Trẻ 3 tuổi đái dầm ban đêm là vấn đề khá đau đầu của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên tật xấu này có thể khắc phục dễ dàng khi mẹ nắm rõ những bí quyết, kinh nghiệm hữu ích. Hãy tham khảo ngay kinh nghiệm của mẹ Lan Anh đã chữa khỏi chứng đái dầm cho con được chia sẻ sau đây nhé.
Mẹ Lan Anh chia sẻ: “Bé Mắm nhà mình khi lên 3 tuổi thường hay đái dầm vào ban đêm. Lúc đầu mình rất cáu vì phải tốn nhiều thời gian giặt giũ. Nhưng cáu gắt khiến bé sợ hãi và không muốn đến gần mình.
Vì thế, mỗi lần bé đái dầm, mình không quát mắng mà trò chuyện trấn an bé cùng với đó là tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Mình đã chữa khỏi chứng đái dầm của bé Mắm sau một thời gian áp dụng.
Các mẹ có trẻ 3 tuổi đái dầm ban đêm hãy tham khảo những kinh nghiệm của mình nhé.”
1. Phân loại các bệnh đái dầm ở trẻ em
Trước khi tìm giải pháp, mẹ cần hiểu rõ chứng đái dầm của bé thuộc loại nào. Theo các bác sĩ, đái dầm ở trẻ em có 2 loại đó là
1.1. Đái dầm tiền phát
Đây là chứng đái dầm kéo dài liên tục từ khi bé còn nhỏ cho đến khi lớn, khoảng thời gian kéo dài liên tục.
1.2. Đái dầm thứ phát
Đái dầm thứ phát là chứng đái dầm mà suốt quá trình bé còn nhỏ đến khi lớn lên sẽ có khoảng thời gian bé không mắc đái dầm (khoảng thời gian này ít nhất là 6 tháng và có thể nhiều hơn) nhưng sau đó lại bị đái dầm trở lại.
2. Tìm hiểu nguyên nhân khiến bé đái dầm ban đêm
Đái dầm trở thành một “rắc rối” không nhỏ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như tâm sinh lý của trẻ. có 2 nguyên nhân chính khiến trẻ đái dầm là đái dầm tiền phát và đái dầm thứ phát.
2.1. Nguyên nhân khiến bé đái dầm tiền phát
Sau đây là những nguyên nhân khiến bé đái dầm thứ phát:
- Trẻ em không có tự ý thức được bàng quang của mình đã đầy nước, không đi vệ sinh và thường nín nhịn khiến nước tiểu bị ứ vào ban đêm và “đi tiểu” khi trẻ đang ngủ.
- Trong suốt buổi tối và đêm khi ngủ, cơ thể bé sản sinh ra nhiều nước tiểu. Bàng quang của trẻ không có khả năng giữ nước qua đêm sẽ gửi tín hiệu đến não, thúc giục bé đi vệ sinh. Nhưng một số bé không học được kỹ năng này và dẫn đến đái dầm.
- Vấn đề mặt tâm lý tình cảm: Gia đình bé chuyển nhà, bé bắt đầu đi học hoặc gia đình không hạnh phúc … khiến trẻ thường xuyên lo lắng, căng thẳng cũng là nguyên nhân khiến bé bị đái dầm.
- Di truyền: Có thể cha mẹ hoặc người thân trong gia đình từng bị đái dầm khiến trẻ bị đái dầm. Bé sẽ hết đái dầm vào đúng tuổi mà người thân hết đái dầm.
- Ngủ sâu hoặc ngưng thở khi ngủ có thể làm não bộ bỏ qua tín hiệu của bàng quang khiến trẻ đái dầm.
2.2. Nguyên nhân khiến bé đái dầm thứ phát
Nguyên nhân khiến bé đái dầm thứ phát bao gồm:
- Trẻ uống nhiều nước trước khi đi ngủ khiến bàng quang nhanh “đầy” dẫn đến đái dầm.
- Cơ thể không sản xuất đủ hormon chống lợi tiểu ADH thì sẽ tiết ra nhiều nước tiểu hơn vào ban đêm.
- Đái dầm còn có thể do các nguyên nhân khác như táo bón, sự bất thường của hệ thống thần kinh, tiểu đường…
- Nhiễm trùng tiết niệu: Bàng quang bị kích thích khiến trẻ bị dị ứng với việc đi tiểu hoặc đau bụng dưới. Việc này khiến cho bé đi tiểu thường xuyên và không thể kiểm soát.
- Giải phẫu hoặc cấu trúc có bất thường: Sự bất thường về mặt cấu trúc, bất ổn thần kinh, làm mất khả năng kiểm soát nước tiểu.
3. Cách khắc phục khi trẻ 3 tuổi đái dầm ban đêm
“Trẻ đái dầm phải làm sao?“. Lúc này bố mẹ tìm đến bác sĩ để được tư vấn tận tình, xác định đúng nguyên nhân của việc trẻ 3 tuổi đái dầm
Từ việc xác định đúng nguyên nhân sẽ có cách điều trị phù hợp nhất, nhanh chóng làm giảm triệu chứng của đái dầm thứ phát hay đái dầm tiền phát.
Bên cạnh đó mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản sau đây.
3.1. Bài tập bàng quang
Đái dầm có khả năng là do bàng quang chậm phát triển, bài tập bàng quang sẽ ngăn ngừa đường tiết niệu co thắt.
- Khuyến khích bé không nên đi tiểu ngay mà giữ lượng nước tiểu lại từ 10 -20 phút, giúp bàng quang được mở rộng và cải thiện.
- Kẹp một quả bóng nhỏ, đường kính 5cm giữa 2 đùi trên đầu gối để cải thiện chức năng cơ xương chậu.
- Uống thêm nhiều nước để bàng quang được mở rộng.
Mẹ có thể hướng dẫn bé thực hiện 2 lần/ngày để có những cải thiện tốt nhất.
3.2. Massage bụng cho bé
Để tăng cường và cải thiện khả năng cơ tiết niệu, khả năng kiểm soát bàng quang thì mẹ có thể dùng dầu ô liu để massage bụng dưới. Thực hiện massage bụng bé mỗi ngày sẽ cải thiện chứng đái dầm ban đêm khá hiệu quả.
3.3. Quả óc chó và nho khô
Kết hợp vài quả nho khô với óc chó cho bé ăn trước khi đi ngủ để cải thiện chứng đái dầm. Hai loại quả này còn chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bé.
3.4. Nước ép nam việt quất
Trước khi bé đi ngủ, mẹ có thể cho bé uống một ly nước ép nam việt quất để hạn chế mắc tiểu trong khi ngủ.
3.5. Mật ong
Mật ong là dược liệu có khả năng giữ và hấp thụ nước trong cơ thể cực kỳ tốt, giữ nước tiểu trong cơ thể bé đến sáng. Mẹ có thể kết hợp mật ong với các món ăn hoặc đồ uống của bé hoặc cho bé dùng một thìa mật ong nguyên chất mỗi ngày.
3.6. Quả lý gai ấn độ
Xắt quả lý gai Ấn Độ thành nhiều lát nhỏ, trộn đều với nghệ, mật ong. Các chất dinh dưỡng có trong 3 thành phần trên giúp ngăn ngừa đái dầm hiệu quả.
3.7. Đường thốt nốt
Thân nhiệt cao sẽ giúp cơ thể giảm được tình trạng đái dầm. Một miếng đường thốt và một ly sữa ấm mỗi ngày trong 2 tháng có thể nhanh chóng giảm tình trạng đái dầm.
Tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng đường thốt nốt, sử dụng quá nhiều đường thốt nốt không tốt cho sự phát triển của trẻ.
3.8. Hạt mù tạt
Nhiễm trùng tiết niệu có thể sử dụng hạt mù tạt để điều trị. Mỗi ngày mẹ nên pha nửa cốc sữa với nửa muỗng cà phê mù tạt khô và cho bé uống trước khi đi ngủ 1 tiếng.
Chứng nhiễm trùng đường tiết niệu thuyên giảm thì chứng đái dầm của bé cũng không còn tái phát.
3.9. Giấm táo
Dùng giấm táo 1 -2 lần trong bữa ăn mỗi ngày rất có lợi cho sức khỏe của bé. Giấm táo giúp hạn chế đái dầm, giảm kích ứng trong bụng nhờ giảm axit. Mẹ nên cho thêm mật ong hoặc pha loãng với nước để trẻ dễ uống hơn.
3.10. Quế
Quế giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và chống oxy hóa, thích hợp cho các trường hợp đái dầm cho bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Mỗi ngày, bé nhai một miếng quế với các món tráng miệng, sữa hay bánh mì.
3.11. Bài thuốc thảo dược bổ thận âm
3.11.1. Một số thảo dược bổ thận
Sử dụng các bài thuốc Đông y cũng là biện pháp hiệu quả và an toàn được nhiều gia đình áp dụng. Một số bài thuốc nổi tiếng như bài thuốc bổ âm với các thảo dược có tác dụng giảm chứng đái dầm rất hiệu quả như:
- Thục địa
- Thạch hộc
- Táo chua
- Tỳ giải
- Hoài sơn
- Củ súng
Xem thêm: 20 Thuốc trị đái dầm cho trẻ em – Những lưu ý mẹ cần biết!
4. Phòng ngừa đái dầm cho trẻ 3 tuổi
Bởi chứng đái dầm hay xuất hiện và bé không tự chủ được tình trạng này khiến bé dễ mặc cảm, tự ti khi đối diện với ba mẹ hoặc bạn bè. Vì thế, mẹ nên giúp trẻ có thể chủ động phòng tránh cũng như cải thiện chứng đái dầm với các gợi ý sau.
4.1. Tạo tâm lý thoải mái, không la mắng con
Bé đái dầm sẽ khiến cha mẹ mệt mỏi khi phải giặt giũ quá nhiều chăn mền, ga gối dính nước tiểu. Tuy nhiên, việc đái dầm là điều mà bé không hề mong muốn và cũng không thể nào tự chủ được nên đừng trách mắng khiến bé cảm thấy áy náy và có lỗi.
4.2. Suy nghĩ tích cực, trấn an bé
Bố mẹ nên tạo cho bé có những suy nghĩ tích cực, đồng thời trấn an bé, kể cho bé hiểu là đái dầm không phải là lỗi của bé và sẽ tự hết khi lớn lên. Không nên trêu chọc bé vì đái dầm không phải là việc xấu.
4.3. Cho con uống nước đúng cách
Các bé vì sợ đái dầm ban đêm nên thường nhịn uống nước cả ngày, khiến cho bé bị khát nước vào ban đêm. Cha mẹ nên khuyên bé uống nước nhiều hơn vào ban ngày và không uống nước trước khi đi ngủ mà uống trong bữa tối. Lượng nước này là lượng uống nước cuối cùng trong ngày để hệ bài tiết của bé không bị quá tải.
4.4. Không cho bé uống caffeine, coca, các loại trà
Các loại đồ uống có chứa nhiều caffeine như cafe, coca cola, nước giải khát… kích thích cơ thể bài tiết nhanh và đi tiểu nhiều hơn. Do đó, mẹ nên hạn chế cho trẻ 3 tuổi đái dầm ban đêm uống các loại nước này.
4.5. Tập thói quen đi vệ sinh đều đặn
Cha mẹ nên tập cho bé thói quen đi vệ sinh trước khi lên giường đi ngủ và trong suốt cả ngày. Dạy bé cách đi vệ sinh hợp lý để “xả” hết nước tiểu.
Đi vệ sinh đều đặn và đúng cách sẽ làm giảm đáng kể lượng nước tiểu chứa trong bàng quang, giảm tối đa lượng nước tiểu vào ban đêm khi bé ngủ.
4.6. Trang bị tã lót, áo quần cho bé
Miếng lót chống thấm hay tã giấy, tã quần sẽ giúp bé thấy thoải mái và mẹ đỡ vất vả hơn. Mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn nhiều quần áo cho bé để thay khi đái dầm. Không nên để nước tiểu dính quá lâu trên da, nó sẽ gây ra các bệnh về da cho bé.
4.7. Bao bọc đệm cẩn thận
Mẹ nên sử dụng loại drap chống thấm sử dụng khóa kéo để giảm và tránh nước tiểu thấm vào đệm. Tấm lót này này được bán phổ biến trên thị trường, cha mẹ có thể mua, đỡ mất công phải giặt drap.
5. Các món ăn giúp hạn chế tình trạng đái dầm ở trẻ
Cùng với những biện pháp trên, mẹ nên bổ sung thêm những chất dinh dưỡng vừa giúp cho sự phát triển của bé vừa hạn chế đái dầm. Một số món ăn bổ dưỡng mẹ nên bổ sung cho bé là
5.1. Cua bể
Lớp trắng xốp bên trong mang cua bể có thể dùng để chưng cách thủy hoặc nấu canh. Cho bé ăn từ 1-3 lần mỗi ngày để giảm chứng đái dầm.
5.2. Cháo cật dê
Cháo cật là món ăn rất bổ dưỡng, dễ ăn và cực kỳ thơm ngon. Món cháo này giúp trẻ hạn chế đái dầm hiệu quả.
5.3. Hẹ tươi
Hẹ tươi là thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho người lớn và trẻ nhỏ, giảm đau, rơ lưỡi cho các bé và trị đái dầm vô cùng hiệu quả.
Lấy 100g hẹ tươi cắt thành từng đoạn, thêm 200g tôm tươi lột vỏ. Xào tôm với dầu đến khi sắp chín thì thêm hẹ vào xào. Món ăn này ăn thường xuyên sẽ giảm tình trạng đái dầm đáng kể.
5.4. Chữa đái dầm bằng rau ngót
Rau ngót ngon, mát có vị ngọt, thanh lọc cơ thể, giảm độc. Dùng rau ngót nấu canh có thể bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể bé. Tuy nhiên, rau ngót ăn vào buổi tối khiến bé đái dầm nhiều hơn nên chỉ sử dụng vào buổi sáng hoặc trưa.
Mẹ đừng vội la mắng hay kết tội bé. Mẹ hãy áp dụng các phương pháp trị đái dầm chữa trị phù hợp. Từ đó giúp bé không còn bị đái dầm và có cuộc sống vui vẻ. Hiện tượng trẻ 3 tuổi đái dầm ban đêm là hiện tượng không đáng lo ngại mẹ không cần lo lắng quá nhiều.
“Với 9 năm kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn hàng đầu về Y dược của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3, tôi không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đem lại những thông tin hữu ích cho người bệnh.”
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.