Mồ hôi trộm làm thế nào là thắc mắc của nhiều bà mẹ có con gặp phải tình trạng này. Bởi mồ hôi trộm không chỉ khiến trẻ khó chịu mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé nếu không được chữa trị kịp thời. Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia về hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở cả trẻ em và người lớn.
1. Phân biệt mồ hôi sinh lý và mồ hôi trộm
Mồ hôi sinh lý và mồ hôi trộm do bệnh lý rất khó phân biệt. Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó quan sát vẫn sẽ phân biệt được.
Một số điểm sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phân biệt 2 loại mồ hôi này. Qua đó sớm đưa ra biện pháp xử lý giúp trẻ cải thiện tình hình sức khỏe.
- Mồ hôi sinh lý thường sẽ có sau quá trình vận động cơ thể hoặc do nhiệt độ cơ thể tăng cao vì một lý do nào đó. Ngoài ra, loại mồ hôi này thường không kéo dài lâu và không có tính chu kỳ.
- Mồ hôi trộm do bệnh lý thường sẽ có tính chu kỳ, lặp lại nhiều lần. Mồ hôi trộm do bệnh lý còn thường đi kèm với một số biểu hiện khác như: Mệt mỏi hoặc chậm phát triển, còi xương hoặc suy dinh dưỡng.
2. Đổ mồ hôi trộm ở trẻ em
2.1. Nguyên nhân đổ mồ hôi trộm ở trẻ em
Các nguyên nhân đổ mồ hôi trộm thường gặp ở trẻ em gồm:
2.1.1. Thiếu chất dinh dưỡng cần thiết như Canxi, Vitamin D
Những trẻ sinh non hoặc bị còi xương, suy dinh dưỡng thường sẽ dễ mắc chứng ra mồ hôi trộm. Nguyên nhân là do thiếu Canxi và Vitamin D – các chất rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ thần kinh, trong đó có hệ thần kinh thực vật, chuyên đảm nhiệm vai trò điều khiển hệ bài tiết của cơ thể. Vì vậy, việc thiếu Canxi thường làm cho hệ bài tiết bị rối loạn dẫn tới mồ hôi trộm ở trẻ con.
2.1.2. Hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện
Hệ thần kinh thực vật là cơ quan chính có vai trò điều khiển hệ bài tiết của cơ thể. Vì vậy việc trẻ chưa hoàn thiện hệ thần kinh thực vật vì một lý do nào đó sẽ dẫn tới quá trình bài tiết bị rối loạn.
2.1.3. Cơ thể không khỏe
Khi bị côn trùng cắn, ốm sốt,… trẻ có thể bị ra mồ hôi trộm. Các chuyên gia cho rằng, trong thời gian bé bị sốt, hệ bài tiết phải làm việc nhiều hơn bình thường để điều tiết cơ thể và thải các chất độc ra ngoài. Sau một vài lần ốm như vậy, hệ bài tiết của bé bị quen với cường độ hoạt động cao. Từ đó, dẫn tới sau khi khỏi bệnh thì bé vẫn tiếp tục ra nhiều mồ hôi trộm. Và nếu không khắc phục kịp thời sẽ ngày càng nặng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
2.1.4. Bị bệnh: Tăng tiết mồ hôi, tim bẩm sinh, thận yếu âm hư…
Người mắc chứng tăng tiết mồ hôi có hệ bài tiết làm việc nhiều hơn người bình thường. Nguyên nhân là do rối loạn một số hormon trong cơ thể dẫn tới mồ hôi bị tiết ra nhiều. Ngoài ra một số bệnh như các bệnh về tim, thận cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới người bệnh mắc phải chứng ra mồ hôi trộm. Lý do là những bệnh này ảnh hưởng trực tiếp tới các cơ quan trong hệ bài tiết. Từ đó, làm rối loạn quá trình bài tiết của cơ thể gây đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường.
2.1.5. Hiện tượng ngưng thở khi ngủ
Đây là một hiện tượng ít gặp nhưng rất nguy hiểm cho người bệnh, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy không làm cho người bệnh ngưng thở quá lâu nhưng đây vẫn là một bệnh lý rất nguy hiểm.
Do quá trình trên làm cho cơ thể phải hoạt động cật lực để điều hòa lại luồng khí lưu thông trong người, đồng thời làm cho giấc ngủ của người bệnh chập chờn, khó sâu giấc ngủ ngon, tâm trạng bồn chồn lo lắng, dẫn tới mồ hôi trộm tiết ra nhiều hơn bình thường.
2.1.6. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS
Hội chứng SIDS còn được gọi là những cái chết trong nôi – xảy đến đột ngột trong khi ngủ mà không rõ nguyên nhân ở những đứa trẻ chưa đầy một tuổi. Các nguyên nhân gây nên chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các yếu tố cũng như các tác nhân từ môi trường như: Ngủ nằm nghiêng, nằm sấp, quá nóng và tiếp xúc với khói thuốc lá, ngạt thở…
2.2. Trẻ bị mồ hôi trộm làm thế nào?
Để cải thiện chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ em, quan trọng phải xác định được nguyên nhân. Bởi vì, xác định đúng nguyên nhân mới đưa ra phương án phù hợp giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
- Nếu trẻ thiếu Canxi hoặc Vitamin D thì nên bổ sung ngay bằng nhiều phương pháp. Ví dụ như cho trẻ uống Canxi, Vitamin D. Bổ sung qua thực đơn hàng ngày của trẻ. Hoặc thường xuyên cho trẻ tắm nắng để tăng cường Vitamin D một cách tự nhiên.
- Nếu xác định hệ thần kinh thực vật của trẻ chưa hoàn thiện hãy đưa trẻ tới bệnh viện. Từ đó, bạn sẽ có được những lời tư vấn những phương án phù hợp từ bác sĩ.
- Nếu trẻ ra mồ hôi trộm sau khi bị ốm, bạn có thể dùng một số phương pháp dân gian. Ví dụ: Cháo lá dâu, cháo đậu đen nấu với hạt sen và táo đỏ, canh hến nấu gốc hẹ,…. Đây là các cách dân gian đơn giản và hiệu quả.
- Nếu nguyên nhân do trẻ mắc bệnh lý nguy hiểm phải nhanh chóng cho trẻ tới khám tại bệnh viện. Tại đây các bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra những phương pháp chữa trị hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét và khắc phục ngay những vấn đề sau nếu có:
- Tuyệt đối không hút thuốc trong phòng ngủ của trẻ.
- Phòng ngủ của trẻ không nên quá lộng gió nhưng vẫn phải có luồng khí lưu thông tốt.
2.3. Thuốc chống mồ hôi trộm cho bé
Khi phát hiện thấy trẻ bị mồ hôi trộm do bệnh lý, cần đi khám ngay để mua thuốc điều trị cho bé. Tránh kéo dài gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Một căn bệnh phổ biến gây ra chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em là âm hư. Với âm hư, dân gian ta từ lâu đã có bài thuốc trị thận âm với hoài sơn, thục địa,…. Mẹ có thể áp dụng ngay cho con.
Bài thuốc này cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Thục địa 25g,
- Thạch hộc 15g;
- Táo chua 10g;
- Tỳ giải 10g;
- Hoài sơn 15g;
- Củ súng 20g.
Mẹ cũng có thể tìm thêm các bài thuốc khác chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian cho bé như: Nước lá dâu, lá lốt, rau diếp, cá,…. tuỳ theo tình trạng và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nhé.
3. Đổ mồ hôi trộm ở người lớn
3.1. Nguyên nhân đổ mồ hôi trộm ở người lớn
Đổ mồ hôi trộm ở người lớn có nhiều nguyên nhân khác nhau:
3.1.1. Thời kỳ mãn kinh
Phụ nữ thời kỳ mãn kinh cơ thể thường xuyên có những thay đổi khó lường. Trong đó khá phổ biến là những cơn bốc hỏa, nóng bừng toàn cơ thể. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc tăng tiết mồ hôi quá mức của cơ thể. Hệ bài tiết bị quen dần với cường độ này, lâu dần gây nên chứng ra mồ hôi trộm.
3.1.2. Hội chứng tăng tiết mồ hôi
Bệnh lý do hệ thần kinh thực vật bị rối loạn vì một nguyên nhân nào đó. Đây là hệ thống thần kinh điều khiển quá trình hoạt động của các cơ quan trong hệ bài tiết. Vì vậy, khi hệ thần kinh này không hoạt động bình thường sẽ dẫn tới việc tăng tiết mồ hôi. Do đó, gây nên chứng ra mồ hôi trộm.
3.1.3. Đổ mồ hôi do bệnh
Một số bệnh như ung thư gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe, bao gồm cả ra mồ hôi trộm. Lý do là vì những căn bệnh này gây sốt triền miên, giảm cân, giảm các chức năng như bài tiết,.. Vì thế, gây ra chứng đổ mồ hôi trộm.
3.1.4. Thận yếu, âm hư
Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường xuyên gặp phải ở những người bị mồ hôi trộm. Thận là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ bài tiết có nhiệm vụ thanh lọc cơ thể. Thận hư sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy liên quan tới hệ bài tiết, không riêng gì mồ hôi trộm.
3.2. Người lớn đổ mồ hôi trộm làm thế nào?
Cách khắc phục chứng ra mồ hôi trộm ở người lớn cũng cần bám sát nguyên nhân.
- Đối với những phụ nữ thời kỳ mãn kinh, việc ra nhiều mồ hôi trộm trong giai đoạn này cũng là hiện tượng bình thường. Tình trạng này không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt. Vì vậy, cũng cần có biện pháp điều hòa cơ thể để cải thiện. Giai đoạn này chị em bị thiếu hụt nội tiết tố nữ. Vì thế, cần cải thiện nội tiết tố nữ qua thực phẩm, sản phẩm hỗ trợ,…
- Nếu mắc phải hội chứng tăng tiết mồ hôi thì bạn cần phải gặp bác sĩ để được tư vấn. Tuy nhiên, việc cải thiện giấc ngủ và tâm sinh lý luôn là cách hữu hiệu để hệ thần kinh khỏe mạnh. Vì vậy, hãy xây dựng thói quen sinh hoạt tốt như ngủ đúng giờ, đủ giấc, không rượu bia,…
- Nếu bạn đang mắc các chứng bệnh làm cho cơ thể rối loạn, thường xuyên bị sốt cao hoặc cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng thì việc khắc phục sẽ khó khăn hơn nhiều. Phương pháp tốt nhất vẫn là nhờ tới sự hỗ trợ của các bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên kết hợp cải thiện dinh dưỡng và điều kiện sống cho phù hợp với bản thân.
- Bổ thận âm, thanh nhiệt, điều hòa âm dương trong cơ thể. Bạn có thể dùng thuốc các sản phẩm hỗ trợ, tập thể dục, tập dưỡng sinh,… Ngoài ra, thay đổi các thói quen xấu và cải thiện chế độ dinh dưỡng.
4. Đổ mồ hôi trộm có nguy hiểm không?
Đổ mồ hôi trộm có nhiều cấp độ khác nhau, đa phần không quá nguy hiểm với cơ thể. Nhưng trong một số trường hợp nó là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe.
Nhất là đối với trẻ em, nếu mồ hôi trộm ra nhiều và thường xuyên là một dấu hiệu không hề tốt cho cơ thể của bé. Rất có thể bé đang bị còi xương, suy dinh dưỡng hoặc đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm khác. Chính vì vậy các bậc phụ huynh không được chủ quan với việc này.
5. Một số điều cần lưu ý khi đổ mồ hôi trộm
Bên cạnh những cách chữa mồ hôi trộm ở người lớn và trẻ em phía trên, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau:
- Mặc đồ thoáng mát khi ngủ: Cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể tăng cao. Vì vậy, việc mặc đồ thoáng mát, không đắp quá nhiều chăn nhất là mùa hè sẽ giảm thiểu ra mồ hôi trộm.
- Không tắm ngay: Quá trình toát mồ hôi, các lỗ chân lông trong cơ thể sẽ phải mở ra để mồ hôi đi qua. Vì vậy không nên tắm ngay để tránh việc bị ngấm nước qua các lỗ chân lông đó.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chứng ra mồ hôi trộm báo hiệu rất nhiều vấn đề không tốt trong cơ thể bạn. Vì vậy việc bổ sung và duy trì một chế độ dinh dưỡng với các món ăn tốt cho người bị mồ hôi trộm sẽ giúp cơ thể có đủ đề kháng để chống chọi với những vấn đề đó.
- Tắm nắng thường xuyên: Việc tắm nắng giúp cơ thể tổng hợp được nhiều Vitamin D. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ được Canxi. Canxi sẽ giúp cải thiện hệ thần kinh của cơ thể, đây chính là cơ quan điều khiển các bộ phận trong hệ bài tiết. Vì vậy tắm nắng rất tốt, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Như vậy, bạn đã nắm bắt được tất cả những điều cần biết để trả lời cho câu hỏi: Mồ hôi trộm làm thế nào? Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn đọc.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.