Trị mồ hôi trộm cho bé với 3 bài thuốc và 6 món ăn hàng đầu

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 22/03/2023 16:59:53

Trị mồ hôi trộm cho bé luôn là nỗi lo của các bà mẹ. Bởi tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngay khi trẻ gặp phải vấn đề đổ mồ hôi trộm, bố mẹ cần có phương pháp cải thiện cho bé ngay.

Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia về cách trị mồ hôi trộm cho bé hiệu quả.

1. Thuốc trị mồ hôi trộm cho bé

Để trị mồ hôi trộm cho bé các phương pháp điều trị từ các bài thuốc dân gian được khuyến khích sử dụng hơn so với các phương pháp điều trị bệnh từ Tây y. Bởi vì, các bài thuốc từ y học cổ truyền thường lành tính, không gây tác dụng phụ. Hơn nữa, lại dễ thực hiện và có hiệu quả khi sử dụng để chữa mồ hôi trộm cho bé.

1.1. Bài thuốc trị mồ hôi trộm cho bé từ dân gian

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc trị mồ hôi trộm cho bé. Nhưng phổ biến nhất phải kể đến bài thuốc từ lá đinh lăng, từ lá dâu và rau má.

1.1.1. Gối lá đinh lăng

lá đinh lăng trị mồ hôi trộm cho bé

Lá đinh lăng là một trong những mẹo trị mồ hôi trộm cho bé hiệu quả

Gối lá đinh lăng được nhiều mẹ bỉm sữa sử dụng với mục đích thấm hút mồ hôi. Nhờ vậy, trẻ có giấc ngủ ngon, ngủ sâu mà không bị gián đoạn.

  • Nguyên liệu: Lá đinh lăng tươi, vỏ gối cotton, kim, chỉ, kéo và một số vật dụng cần thiết khác.
  • Cách thực hiện: Lá đinh lăng rửa sạch, phơi khô dưới bóng râm từ 2 – 3 ngày. Sau khi lá đinh lăng khô thì cho vào đảo sao vàng, hạ thổ. Cuối cùng là may bao gối, tỉ lệ tốt nhất là 1 phần lá đinh lăng, 1 phần bông gòn. Tùy vào độ tuổi của bé mà nên may gối kích thước to nhỏ khác nhau. Lưu ý, gối lá đinh lăng có thời gian sử dụng trung bình từ 8 tháng đến 1 năm. Mẹ không nên cho bé sử dụng quá lâu. Ngoài ra, nên chú ý phơi gối thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

1.1.2. Nước lá dâu

Lá dâu tằm thường được dùng trong trường hợp trẻ nhỏ đổ mồ hôi trộm. Theo đông y lá dâu tằm có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng chính là tán phong nhiệt. Để thực hiện bài nước lá dâu cần chuẩn bị:

  • Nguyên liệu: 10g lá dâu tằm, 5g rau má. Có thể sử dụng lá đã phơi khô hoặc lá tươi đều được. Nhưng tốt nhất nên dùng lá tươi để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Cách thực hiện: Lá dâu và lá rau má rửa sạch, sau đó cho vào ấm hãm như hãm trà. Đợi khoảng 5 phút cho nước từ lá dâu và lá rau má ra thì rót uống được.
  • Cách sử dụng: Nên cho bé uống thay nước lọc hàng ngày và uống liên tục trong 5 ngày. Nếu tình trạng cải thiện thì có thể ngưng sử dụng, nếu không thì có thể sử dụng tiếp.

1.1.3. Bài thuốc trị mồ hôi trộm cho bé từ cây rau má

uống nước rau má trị mồ hôi trộm ở bé

Cho trẻ uống nước rau má thường xuyên để thanh nhiệt, hạn chế mồ hôi trộm

  • Nguyên liệu: 1 thang thuốc gồm rau má 10g, râu ngô 5g, mã đề 5g, kim ngân hoa 3g, thảo quyết minh sao 3g, lá dâu 10g.
  • Cách thực hiện: Bố mẹ đem sắc cho trẻ uống ngày một thang. Uống liên tục trong 5 – 7 ngày tình trạng đổ mồ hôi trộm sẽ được cải thiện.
  • Công dụng:
    • Theo Đông y rau má vị đắng, hơi ngọt, tính bình, vào can, tỳ, vị. Rau má giúp dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, bù tân dịch, cầm mồ hôi.
    • Râu ngô có vị ngọt, tính bình, quy kinh thận, bàng quang, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi gan mật, dưỡng âm, thanh huyết nhiệt, thoái hoàng, chỉ huyết.
    • Kim ngân hoa có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ tâm, ích phế vị có tác dụng vững chắc phần lý và khỏe bì phu cơ nhục. Vì vậy được sử dụng làm vị thuốc trong nhiều bài thuốc khác nhau. Trong đó có bài thuốc chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.
    • Lá mã đề có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm, ôn dương có công dụng cầm mồ hôi và điều hòa mồ hôi.
    • Đặc biệt với bài thuốc này, lá dâu được sử dụng là lá dâu đã ngả vàng nhưng còn trên thân cây. Theo đông y thì lá dâu này có vị ngọt đắng, hơi chát, tính lương, quy kinh lạc gan, thận nhờ vậy có công dụng dưỡng âm bổ máu, chữa chứng thận âm hư, thường được sử dụng để trị mồ hôi trộm ở trẻ em.

2. Món ăn trị mồ hôi trộm cho bé

Ngoài ra, trị mồ hôi trộm thông qua chế độ ăn hàng ngày là cách làm đơn giản. Cách này cũng mang lại hiệu quả tốt được nhiều bà mẹ áp dụng. Các món ăn trị mồ hôi trộm cho bé phổ biến là:

2.1. Tim lợn hầm đậu đen

Đậu đen trị mồ hôi trộm cho trẻ em

Đậu đen trị mồ hôi trộm cho trẻ em

  • Công dụng
    • Tim lợn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Đồng thời theo Đông y, tim lợn vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, vào tâm, phế.
    • Đậu đen cũng là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đồng thời được xem là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Theo y học cổ truyền đậu đen tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận. Đậu đen có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể.
    • Kết hợp đậu đen và tim lợn là giúp bổ dưỡng và cải thiện chứng mồ hôi trộm cho trẻ.
  • Cách làm: Tim lợn 1 quả rửa sạch, thát lát mong, đỗ đen 50g rửa sạch. Ngâm trong nước khoảng 2 tiếng đồng hồ để đỗ mềm rồi vớt ra. Tim lợn và đỗ đen sau khi đã sơ chế sạch thì cho vào nồi, đổ 1 lượng nước vừa đủ rồi ninh đến khi đỗ mềm thì gia giảm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
  • Cách dùng: Khi món ăn đã nấu xong thì có thể múc ra bát ăn trực tiếp. Nên ăn ngày 1 lần, không nên ăn quá nhiều. Bởi trẻ có thể không hấp thu được hết chất dinh dưỡng hoặc bị thừa chất.

2.2. Canh lá dâu non

Dùng lá dâu non làm canh để trị mồ hôi trôm ở trẻ em

Dùng lá dâu non làm canh để trị mồ hôi trôm ở trẻ em

  • Công dụng: Canh lá dâu non, thịt băm là món ăn  đơn giản, dễ thực hiện. Món ăn này có tác dụng tán phong nhiệt. Do đó được sử dụng cho trẻ nhỏ ra mồ hôi trộm.
  • Cách thực hiện: Sử dụng 1 nắm lá dâu non khoảng 50g và 100g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Lá dâu non rửa sạch, thái sợi mỏng. Thịt lợn băm thì phi hành mỡ, đảo đều, nêm 1 chút gia vị rồi đổ nước vào đun. Khi nước sôi cho lá dâu non đã được thái sợi vào, chờ cho nước sôi trở lại thì tắt bếp. Như vậy là món ăn đã hoàn thành.
  • Cách sử dụng: Đối với món ăn này có thể ăn kèm với cơm. Ăn liền trong 5 ngày tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sẽ được cải thiện rõ rệt.

2.3. Cháo gốc hẹ

  • Công dụng: Hẹ hay còn gọi là cửu thái, khởi dương thảo được xem là vị thuốc điều trị chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả. Theo đông y gốc hẹ tính ấm, vị cay tác dụng hành khí, tán ứ dùng chữa đau tức bụng, ngực…
  • Cách thực hiện: Sử dụng 35g gốc hẹ xay nhuyễn lấy nước đặc. Cho 1 nắm gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp vào nồi, đổ 1 lượng nước vừa đủ rồi ninh. Khi hạt gạo nở được ½ thì cho 50g thịt lợn nạc đã được băm nhỏ vào nấu cùng. Khi cháo đặc lại thì thêm nước gốc hẹ vào khuấy đều, đợi sôi trở lại thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Múc cháo vào bát cho trẻ, chan thêm 1 muỗng cafe dầu oliu để tăng thêm hương vị và hỗ trợ tiêu hóa.

2.4. Cháo hến và rễ cây hẹ

  • Nguyên liệu: 100g hến, 1 nắm gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp và 50g rễ cây hẹ.
  • Cách thực hiện: Thịt hến sau khi làm sạch thì xào với hành cho bớt tanh. Ninh nhừ cháo rồi cho hến vào. Riêng phần rễ hẹ thì rửa sạch , giã nhỏ rồi lọc lấy nước cho vào cháo khi cháo đã ninh nhừ, khuấy đều rồi ninh thêm khoảng 3 phút thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Múc cháo ra bát rồi cho trẻ ăn vào buổi sáng hoặc trưa, chiều nhưng chỉ ăn một bữa trong ngày.

2.5. Cháo đậu đen

Cháo đậu đen trị mồ hôi trộm luôn là món ăn yêu thích của trẻ

Cháo đậu đen trị mồ hôi trộm cho trẻ em

  • Công dụng: Cháo đậu đen có tác dụng làm mát cơ thể. Nhờ đó ăn cháo đậu đen sẽ giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả. Bên cạnh đó trong món cháo đậu đen còn có táo đỏ, hạt sen giúp trẻ dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn.
  • Cách thực hiện: Sử dụng 50g đậu đen, rửa sạch cho vào nấu cùng 1 nắm gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp cho nhừ. Trong quá trình ninh khi hạt gạo nở được ½ thì cho 20g hạt sen vào ninh cùng. Cuối cùng khi cháo đã mềm thì cho 6 quả táo đỏ vào ninh một lúc nữa thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Múc cháo ra bát, nêm nếm gia vị hoặc có thể thêm đường phèn vào cháo để dễ ăn hơn.

2.6. Chè đậu xanh và táo đỏ

  • Công dụng: Đậu xanh có tác dụng bồi bổ cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, giúp giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì. Táo đỏ giúp tăng sức đề kháng cho hệ ruột và giúp dễ hấp thụ cũng như tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy đây là món ăn vừa tốt cho sức khỏe của bé vừa có công dụng trong cải thiện mồ hôi trộm.
  • Cách thực hiện: Sử dụng 50g đậu xanh đãi sạch, ngâm trong nước khoảng 2 tiếng. Sau đó ninh đậu với lượng nước vừa đủ, hớt bọt nếu có để nước trong hơn. Đậu sau khi chín thì cho 50g táo đỏ đã rửa sạch vào ninh cùng, đến khi đậu và táo cùng nở to thì nêm nếm đường cho vừa miệng rồi tắt bếp.
  • Cách dùng: Mỗi ngày cho trẻ ăn 1 bát chè, có thể thêm một chút đá để dễ ăn và ngon miệng hơn.

Ngoài các món ăn kể trên thì các mẹ cũng có thể tham khảo thêm một số món ăn khác chữa mồ hôi trộm cho trẻ em như: cháo nếp cẩm, cháo cá quả, cháo mộc nhĩ và thịt bằm, canh rau ngót… Hãy ghi nhớ và bổ sung vào thực đơn hàng ngày trị mồ hôi trộm cho bé, để bé có bữa ăn đa dạng và không gây ngán.

Tham khảo thêm: Mồ hôi trộm ăn gì?

3. Tắm nắng bổ sung Vitamin D

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là sự thiếu hụt Vitamin D. Đối với nguyên nhân này thì việc bổ sung Vitamin D là điều cực kỳ cần thiết. Theo đó có nhiều cách khác nhau để bổ sung Vitamin D như: uống Vitamin D, ăn những thực phẩm chứa nhiều Vitamin D,… Trong đó, phổ biến và đơn giản nhất để bổ sung Vitamin D cho trẻ nhỏ là tắm nắng.

Đối với trẻ nhỏ, tắm nắng hay phơi nắng trong khoảng thời gian buổi sáng, từ 8 đến 9 giờ sáng (nắng sớm không gắt) sẽ giúp da hấp thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Qua đó kích thích cơ thể tổng hợp Vitamin D hay còn được biết đến với quá trình biến tiền Vitamin D thành Vitamin D. Tắm nắng sẽ bổ sung lượng Vitamin D thiếu hụt kịp thời và tự nhiên cho cơ thể trẻ. Nhờ vậy, giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm do thiếu Vitamin D hiệu quả.

Lưu ý chỉ nên tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng. Không nên cho trẻ phơi nắng vào buổi trưa hay chiều vì lúc này bức xạ từ ánh nắng mặt trời lớn sẽ làm bỏng da hoặc tổn thương da. Nguy hiểm nhất có thể gây ung thư da.

Trên đây là các phương pháp trị mồ hôi trộm cho bé đơn giản, hiệu quả từ các bài thuốc và cách làm dân gian. Tuy nhiên nếu áp dụng các cách làm kể trên mà tình trạng đổ mồ hôi trộm ở bé vẫn không được cải thiện thì tốt nhất nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trị mồ hôi trộm cho bé với 3 bài thuốc và 6 món ăn hàng đầu
4.3 (86.67%) 3 votes

Tags :

Bình luận cho bài viết

Trẻ ra mồ hôi trộm vào mùa đông có nguy hiểm ko? Mẹ cần làm gì? - Forikid TW3

2019-06-10 14:13:59

[…] Trị mồ hôi trộm cho bé với 4 bài thuốc và 6 món ăn hàng đầu […]

Trị mồ hôi trộm cho bé với 4 bài thuốc và 6 món ăn hàng đầu – Forikid

2019-04-18 06:52:56

[…] https://forikid.vn/mo-hoi-trom/tri-mo-hoi-trom-cho-be.html […]

Mồ hôi trộm làm thế nào để trị dứt điểm, không tái phát?

2019-03-27 10:30:14

[…] Tham khảo: 4 bài thuốc và 6 món ăn trị mồ hôi trộm cho bé […]

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC