(REVIEW) Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị nóng trong chậm lớn

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 17/03/2023 09:13:08

Trẻ bị nóng trong chậm lớn chắc hẳn là điều mà không có bất cứ người làm cha làm mẹ nào muốn thấy ở con mình. Hãy lắng nghe những kinh nghiệm thực tế của mẹ Hương sau đây phần nào sẽ giúp mẹ xử lý vấn đề trên.

Mẹ Hương chia sẻ với chúng tôi:

Mình cũng đã từng trong trạng thái rất lo lắng vì không hiểu sao bé nhà mình được 2 tuổi 3 tháng rồi mà rất nhẹ cân dù bé ăn rất được, uống sữa nhiều. Sau khi đi đưa bé đi khám về thì mới biết bé bị nóng trong, nhiệt tích nhiều trong gan thận nên chậm lớn. Thật may mắn vì sau sau đó mình đã tìm ra được những phương pháp phù hợp để thanh nhiệt, giải độc, giúp con ăn ngon, tiêu hóa tốt để con khoẻ mạnh và mau lớn hơn. Các mẹ cùng tham khảo nhé.

Xem thêm:

1. Nhận biết biểu hiện trẻ bị nóng trong

Trẻ bị nóng trong mẩm ngứa

Trẻ bị nóng trong mẩm ngứa

Nói một cách đơn giản thì nóng trong là tình trạng các cơ quan bên trong cơ thể còn yếu, không thải bỏ được hết các độc tố và tích tụ lại. Nóng trong biểu hiện ra bên ngoài bằng mụn nhọt, nhiệt miệng và nhiều triệu chứng khác.

1.1. Mẩn ngứa, nổi rôm sảy

Các cơ quan bài tiết hoạt động chưa ổn định khiến tuyến mồ hôi bị bít không thoát ra được. Cùng bụi bẩn bên ngoài gây ứ đọng mồ hôi trên da tạo thành mẩn ngứa, rôm sảy .

1.2. Táo bón

Bé hay bị táo bón, khi đi tiểu nước tiểu vàng hoặc đỏ, nếu không điều trị kịp có thể chảy máu đại tràng khi đi nặng do nhiệt tích tụ ở thận, đại tràng.

1.3. Nhiệt miệng

Trong vòm miệng xuất hiện những đốm trắng nhỏ hơi sưng, có thể là mụn nước hay vết lở loét. Khi ăn khiến bé bị xót miệng, đặc biệt là thức ăn cay nóng.

1.4. Ngủ không ngon giấc, hay quấy

Khi bị nóng trong người, nhiệt độ của cơ thể cũng tăng cao, da dẻ khô ráp khiến bé khó ngủ, đau đầu, quấy khóc. Giấc ngủ không sâu, dễ giật mình, ngủ không ngon giấc.

1.5. Hơi thở nóng, có mùi hôi

Nhiệt tích ở tỳ, vị không chỉ khiến bé bị nhiệt miệng, lở loét mà còn khiến hơi thở nóng như bị sốt, có mùi hôi khó chịu do chất ammonia sẽ được sản sinh ra nhiều khi gan bị tổn thương mà đánh răng có thể không hết.

1.6. Đổ mồ hôi trộm

Bé dễ bị đổ mồ hôi trộm về đêm như bị sốt, kèm theo người nóng ran, khát nước về đêm

1.7. Da khô sờ vào nóng

Trẻ bị nóng trong người dễ bị thiếu nước, lượng nước cung cấp cho cơ thể không đủ khiến da khô ráp, nóng ran, môi thường bị tróc đặc biệt là vào mùa đông

1.8. Chậm lớn

Trẻ ăn nhiều nhưng hấp thụ không được, ăn không ngon miệng nên dễ chán ăn, cân nặng và chiều cao cũng tăng chậm. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra một số dấu hiệu nguy hiểm khác như:

    • Chậm phát triển trí não…
    • Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất
    • Nguy cơ mắc bệnh ở trẻ tăng cao.

1.9. Một vài biểu hiện khác

Dễ bị chảy máu chân răng khi nhai hay cắn một vật gì đó do thiếu canxi. Ngoài ra, bé cũng thường xuyên bị sốt hay choáng váng, hoạt động chậm chạp kém linh hoạt.

Xem thêm: Làm gì khi trẻ bị nóng trong?

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong

2.1. Nguyên nhân bên trong

Các cơ quan không loại bỏ được hết độc tố khiến trẻ bị nóng trong

Các cơ quan không loại bỏ được hết độc tố khiến trẻ bị nóng trong

2 tuổi là thời điểm các cơ quan nội tạng của bé vẫn còn non nớt và chưa thực sự hoàn thiện. Nói cách khác là hoạt động của lục phủ ngũ tạng yếu. Điều này dẫn đến việc đào thải chất độc trong quá trình chuyển hoá chất không hiệu quả. Các chất độc tích tụ và dồn nén lại gây nên tình trạng nóng trong.

Tình trạng này thường xảy ra ở gan, thận, cơ quan tiêu hoá, đại tràng gây nên các triệu chứng như táo bón, mụn nhọt, dị ứng.

2.2. Nguyên nhân bên ngoài

Chế độ dinh dưỡng cho bé không hợp lý

Chế độ dinh dưỡng cho bé không hợp lý

Trẻ bị bệnh và sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày là nguyên nhân lớn gây nóng trong, giảm chức năng gan, thận.

Chế độ ăn uống của bé không hợp lý, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, các thức ăn quá ngọt hoặc quá mặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thận và dạ dày cũng như hệ tiêu hóa còn yếu của trẻ nhỏ.

Môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc các hóa chất độc hại có thể khiến các chất độc ngấm vào và tích tụ trong cơ thể gây tình trạng nóng trong.

3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị nóng trong

Khi trẻ bị nóng trong chậm lớn đầu tiên các mẹ nên chú ý thay đổi một chế độ ăn uống sao cho phù hợp với trẻ.

3.1. Trẻ bị nóng trong người nên ăn gì, uống gì?

Dưới đây là tổng hợp các loại rau củ, trái cây hay thức uống có tính thanh nhiệt, giải độc phù hợp cho trẻ bị nóng trong mà mẹ Hương đã nghiên cứu và sử dụng.

3.1.1. Tăng cường sử dụng

    • Nhóm rau củ: Lựa chọn các loại rau củ có tính mát, hàm lượng nước và vitamin cao, có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất hiệu quả.
    • Nhóm trái cây: Các loại quả chứa hàm lượng nước rất là cao cùng các vitamin cung cấp năng lượng và hỗ trợ giải độc mát gan rất tốt cho cơ thể.
    • Bột sắn dây: Có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ tăng cân rất an toàn và phù hợp cho trẻ nhỏ.
    • Các loại thảo dược: Rau má, hoa atiso, cây cúc gai, râu ngô, cây bồ bồ đều là những loại thảo dược rất tốt giúp giải độc mát gan, điều trị nóng trong người hiệu quả.
    • Các loại sữa mát cho trẻ: Sữa mát là loại sữa không có đường mía, mang vị ngọt tự nhiên giúp hỗ trợ tiêu hoá, tăng sức đề kháng và sự hấp thụ dinh dưỡng của trẻ tốt hơn.

3.1.2. Hạn chế sử dụng

      • Đồ ăn dầu mỡ, cay nóng: Khiến các acid dạ dày tiết ra nhiều, ảnh hưởng tới dạ dày và hệ tiêu hoá nhiều hơn.
      • Thực phẩm giàu đạm: Tuy cần thiết cho sự phát triển của bé nhưng nếu cung cấp quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận đồng thời khiến da dẻ khô ráp, dễ nóng tính, cáu gắt. Các thực phẩm bé nên hạn chế sử dụng nhiều như hải sản, thịt bò, sữa công thức
      • Đồ ăn giàu tinh bột, quá mặn: Chính là nguyên nhân gây tích tụ ở thận, tạo thành các chất độc khó thể đào thải. Gà rán, đồ ăn nhanh, snack chính là thực phẩm mà bé nên hạn chế ăn khi bị nóng trong người.

