Theo Bác sỹ chuyên khoa II Vũ Thị Lừu, Chuyên khoa Nội-Tiêu hóa, Bệnh viện E: “Bệnh đái dầm là tình trạng tiểu không tự chủ trong lúc ngủ, thường xảy ra ở trẻ em. Nguyên nhân chính là do cơ thể chưa phát triển toàn diện. Hệ thần kinh thực vật chưa điều khiển được chức năng chế ước của bàng quang khi bàng quang chứa nước tiểu”.
Một số trẻ em mắc chứng đái dầm khi còn nhỏ thì lớn không bị đái dầm nữa. Tuy nhiên, trẻ đái dầm hồi nhỏ nếu không được điều trị thì lớn lên sẽ tiếp tục bị. Và có thể mắc chứng đái dầm mãn tính (có người 60-70 tuổi vẫn bị đái dầm).
Nhiều người cho rằng đái dầm ở người lớn là dấu hiệu tự nhiên của lão hóa. Nhưng thực chất không phải vì chứng đái dầm có thể gặp ở nhiều đối tượng. Ngay cả thanh thiếu niên, phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh hoặc cả các quý ông khỏe mạnh. Vậy nguyên nhân do đâu?
Theo Đông y, phổi còn gọi là PHẾ. Phế là một tạng chủ về khí có quan hệ chặt chẽ với bàng quang. Phổi ảnh hưởng trực tiếp đến sự chế ước, điều tiết nước của bàng quang thông qua sự vận động phức tạp của hệ thần kinh thực vật. Nếu chức năng phổi yếu cộng với hệ thần kinh thực vật rối loạn thì bàng quang hoạt động không ổn định.
Bị đái dầm khi đã trưởng thành khiến nhiều người tự ti, xấu hổ. Họ ngại tiếp xúc với người khác, ngại không muốn đi khám bệnh. Tuy nhiên, việc hiểu rõ nguyên nhân theo Đông y giúp việc điều trị dễ dàng hơn.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.