Nếu như bạn đang loay xoay, lo lắng không biết cách chữa mồ hôi trộm cho bé thế nào thì bạn nhất định phải đọc bài viết này. Chính mình cũng từng ở trong hoàn cảnh của bạn. Và dưới đây là những chia sẻ của mình để các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Chặng đường chữa mồ hôi trộm cho bé
Bé nhà mình hiện đã được 1 tuổi. Nhưng trước đây, khi bé được 8 tháng thì thường xuyên xảy ra tình trạng đổ mồ hôi trộm.
Thời gian đầu, lượng mồ hôi tiết ra không quá nhiều. Tình trạng này cũng không gây ảnh hưởng đáng ngại gì rõ ràng đối với bé. Tuy nhiên sau đấy tình trạng ra mồ hôi trộm ngày càng nặng hơn. Mỗi lần bé ngủ dậy gần như ướt hết cả đầu và phần lưng áo. Không những vậy, sau khi ngủ dậy bé còn cảm giác mệt mỏi, uốn khóc, lười ăn.
Mình cảm thấy lo lắng vô cùng nên đã cho bé đi khám bác sĩ. Mình đã được tư vấn các phương pháp dân gian đơn giản, dễ làm để chữa mồ hôi trộm. Ví dụ như sử dụng lá dâu, lá lốt, lá đinh lăng…. Qua một thời gian áp dụng, đến bây giờ tình trạng của bé nhà mình đã cải thiện hẳn.
Vui mừng, hạnh phúc vì con đã khỏi chứng mồ hôi trộm từ những cách vô cùng đơn giản. Vì thế, mình rất muốn chia sẻ kinh nghiệm này tới các mẹ. Hy vọng, chia sẻ này sẽ giúp các mẹ có con đổ mồ hôi trộm tìm ra cách phù hợp.
2. Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý
Trước tiên, các mẹ phải phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý. Khi đã phân biệt được thì các mẹ mới tìm được cách xử lý chính xác. Bởi ban đầu khi phát hiện bé có dấu hiệu ra mồ hôi trộm, mình không thể phân biệt được. Vì thế, tình trạng này kéo dài nên con mệt, uốn khóc, lười ăn thì mới đưa bé đi khám.
Trong quá trình mấy tháng đấy, đã làm chậm sự phát triển của bé rõ rệt. Chính vì vậy, các mẹ cũng cần chú trọng phần này để nắm bắt được các dấu hiệu và quyết định sớm.
Các biểu hiện về việc ra mồ hôi trộm các mẹ cần chú ý | Mồ hôi trộm sinh lý | Mồ hôi trộm bệnh lý |
Đổ mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể cao ( VÍ dụ: sau khi vận động,…) | x | |
Đổ mồ hôi do mặc nhiều quần áo quá ấm hoặc khi ngủ đắp nhiều chăn, đắp quá kín | x | |
Ngay sau khi uống thuốc hạ sốt mà bé lập tức ra nhiều mồ hôi | x | |
Bé ra nhiều mồ hôi trong giai đoạn 30 phút sau khi ngủ và sau 1 tiếng thì kết thúc. | x | |
Bé ra nhiều mồ hôi kéo dài trong thời gian ngủ. | x | |
Trước khi bé đi ngủ đã bị chấn động tâm lý. Ví dụ: quá sợ hãi hoặc quá phấn khích dẫn tới sau khi ngủ ra nhiều mồ hôi | x | |
Trong quá trình ngủ thường hay trở mình hoặc quấy khóc. | x | |
Tứ chi lạnh hơn bình thường sau mỗi lần ngủ dậy | x |
3. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị đổ mồ hôi trộm
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. Những nguyên nhân phổ biến có thể tác động đến cơ thể khiến bé bị đổ mồ hôi gồm:
- Sinh sớm, thiếu cân là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi trộm. Nguyên nhân là vì những trẻ sinh non thì hệ thần kinh chưa được hoàn thiện. Do đó, có nguy cơ dẫn tới việc rối loạn hệ bài tiết.
- Hệ thần kinh thực vật có chức năng chính là điều hòa hô hấp, tim mạch và tuyến mồ hôi. Vì vậy, rối loạn hệ thần kinh thực vật dẫn tới chứng ra mồ hôi trộm rất thường xuyên.
- Thiếu Canxi, Vitamin D: Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ dưới 1 tuổi.
- Âm hư: Âm hư là thuật ngữ Đông y chỉ tình trạng thận âm yếu. Những trẻ thận yếu thường xuyên có các biểu hiện như ra mồ hôi trộm hoặc tè dầm khi ngủ. Vì vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân cần phải để ý.
- Chứng đổ mồ hôi quá nhiều (Hyperhidrosis): Đây là một bệnh lý rất hay mắc phải. Biểu hiện rõ nhất không gì khác ngoài việc bé tiết nhiều mồ hôi hơn mức bình thường. Còn thế nào là bình thường thì bạn có thể dùng phương pháp so sánh. Có nghĩa là, bạn sẽ cho trẻ chơi cùng bạn bè và quan sát việc ra mồ hôi của các bé.
4. Chữa mồ hôi trộm cho bé như thế nào?
Có nhiều cách chữa mồ hôi trộm cho trẻ theo dân gian mà mẹ có thể áp dụng. Trong đó, dùng lá đinh lăng, lá lốt hay lá dâu là những cách làm phổ biến và hiệu quả.
4.1. Chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian
4.1.1. Chữa mồ hôi trộm cho bé bằng lá dâu
Lá dâu trong đông ý có tên là tang diệp, có vị ngọt đắng nhạt, tính mát. Vì vậy, lá dâu rất tốt trong việc điều trị chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ em cũng như người lớn. Cách làm như sau:
- Với người lớn: Có thể nấu canh lá dâu kết hợp với con hến để dùng trong bữa ăn hằng ngày.
- Với trẻ em: Nên nấu cháo lá dâu và cũng kết hợp với con hến để ăn hàng ngày. Hai món này vừa rất dễ ăn lại vừa điều trị chứng ra mồ hôi trộm rất hiệu quả.
4.1.2. Chữa mồ hôi trộm cho bé bằng lá lốt
Lá lốt có tính ấm, vị cay nồng nhưng lại rất tốt trong việc thanh lọc cơ thể và bài tiết độc tố ra ngoài. Nhờ vậy, lá lốt rất hay được dùng trong các bài thuốc thanh lọc cơ thể. Có 3 cách dùng đơn giản mà lại hiệu quả đó là:
- Nấu nước lá lốt ngâm chân, nếu dùng cách này thì nên cho thêm muối.
- Nấu nước lá lốt để uống thay nước hằng ngày. Cách này thì cần phơi khô lá lốt trước và pha như pha trà uống hằng ngày.
- Nấu các món ăn có chứa lá lốt cách này thì tùy khẩu vị của mỗi vùng miền cũng như mỗi gia đình khác nhau.
4.1.3. Chữa mồ hôi trộm cho bé bằng lá đinh lăng
Phương pháp này vốn dĩ đã được lưu truyền từ rất lâu đời trong dân gian, vì vậy cách thức thực hiện cũng rất đơn giản. Ngoài ra, cách làm này hoàn toàn có thể áp dụng cho mẹ nào muốn ngăn ngừa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ ngay từ khi dấu hiệu chưa rõ ràng. Cách làm:
- Lá đinh lăng rửa sạch, phơi khô 2-3 ngày. Sau đó rang đều nhỏ lửa tới khi lá giòn nhưng không được quá cháy.
- Trộn đều với bông gòn để cho vào làm ruột gối cho trẻ. Các mẹ cần chú ý thường xuyên phơi phóng gối tránh tình trạng ẩm mốc.
Tham khảo thêm: 10+ phương pháp chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian
4.2. Chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng
Một trong những nguyên nhân gây mồ hôi trộm ở trẻ là việc thiếu hụt Canxi, Vitamin D. Vì vậy, nếu bé thiếu Canxi, Vitamin D nên ra mồ hôi trộm thì cần bổ sung 2 chất này. Ngoài ra, các dưỡng chất cần thiết khác cho quá trình phát triển của trẻ cũng rất quan trọng.
Một số món ăn chữa mồ hôi trộm cho bé:
- Cháo hến nấu với lá dâu: Món này vừa dễ làm và hiệu quả. Dùng đều từ một tuần đến 10 ngày là có thể cải thiện chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ.
- Cháo đậu đen hầm hạt sen, táo đỏ: Cho đậu đen và gạo vào ninh nhừ sau đó cho hạt sen và táo đỏ hầm nhỏ lửa. Khi tất cả nhừ đều thì nhắc xuống trộn thêm ít đường cho dễ ăn. Đậu đen và gạo chứa nhiều dưỡng chất tốt. Hạt sen giúp an thần, ngủ ngon. Táo đỏ giúp thanh lọc cơ thể, điều hòa khí huyết. Vì vậy đây là món ăn tuyệt vời với cả trẻ em và người lớn.
- Cháo hến nấu với rễ cây hẹ: Món này có tính mát và hỗ trợ thanh lọc cơ thể. Cách chế biến: Luộc hến chín rồi gỡ thịt, xào với hành cho đỡ tanh, có thể cho gia vị nhẹ ở bước này. Nước luộc hến gạn phần trong để nấu cháo. Rễ hẹ đem giã nát ép lấy nước, chờ cháo chín cho vào khuấy đều, đun thêm 3 phút thì tắt bếp. Khi ăn cháo thì trộn thêm thịt hến đã xào.
Tham khảo thêm: Trẻ đổ mồ hôi trộm nên ăn gì?
4.3. Tắm nắng bổ sung Vitamin D
Một trong những nguyên nhân của chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ phổ biến là do thiếu Canxi và Vitamin D. Vitamin D là một thành tố không thể thiếu trong quá trình cơ thể hấp thụ Canxi. Vì vậy, để chữa mồ hôi trộm cho trẻ nhỏ thì bạn bắt buộc phải tăng lượng Vitamin D.
Tắm nắng chính là cách “tốt nhất” và “đơn giản nhất” để tăng cường Vitamin D cho trẻ. Bởi đây là cách làm vô cùng hiệu quả mà lại không tốn chút chi phí nào. Nhưng mẹ cần chú ý một chút về thời gian cũng như cường độ nắng tại thời điểm cho trẻ tắm nắng.
Mình thường cho con tắm nắng vào buổi sáng. Lúc này mặt trời mới mọc và chưa có nhiều tia cực tím nên sẽ không làm tổn hại tới làn da nhạy cảm của trẻ. Tùy thuộc vào mùa cũng như thời tiết mà các mẹ lựa chọn thời gian cho trẻ tắm nắng sao cho phù hợp nhất dựa trên 2 tiêu chí là thời điểm bắt đầu và thời gian trẻ tắm nắng.
4.4. Cho trẻ đi khám bác sĩ
Chắc hẳn các mẹ rất quan tâm khi nào thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ. Mình khuyên các mẹ nên đọc kỹ phần phân biệt ra mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý. Qua đó nắm chắc các triệu chứng, đây là cách hiệu quả nhất để phát hiện ra trẻ mắc chứng ra mồ hôi trộm sớm nhất. Từ đó tìm ra cách phòng tránh và chữa mồ hôi trộm cho trẻ hiệu quả nhất.
Ngoài ra, dựa vào thể trạng và chiều cao, cân nặng của trẻ cũng có thể rút ra được những kết luận quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý ở trẻ, không riêng gì chứng ra mồ hôi trộm.
5. Lời khuyên cho mẹ chữa mồ hôi trộm cho bé
Việc khám định kỳ là rất tốt cho trẻ khi được các bác sĩ chẩn đoán đầy đủ và tổng thể sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. Không có gì chính xác hơn các chỉ số của cơ thể, việc theo dõi các chỉ số này không những giúp bác sĩ chẩn đoán ra các vấn đề về sức khỏe hiện tại của bé mà còn có thể dự đoán được các vấn đề tương lai bé có thể mắc phải.
Vì vậy, khuyến khích các mẹ nên cho bé đi khám định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ để có phương án xử lý kịp thời khi trẻ có các biểu hiện bất thường về sức khỏe.
Trên đây là kinh nghiệm của mình khi chữa mồ hôi trộm cho bé. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho những mẹ có con đang gặp phải tình trạng này có cách xử lý đúng đắn, kịp thời, tránh để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Chia sẻ từ mẹ Huyền Anh (Hà Nội)
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.