3.2. Thực đơn cho trẻ bị nóng trong chậm lớn

Thực đơn cho trẻ nóng trong chậm lớn cần phải cân bằng các chất dinh dưỡng

Thực đơn cho trẻ nóng trong chậm lớn cần phải cân bằng các chất dinh dưỡng

Bạn có thể tham khảo thực đơn cho bé bị nóng trong người trong vòng một tuần dưới đây:

3.2.1. Thứ 2

Bữa sáng: Ăn sáng súp gà nấu đậu hà lan với bánh mì mềm

Bữa phụ sáng: Uống sữa mát

Bữa trưa: Cơm mềm, canh rau má, thịt luộc, chuối

Phụ xế: Sinh tố dâu

Chiều: Cơm mềm, canh rau ngót, thịt gà kho nhạt, kiwi

3.2.2. Thứ 3

Bữa sáng: Phở bò

Bữa phụ sáng (9g): Uống sữa

Bữa trưa: Cơm mềm, canh rau đay, thịt heo kho nước cốt dừa, đu đủ

Phụ xế: Yaourt với việt quất

Chiều: Cơm mềm, canh giá đỗ cà chua, thịt gà kho nấm, nho

3.2.3. Thứ 4

Bữa sáng: Cháo đậu xanh thịt heo

Bữa phụ sáng: Uống sữa

Bữa trưa: Cơm mềm, canh cải thảo, cà rốt tôm, thịt kho trứng, dưa hấu

Phụ xế: Sinh tố dưa gang

Chiều: Cơm mềm, canh cà rốt hầm khoai tây và xương, thịt heo kho,  thanh long

3.2.4. Thứ 5

Bữa sáng: Bánh cuốn, nho

Bữa phụ sáng: Uống sữa, chuối

Bữa trưa: Cơm mềm, canh rau đay, đậu hũ nhồi thịt sốt cà chua, lê

Phụ xế: Nước ép cà rốt

Chiều: Cơm mềm, canh khổ qua nhồi thịt, cá kho nhạt, táo

3.2.5. Thứ 6

Bữa sáng: Cháo thịt gan,quẩy

Bữa phụ sáng: Uống sữa, táo

Bữa trưa: Cơm mềm, canh chua thơm cá, thịt heo luộc

Phụ xế: Uống nước cam

Chiều: Cơm mềm, khoai tây xào thịt heo, canh giá đỗ

3.2.6. Thứ 7

Bữa sáng: Súp bắp, bánh mì mềm

Bữa phụ sáng: Uống sữa

Bữa trưa: thịt cuốn bún và rau sống, nước cam, lê

Phụ xế: Sinh tố bơ

Chiều: Cơm mềm, canh bí đỏ thịt, đậu hũ sốt cà

Đặc biệt phụ huynh cần lưu ý cung cấp đủ nước cho cơ thể vì lúc này bé đang rất thiếu nước. Tuỳ vào độ tuổi để xác định lượng nước cần thiết cho bé mỗi ngày

Độ tuổiLượng nước bé cần
0 – 6 tháng tuổiCho bé sử dụng hoàn toàn là sữa mẹ hoặc các loại sữa bột công thức
6 tháng đến 12 tháng tuổi200 – 300ml/ ngày
Trên 12 tháng tuổiTrên 500 ml/ ngày, có sự tăng theo cân nặng và nhu cầu của bé. Ví dụ nếu bé hoạt động nhiều thì cho bé uống nhiều hơn

3.3. Lưu ý

Mẹ nên lựa chọn các thực phẩm thanh nhiệt làm mát cơ thể cho bé

Mẹ nên lựa chọn các thực phẩm thanh nhiệt làm mát cơ thể cho bé

Một lưu ý nho nhỏ mà rất nhiều bà mẹ mắc phải chính là cho con bổ sung quá nhiều thực phẩm có tính thanh nhiệt giải độc mà quên đi các món ăn bổ dưỡng khác. Điều này không những gây hại mà còn khiến con bị thiếu chất trầm trọng, thậm chí có thể suy dinh dưỡng.

Mẹ nên cân bằng thực đơn dinh dưỡng. Hãy cố gắng thay đổi thực đơn mỗi ngày vừa giúp bé được cung cấp đủ chất, lại giúp bé ngon miệng và thích thú hơn. Bên cạnh đó, mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, bổ sung thêm sữa mát và các loại nước ép hoa quả.

Khi lựa chọn thực phẩm mẹ nên chọn đồ ăn tươi ngon, rõ nguồn gốc. Với các loại trái cây nên ngâm qua với nước muối loãng để tiệt trùng.

Thường xuyên chú ý đến phản ứng của bé khi ăn, xem bé thích hay không thích món ăn nào để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Với thức ăn để ngoài quá 3 giờ hay để trong tủ lạnh, các mẹ nên hâm lại vì đồ nóng sẽ tốt cho dạ dày hơn là đồ nguội lạnh.

Đặc biệt mẹ không ép bé ăn. Lúc này dạ dày của bé còn khá yếu, nhỏ, chưa phát triển đầy đủ. Ép bé ăn quá sức có thể khiến bé sợ ăn, chán ăn, tích tụ nhiều đồ ăn dư thừa trong dạ dày.

4. Các hoạt động thể chất cho trẻ bị nóng trong chậm lớn

Khuyến khích trẻ vận động để đào thải các độc tố qua mồ hôi

Khuyến khích trẻ vận động để đào thải các độc tố qua mồ hôi

Việc tập thể dục rất quan trọng và cần thiết cho bé, ngay cả khi bé còn nhỏ. Cơ thể hoạt động thường xuyên sẽ tăng cường giải độc qua mồ hôi, nâng cao hệ miễn dịch. Đặc biệt là sau khi tập thể dục bé sẽ có cảm giác ăn ngon miệng hơn.

Với bé hai tuổi mẹ nên cho bé tập các bài đơn giản như vươn vai, tập sút bóng, đi xe đạp 3 bánh, với sự hỗ trợ của phụ huynh. Tuỳ vào độ tuổi mà mẹ lựa chọn những bài tập phù hợp hơn cho bé.

5. Bài thuốc dân gian cho trẻ bị nóng trong chậm lớn

5.1. Trẻ bị nóng trong có ho khan, đờm vàng

Sa sâm vị thuốc giúp trẻ thanh nhiệt giải độc

Sa sâm vị thuốc giúp trẻ thanh nhiệt giải độc

Dùng bài Sa sâm mạch đông thang thanh nhiệt nhuận tràng thông tiện cho bé.

Nguyên liệu:

  • Sa sâm 6g
  • Bạch biển đậu 6g
  • Mạch môn 6g
  • Lá dâu 6g
  • Ngọc trúc 6g
  • Chích thảo 4g
  • Thoa phấn 6g.

Liều dùng: Sắc uống ngày 1 thang. Trẻ lớn có thể dùng liều gấp đôi hoặc hơn.

Công dụng: Thanh dưỡng phế âm, sinh tân nhuận táo, dưỡng âm.

5.2. Trẻ bị nóng trong sau ngoại cảm, hết sốt

Với trẻ bị nóng trong sau ngoại cảm hết sốt thuốc dùng bài Bạch hổ gia nhân sâm thang.

Nguyên liệu

  •  Thạch cao 8g
  •  Tri mẫu 6g
  • Cam thảo 4g
  • Gạo tẻ 40g
  • Nhân sâm 6g
  • Mạch môn 6g

Liều dùng : Sắc uống mỗi ngày ngày 1 thang. Trẻ lớn có thể dùng liều gấp đôi hoặc hơn.

Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, trị cảm ngoài, lý nhiệt thịnh, khí âm hư tổn.

5.3. Trẻ bị nóng trong khó ngủ

Dùng bài thuốc Đạo xích thanh tâm thang điều trị chứng nóng trong khó ngủ cho trẻ khá hiệu quả.

Nguyên liệu

  • Lá tre 12g
  • Đăng tâm 4g
  • Đơn bì 6g
  • Liên tâm 4g
  • Mạch môn 6g
  • Mộc thông 6g
  • Phục thần 6g
  • Sinh địa 12g
  • Ích trí nhân 4g.

Liều dùng: Sắc uống ngày 1 thang. Trẻ lớn có thể dùng liều gấp đôi hoặc hơn.

Công dụng: Bổ âm dưỡng tâm, thanh nhiệt, an thần.

5.4. Trẻ bị nóng trong hay đi tiểu vàng đỏ

Dùng bài thuốc Tri bá địa hoàng hoàn có tác dụng trị nóng trong, đi tiểu vàng cho bé.

Nguyên liệu:

  • Thục địa 8g
  • Hoài sơn 8g
  • Đơn bì 6g
  • Sơn thù 4g
  • Phục linh 4g
  • Trạch tả 4g
  • Tri mẫu 4g
  • Mạch môn 4g
  • Hoàng bá 4g.

Liều dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang hoặc làm viên hoàn uống mỗi ngày.

Tác dụng: Tư âm bổ thận thanh thấp nhiệt… chủ trị thận âm bất túc, gầy nóng khó lên cân, ra mồ hôi trộm, tiểu vàng, tiểu đỏ, chậm biết đi, biết nói.

5.5. Trẻ bị nóng trong kém ăn, tiêu chảy lâu ngày

Sâm linh bạch vị thuốc hỗ trợ trẻ hết nóng trong chậm lớn

Sâm linh bạch vị thuốc hỗ trợ trẻ hết nóng trong chậm lớn

Với trẻ bị nóng trong, kém ăn, tiêu chảy có thể dùng bài thuốc Sâm linh bạch truật tán để điều trị.

Nguyên liệu:

  • Đảng sâm 6g
  • Bạch truật 4g
  • Phục linh 6g
  • Bạch biển đậu 6g
  • Ý dĩ 6g
  • Hoài sơn 6g
  • Cát cánh 4g
  • Cam thảo 2g
  • Liên nhục 4g
  • Trần bì 4g
  • Hoàng cầm 4g
  • Mạch môn 4g.

Cách làm, liều dùng: Các vị đem tán nhuyễn, mỗi lần uống 4g hoặc sắc uống. Trẻ lớn, có thể tăng liều gấp đôi hoặc hơn.

Công dụng: trị chứng tỳ phế âm hư ăn kém, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,  ho khan lâu ngày mà âm huyết hư.

5.6. Trẻ bị nóng trong hay nổi mụn nhọt.

Dùng bài thuốc Thanh nhiệt cứu âm tiễn có thể điều trị nóng trong hay nổi mụn nhọt hiệu quả.

Nguyên liệu

  • Sinh địa 4g
  • Tri mẫu 4g
  • Thạch cao 4g
  • Thiên hoa phấn 4g
  • Mạch môn 4g
  • Huyền sâm 4g
  • Xích thược 12g
  • Đơn bì 4g
  • Kim ngân 4g
  • Kiên kiều 4g.

Liều dùng: Sắc uống ngày 1 thang. Trẻ lớn có thể dùng liều gấp đôi hoặc hơn.

Công dụng: thanh nhiệt nhuận tràng thông tiện, sinh tân…

6. Thuốc chữa nóng trong cho trẻ

Nóng trong người không phải là bệnh quá nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà nếu mới chớm bệnh. Phụ huynh không nên tự ý đi mua và cho bé sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc tây. Tốt nhất, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu thấy bé có các triệu chứng như chậm lớn, nhiệt miệng, quấy khóc, tiêu chảy để bác sĩ có thể thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp. Các mẹ có thể tham khảo sản phẩm Forikid TW3. Sản phẩm này giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng và giảm nguy cơ táo bón. Nhờ vậy, sẽ cải thiện được tình trạng chậm lớn của bé.

Hy vọng những chia sẻ của chị Hương đã giúp ích cho quý phụ huynh để hiểu rõ và có biện pháp phù hợp để cải thiện tình trạng trẻ bị nóng trong chậm lớn.

(REVIEW) Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị nóng trong chậm lớn
3.5 (70%) 4 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC