo thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa

Ăn đúng giờ, tránh ăn vặt nhiều giúp hình thành phản xạ đói tự nhiên của trẻ khi đến bữa ăn. Chia nhỏ thành 4-5 bữa ăn/ngày, bao gồm: Bữa sáng (lúc 7h), bữa phụ 1 (lúc 9h), bữa trưa (lúc 12h), bữa chiều (lúc 3h), bữa tối (lúc 7h). Trẻ có thể uống thêm cốc sữa trước khi đi ngủ 1 tiếng.   

Chỉ cho trẻ ăn 1 chút đồ ăn vặt, hãy để cho trẻ “được đói”. Khi đói trẻ sẽ hứng thú với thức ăn hơn, ăn nhiều và ăn ngon miệng hơn. Từ đó giúp trẻ hấp thu thức ăn tốt, tốt cho sức khỏe.

Thói quen ăn đúng giờ còn là nếp sống sinh hoạt lành mạnh giúp đồng hồ sinh học không bị rối loạn. Nhờ đó, cơ thể trẻ phát triển toàn diện hơn về thể chất và trí não.

2.5 Tạo không khí tốt cho bữa ăn làm cho trẻ có cảm giác hào hứng khi ăn

Cha mẹ hãy làm cho trẻ cảm thấy thoải mái (trò chuyện, trêu đùa, hát cho bé nghe…) khi đến bữa ăn. Tránh xung đột trong gia đình khiến trẻ sợ hãi. Tuyệt đối không nên ép trẻ ăn.

Hãy khen ngợi khuyến khích, cho bé tham gia chuẩn bị món ăn, đi chợ cùng mẹ, phụ mẹ các công việc đơn giản. Trẻ sẽ thấy thích thú hơn khi được thưởng thức món ăn do chính mình chuẩn bị.

Trò chuyện cùng con cái để hiểu hơn về thực phẩm và tạo không khí thoải mái

Trò chuyện cùng con cái để hiểu hơn về thực phẩm và tạo không khí thoải mái

2.6 Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giúp bé ăn ngon miệng

Cha mẹ nếu vẫn chưa lý giải được vì sao bé biếng ăn thì nên sử dụng cho bé một sản phẩm hỗ trợ giúp bé ăn ngon. Forikid TW3 là một trong những sản phẩm được nhiều bà mẹ lựa chọn và chuyên gia khuyên dùng.

Sản phẩm với các thành phần thảo dược gồm: Sinh địa, Đảng sâm, Thạch hộc, Tỳ giải, Cam thảo, Táo chua, Hoài sơn, Khiếm thực. Do đó, mẹ có thể yên tâm về độ an toàn của sản phẩm khi cho trẻ dùng.

Sản phẩm có công dụng hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và giảm nguy cơ táo bón.

Với sản phẩm này các mẹ có thể sử dụng cho bé từ 1 tuổi trở lên. Tuy nhiên liều lượng sử dụng cho các độ tuổi sẽ không giống nhau. Cụ thể:

  • Trẻ em từ 1-5 tuổi: uống 10ml x 2 lần/ ngày.
  • Trẻ em trên 5 tuổi: uống 15ml x 2 lần/ ngày.
      Forikid TW3 - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bónForikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

2.7 Một số mẹo giúp trẻ hết biếng ăn, ăn ngon khác

Khuyến khích bé bằng cách treo thưởng (mua cho bé cuốn sách, đọc truyện cho bé nghe, chơi cùng bé trò chơi mà bé thích…). Điều này sẽ làm cho bé cảm thấy vui vẻ và dễ dàng tiếp nhận bữa ăn hơn.

Có thể cho bé cầm, nắm đồ ăn vừa giúp hoàn thiện các kỹ năng cần thiết trong giai đoạn đầu đời vừa để trẻ khám phá và yêu thích đồ ăn.

Thay đổi không gian của bữa ăn như: Cho bé tham gia dã ngoại, trang trí sinh nhật cùng mẹ, trang trí cho giáng sinh và năm mới… giúp trẻ cảm thấy thoải mái. Nhưng tránh vừa ăn vừa chơi, đi ăn rong không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

3. Có nên đưa bé đi đến bác sĩ kiểm tra khi bé biếng ăn không?

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám nếu như ngoài biếng ăn bé còn gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác: mồ hôi trộm, quấy khóc nhiều, ngủ không ngon, đau bụng….Việc biếng ăn kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé như chậm lớn, chậm phát triển chiều cao…

Nếu như bé bị bệnh hay có dấu hiệu của bệnh làm cho bé biếng ăn thì cha mẹ cũng nên cho bé đi khám bác sỹ để có những chẩn đoán chính xác về tình trạng của trẻ.

4.  Phòng ngừa biếng ăn ở trẻ hiệu quả

Để đảm bảo cho trẻ có chế độ ăn phù hợp nhất với nhu cầu phát triển theo độ tuổi của trẻ, cha mẹ nên:

  • Quan tâm đến chế độ ăn: đảm bảo lượng calo, hàm lượng 4 nhóm chất dinh dưỡng (chất bột, protein, chất béo, vitamin) ở từng lứa tuổi; chế biến món ăn đa dạng; thường xuyên đổi thực đơn cho trẻ; trang trí món ăn hấp dẫn…..
  • Cho bé vận động thể lực, hoạt động thể chất ( đi bộ, tập những bài tập thể dục đơn giản, vui chơi trong nhà, dạy bé múa theo mẹ…) hợp lý để giúp hấp thu tốt thức ăn và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Luôn luôn tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái, tránh tâm lý xấu ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng tiêu hóa của trẻ.

Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ. Hy vọng rằng, bài viết có thể giúp đỡ phần nào những trăn trở của phụ huynh trong công cuộc tìm nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục tình trạng này, để trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.

Đáng giá bài viết

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC