Một số gợi ý khi sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho trẻ

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 08/04/2020 16:42:40

Theo thống kê, có đến 20% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu do thiếu Sắt, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển thể chất và nhận thức của trẻ. Đây cũng là lý do khiến nhiều phụ huynh chủ động tìm kiếm thực phẩm chức năng bổ sung Sắt cho trẻ. Tuy nhiên, việc làm này cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để đảm bảo an toàn.

1. Nhu cầu Sắt ở trẻ em – Bao nhiêu là đủ?

Sắt là một chất khoáng quan trọng với cơ thể, tham gia điều hòa quá trình chuyển hóa năng lượng. Sắt cũng là thành phần tạo nên huyết sắc tố hemoglobin giúp vận chuyển oxy. Khi thiếu Sắt, cơ thể không tạo ra được huyết sắc tố dẫn đến thiếu máu, nồng độ oxy cũng giảm sút khiến cơ thể mệt mỏi, tím tái.

Trẻ thiếu Sắt có hệ miễn dịch kém, dễ ốm vặt hơn

Trẻ thiếu Sắt có hệ miễn dịch kém, dễ ốm vặt hơn

Thiếu máu do thiếu Sắt có thể gây ra một số hệ lụy cho cơ thể của trẻ như:

  • Còi cọc, nhẹ cân, chậm lớn
  • Giảm sức mạnh của các cơ bắp
  • Giảm nhận thức, ảnh hưởng tâm lý
  • Miễn dịch kém.
  • Mất khả năng điều hòa thân nhiệt
  • Tăng nguy cơ nhiễm độc

Để bảo vệ sự phát triển của con, phụ huynh cần đảm bảo bổ sung đầy đủ chất Sắt theo nhu cầu. Cụ thể:

Nhóm tuổiNamNữ
Nhu cầu Sắt  theo giá trị sinh học  khẩu phần ăn

(mg/ngày)

Nhu cầu Sắt theo giá trị sinh học khẩu phần ăn

(mg/ngày)

Hấp thu 10% **Hấp thu 15%***Hấp thu 10% **Hấp thu  15% ***
0-5 Tháng0,930,93
6-8 Tháng8,55,67,95,2
9-11 tháng9,46,38,75,8
1-2 Tuổi5,43,65,13,5
3-5 Tuổi5,53,65,43,6
6 -7 Tuổi7,24,87,14,7
8-9 Tuổi8,95,98,95,9
10-11 Tuổi11,37,510,57,0

Chú thích: 

**: Khẩu phần ăn có khoảng 10% Sắt được hấp thu (mức trung bình): Thường có từ 30g – 90g thịt hoặc cá mỗi ngày hoặc từ 25 mg – 75 mg vitamin C mỗi ngày.

*** Loại khẩu phần có khoảng 15% Sắt được hấp thu (mức cao): Thường có > 90g thịt hoặc cá mỗi ngày hoặc > 75 mg vitamin C mỗi ngày.

Phụ huynh có thể nhận biết tình trạng thiếu máu ở trẻ dựa trên một số dấu hiệu như:

  • Da xanh xao, nhợt nhạt
  • Uể oải, mệt mỏi và không thích nô đùa, vận động
  • Móng tay giòn
  • Đề kháng kém, dễ ốm vặt

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được kiểm tra sớm giúp cho quá trình điều trị có hiệu quả cao và nhanh chóng hơn.

2. Độ tuổi nào phù hợp để sử dụng TPCN bổ sung Sắt cho trẻ

Trẻ có thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung Sắt khi hơn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, từ 6 – 24 tháng, trẻ nên dùng sản phẩm được bào chế dưới dạng siro hoặc dạng nước sẽ dễ dàng sử dụng và hấp thu tốt hơn. Ở dạng viên, trẻ không uống trực tiếp mà phải pha loãng, hòa tan và quá trình này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoặc gây nguy hiểm cho đường tiêu hóa.

Sử dụng bất cứ thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho trẻ nào cũng cần hỏi ý kiến chuyên gia trước

Sử dụng bất cứ thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho trẻ nào cũng cần hỏi ý kiến chuyên gia trước

Một số sản phẩm có thể tham khảo như:  Pediakid, Vitamin Friend Iron, Ferlin…

Nhưng tốt nhất, bố mẹ hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để biết liều lượng và cách sử dụng phù hợp. Tránh việc bổ sung bừa bãi, quá nhiều dẫn đến dư thừa hoặc không đúng thời điểm có thể gây nguy hiểm cho con.

3. Bổ sung Sắt cho trẻ thông qua đồ ăn tự nhiên

https://hellobacsi.com/wp-content/uploads/2016/09/425185084-1024×682.jpg

Bổ sung Sắt qua thực phẩm là lựa chọn an toàn và hiệu quả

3.1. Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ là nguồn bổ sung sắt tuyệt hảo cho cơ thể của trẻ

Các loại thịt đỏ là nguồn bổ sung sắt tuyệt hảo cho cơ thể của trẻ

Thịt đỏ là được coi là nguồn bổ sung Sắt lý tưởng cho cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong 100gr thịt đỏ sẽ cung cấp 2,7gr Sắt. Ngoài ra, thịt đỏ còn giàu protein, vitamin B và selen rất tốt cho cơ thể.

Các loại thịt đỏ giàu Sắt và tốt cho trẻ như: thịt bò, thịt cừu, thịt vịt…

3.2. Hải sản

Các loại hải sản được cũng được nhiều chuyên gia dinh dưỡng ưu tiên vì có hàm lượng Sắt cao, thích hợp sử dụng cho những bệnh nhân thiếu Sắt. Các loại hải sản giàu Sắt thường là động vật thân mềm và có vỏ như: ngao, sò, ốc, hàu, hà…. Điển hình như

  • 100gr con trai chứa 28gr Sắt.
  • 100gr hàu chứa 10.2gr Sắt.

Một điều đặc biệt là Sắt trong các loại thực phẩm này là heme-iron, một loại Sắt dễ hấp thu không giống như non-heme iron có trong thực vật thường khó hấp thu hơn.

3.3. Rau xanh

Có rất nhiều loại rau xanh có thể giúp cho bé được bổ sung hàm lượng lớn chất sắt cho cơ thể

Có rất nhiều loại rau xanh có thể giúp cho bé được bổ sung hàm lượng lớn chất sắt cho cơ thể

Các loại rau có màu xanh đậm cũng đã được xác định là nguồn bổ sung Sắt lý tưởng. Điển hình cho nhóm này như cải bó xôi. Các nghiên cứu phát hiện ra trong 100gr cải bó xôi sẽ cung cấp đến 3,2gr Sắt. Sắt trong cải bó xôi là non-heme iron – loại Sắt chậm hấp thu. Tuy nhiên, trong cải bó xôi còn giàu Vitamin C nên làm tăng hiệu suất hấp thu Sắt cho cơ thể.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể lựa chọn một số loại rau khác như: rau súp lơ xanh, ớt đà lạt, rau câu, rau ngót….

3.4. Các loại hạt

Các loại hạt cũng rất giàu Sắt và là món ăn khoái khẩu của trẻ nhỏ.

  • Cứ 28gram hạt bí đỏ sẽ cung cấp 2gr Sắt.
  • Cứ  200gr các loại đậu sẽ cung cấp 6.6gr Sắt.

Do đó, phụ huynh có thể bổ sung các loại hạt như: bí đỏ, đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu lăng, đậu nành, đậu hà lan… vào khẩu phần ăn cho bé với các món rất hấp dẫn như chè đỗ đen, hạt xay nhỏ trộn với sữa chua….

3.5. Một số thực phẩm giàu Sắt khác

Trong lòng đỏ trứng gà cũng giúp cơ thể được bổ sung chất sắt một cách hiệu quả

Trong lòng đỏ trứng gà cũng giúp cơ thể được bổ sung chất sắt một cách hiệu quả

Bên cạnh các nhóm thực phẩm trên, cha mẹ cũng có thể cho con ăn nhiều các món ăn giàu Sắt khác như:

  • Đậu phụ: Hàm lượng Sắt là 5,4mg/ 100g đậu phụ. Mẹ có thể chế biến thành cá món như đậu phụ luộc, đậu phụ rán, đậu phụ sốt thịt cà chua, đậu phụ tứ xuyên…..
  • Chocolate: Hàm lượng Sắt là 8mg/ 100g Chocolate. Chocolate có thể sử dụng trong các chế phẩm sữa, bột sữa hay bánh kẹo đều được.
  • Lòng đỏ trứng: Hàm lượng Sắt là 2,7 mg/ 100g lòng đỏ trứng. Mẹ có thể chế biến các món trứng luộc, trứng rán, ốp la… cho các bữa ăn của con đa dạng và phong phú.
  • Khoai tây: Hàm lượng Sắt là 1,2mg/ 100 gam khoai tây. Các món khoai tây chiên, bánh khoai tây, khoai tây lắc.. là món ăn vặt lý tưởng cho các bé.

Mẹ hãy thay đổi món ăn thường xuyên, kết hợp nhiều thực phẩm mỗi ngày, đảm bảo con có những bữa ăn không chỉ đủ chất mà còn ngon miệng.

4. Một số lưu ý khi bổ sung Sắt cho trẻ

Trong quá trình bổ sung Sắt cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

  • Bổ sung Vitamin C: Vitamin C giúp thúc đẩy quá trình hấp thu Sắt, tăng hiệu quả sử dụng và rút ngắn thời gian điều trị các vấn đề do thiếu Sắt gây ra.
  • Không uống quá nhiều sữa: Ở trẻ từ 1 – 5 tuổi không nên uống quá 710ml/ngày, do đó, không nên cho bé sử dụng các thực phẩm hay sản phẩm bổ sung Sắt cùng lúc với các sản phẩm giàu canxi (như sữa), giàu tanin (trà hoặc cà phê) hoặc phytate (lúa, lúa mạch…)
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Điều này giúp phụ huynh bổ sung đủ hàm lượng cần thiết cho con, bổ sung đúng thời điểm và đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung Sắt cho trẻ trong một số trường hợp là cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ không nên lo lắng thái quá dẫn đến lạm dụng quá mức, cần lưu ý những khuyến cáo của bác sĩ và dược sĩ khi sử dụng.

Đáng giá bài viết

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC