5 điều mẹ cần biết khi trẻ 5 tháng ra mồ hôi trộm

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 01/02/2023 16:23:38

Bé nhà em mới được 5 tháng tuổi, nặng khoảng 7kg. Đợt vừa rồi em thấy bé ra nhiều mồ hôi ở đầu và gáy, còn hay quấy khóc đêm, mãi đến gần 3 giờ sáng mới ngủ ngoan.

Bình thường bé ăn uống dễ lắm mà sau đợt đấy thì lười ăn hẳn, lại còn bị sút cân. Lo lắng quá em cho bé đi khám bác sĩ thì được chẩn đoán bé bị chứng ra mồ hôi trộm nhiều. Và cần phải khắc phục ngay nếu không sau này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Trước đây em vẫn chủ quan nghĩ là bé ra mồ hôi do nóng quá thôi. Nhưng may mắn nhờ đưa con đi khám mà em rút ra được nhiều kinh nghiệm sau này có thể dùng để chăm bé thứ hai. Em xin chia sẻ một chút với các mẹ ở đây. Mẹ nào có bé đang bị giống bé nhà em thì lưu ý nhé.

1. Phân biệt đổ mồ hôi do thời tiết và mồ hôi trộm

trẻ 5 tháng ra mồ hôi trộm hay do thời tiết

Phân biệt khi trẻ đổ mồ hôi trộm hay đổ mồ hôi do thời tiết

Đây là điều quan trọng lắm nè các mẹ. Trẻ sơ sinh thường tiết ra hai loại mồ hôi. Một là mồ hôi do thời tiết và hai là mồ hôi trộm.

  • Mồ hôi do thời tiết: Trời nóng mà các mẹ mặc cho con nhiều áo trong khi thân nhiệt của trẻ cao hơn người lớn. Do đó, các con dễ bị nóng và đổ mồ hôi. Bé đổ mồ hôi khi đang ngủ có thể đắp nhiều chăn hoặc đặt bé ngủ trong phòng quá kín. Theo bác sĩ nói thì đây chỉ là cách mà cơ thể bé tự cân bằng lại nhiệt độ cho phù hợp. Nên các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng vì nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Mồ hôi trộm: Mồ hôi đổ ra ở vùng đầu và gáy khi bé đang ngủ, kèm theo đó là một vài triệu chứng như: Mất ngủ, ngủ chập chờn, hay quấy đêm, biếng ăn, chậm bò, thóp lâu liền và rụng tóc gáy…Bác sĩ cũng cảnh báo mồ hôi trộm cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh tiềm ẩn như thận yếu, suy tim… Vì vậy, các mẹ cần lưu ý đến biểu hiện của con để phân biệt đúng loại mồ hôi.

2. Tình trạng trẻ 5 tháng ra mồ hôi trộm

Muốn trẻ hết đổ mồ hôi trộm thì phải xác định được nguyên nhân các mẹ ạ. Đầu tiên em sẽ chỉ các mẹ cách nhận biết có phải bé bị ra mồ hôi trộm không thông qua một số biểu hiện thường thấy nhé.

2.1. Một số biểu hiện thường thấy

trẻ 5 tháng ra mồ hôi trộm ở đầu và sau gáy

Trẻ 5 tháng thường ra mồ hôi ở đầu và sau gáy

  • Bé đổ mồ hôi trộm khi nào?

Trẻ 5 tháng ra mồ hôi trộm thường diễn ra vào ban đêm, khi con đang ngủ. Mồ hôi do thời tiết thì chỉ sau khoảng 30 – 60 phút khi bé ngủ sâu là sẽ tự động hết. Còn mồ hôi trộm do bệnh lý thì thời gian đổ mồ hôi có thể kéo dài qua cả 2 giờ ngủ. Bé đổ mồ hôi ngay cả khi thời tiết lạnh.

  • Bé thường đổ mồ hôi trộm ở vùng nào?

Mồ hôi trộm chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, lưng, gáy, hõm nách đặc biệt đầu và sau gáy. Đầu và sau gáy là hai vị trí tiết ra mồ hôi trộm nhiều nhất. Vì đây là nơi tập trung nhiều tuyến mồ hôi trong cơ thể. Các vị trí như bụng, cánh tay, đùi thì không hề xuất hiện mồ hôi trộm.

Sau khi đã xác định được chính xác bé nhà mình bị chứng ra mồ hôi trộm thì các mẹ tiến hành bước tiếp theo là xác định nguyên nhân gây bệnh nha.

2.2. Một số nguyên nhân thường thấy

2.2.1. Hệ thần kinh chưa hoàn thiện

Hệ thần kinh có chức năng kiểm soát nhiệt độ của cơ thể. Trẻ nhỏ hệ thần kinh chưa hoàn thiện nên không có khả năng điều chỉnh thân nhiệt như người lớn. Vì thế, tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc chứng ra mồ hôi trộm thường cao hơn ở người lớn. Thời điểm trẻ ra mồ hôi trộm thường vào ban đêm trong lúc ngủ sâu.

2.2.2. Thiếu Canxi

Trẻ bị ra mồ hôi trộm có thể bắt nguồn từ việc bị thiếu Canxi. Trẻ bị thiếu Canxi thường có biểu hiện khó ngủ, ngủ không sâu giấc, đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm, khóc đêm, biếng ăn chán ăn, nấc cụt, ọc sữa, thóp lâu liền…

2.2.3. Thiếu Vitamin D

Phần lớn tình trạng đổ mồ hôi trộm ở các bé dưới 1 tuổi là do thiếu Vitamin D. Vì Vitamin D có ảnh hưởng đến việc tổng hợp Canxi và Phốt pho qua đường tiêu hóa. Nên hầu hết những bé sơ sinh bị đổ mồ hôi trộm đều có chung đặc điểm là nhẹ cân, rối loạn tiêu hóa, còi xương suy dinh dưỡng, rụng tóc vành khăn…

2.2.4. Chứng tăng tiết mồ hôi

Hội chứng này thường gặp ở những bé có bàn tay, bàn chân dính ướt do ra nhiều mồ hôi. Mồ hôi tiết ra ngay cả khi các bé không hoạt động hoặc thời tiết mát mẻ dễ chịu.

2.2.5. Âm hư

Ở trẻ nhỏ chức năng của thận chưa hoàn thiện. Theo Y học cổ truyền, âm dương trong cơ thể con người cân bằng. Nhưng ở trẻ nhỏ phần âm bị thiếu hụt hay còn gọi là thận âm hư. Thận âm hư là nguyên nhân khiến trẻ nóng trong, miệng khô khát, háo nước. Cơ thể trẻ mệt mỏi suy nhược, lòng bàn tay bàn chân nóng và đổ mồ hôi trộm.

2.2.6. Mất cân bằng hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm

Hệ thần kinh thực vật được chia làm hai loại là giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ này có tác dụng đối lập nhau. Hệ giao cảm làm tăng cường chức năng tự động còn hệ phó cảm làm giảm chức năng tự động.

Ở trẻ nhỏ do hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện nên chức năng của hai hệ có thể bị ảnh hưởng. Chỉ một chút kích thích nhỏ như nóng, stress… có thể khiến giao cảm bị kích thích nên trẻ ra nhiều mồ hôi.

3. Tác hại khi trẻ 5 tháng ra mồ hôi trộm thường xuyên

Trẻ 5 tháng ra mồ hôi trộm gây chán ăn, suy dinh dưỡng

Ra mồ hôi trộm trong thời gian dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Ra mồ hôi trộm nhiều khi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ sâu của bé mà còn khiến bé dễ mắc các loại bệnh về đường hô hấp và gây viêm da.

  • Trẻ dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp: Khi bé bị đổ mồ hôi trộm, các lỗ chân lông sẽ giãn nở to hơn bình thường. Nếu bố mẹ không dùng khăn khô lau sạch mồ hôi sẽ dẫn đến tình trạng thẩm thấu ngược vào trong da. Điều này khiến trẻ bị nhiễm lạnh gây nên các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm phế quản.
  • Làm tăng nặng tình trạng thiếu Canxi: Trong thành phần của mồ hôi ngoài nước thì còn có các chất muối khoáng như Canxi, Kali… và chất thải. Mồ hôi trộm đổ ra càng nhiều lượng canxi bị hao hụt càng lớn khiến tình trạng thiếu hụt canxi trong cơ thể trẻ trầm trọng hơn.
  • Còi xương, suy dinh dưỡng: Đổ mồ hôi nhiều khiến cơ thể trẻ bị mất nước. Lâu dần trở nên mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược dẫn đến còi xương và chậm lớn.
  • Trẻ dễ bị rôm sảy, viêm da: Mồ hôi tiết ra, lỗ chân lông giãn nở to là nơi ứ đọng các chất cặn bã gây rôm sảy mẩn ngứa, viêm nhiễm, mụn nhọt…

4. Cách điều trị khi trẻ 5 tháng ra mồ hôi trộm

Theo các bác sĩ, để điều trị chứng ra mồ hôi trộm khó chịu này các mẹ nên giữ cho cơ thể bé luôn được thoáng mát sạch sẽ, cho bé ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất bột, đạm, vitamin, bổ sung đủ nước, rau xanh và lượng canxi, Vitamin D còn thiếu.

4.1. Bổ sung Vitamin D và Canxi

Nếu phát hiện ra bé có dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin D, và Canxi các mẹ có thể bổ sung cho bé bằng đường uống. Liều lượng uống sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của bé nên các mẹ nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống nha. Với bé 5 tháng như cu Bi nhà em thì lượng Canxi bổ sung hàng ngày là 300mg/ngày còn vitamin D là khoảng 400 đơn vị/ngày.

Vì Vitamin D ảnh hưởng đến việc tổng hợp Canxi trong cơ thể nên các mẹ nhớ bổ sung hai loại này cùng một lúc cho bé. Riêng với Vitamin D, ngoài cách uống các mẹ có thể cho bé nhà mình tắm nắng để tăng cường việc tổng hợp Vitamin D một cách tự nhiên.

Mỗi buổi sáng các mẹ có thể cho bé ra tắm nắng từ 5 – 10 phút trong khoảng thời gian là từ 6-7h sáng, lúc này cường độ ánh sáng không quá mạnh nên không gây hại cho làn da và sức khỏe của bé.

4.2. Điều trị chứng âm hư

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi trộm là do âm hư. Giải quyết được tình trạng này bé sẽ hết ra mồ hôi trộm nhất là vào ban đêm. Dưới đây là bài thuốc trị âm hư mà bố mẹ có thể tham khảo:

Thành phần:

  • Thục địa: 25g
  • Thạch hộc: 15g
  • Táo chua: 10g
  • Tỳ giải: 10g
  • Hoài sơn: 15g
  • Củ súng: 20g

Cách sử dụng:

  • Các mẹ có thể sắc các nguyên liệu trên thành thuốc cho bé uống. Tuy nhiên vì bé còn quá nhỏ nên việc uống thuốc bắc sẽ khó khăn hơn thêm vào đó quá trình sắc cũng mất khá nhiều thời gian và công sức.

4.3. Thường xuyên lau khô người cho bé khi đổ mồ hôi

không nên cho trẻ 5 tháng mặc quá nhiều đồ khi ngủ

Thường xuyên lau mồ hôi và không nên cho bé mặc quá nhiều quần áo dày khi ngủ

Nếu phát hiện ra bé nhà mình đang ra nhiều mồ hôi trộm các mẹ nên lấy khăn bông khô lau sạch cho bé để bé không bị cảm lạnh hoặc viêm phế quản.

Trẻ con thân nhiệt thường cao hơn người lớn rất nhiều nên các mẹ cũng không cần phải mặc quá nhiều áo và đắp nhiều chăn cho bé khi ngủ đâu nha vì sẽ khiến bé nóng ra mồ hôi và khó ngủ hơn đó.

4.4. Bổ sung đủ nước thường xuyên

Đổ mồ hôi trộm khiến cơ thể bé thất thoát nhiều nước, tình trạng kéo dài lâu có thể gây ra chứng suy kiệt cơ thể. Các mẹ có thể bổ sung nước cho bé nhà mình qua sữa mẹ hoặc nước uống để bù lại lượng nước đã mất đi.

4.5. Cho bé ăn những món ăn hạn chế đổ mồ hôi trộm

Các bác sĩ khuyến cáo trong sữa mẹ có rất nhiều Canxi, không chỉ giúp ngăn bé ra mồ hôi trộm mà còn giúp bé phát triển hệ xương bên trong, chân tay chắc khỏe nên dù bận rộn đến mấy thì các mẹ cũng phải cho con bú đủ sữa nha.

Bé nhà em bình thường em cho bú khoảng 6 cữ, nhưng vì cho ăn thêm cháo nên em rút xuống còn 4 và để bé ăn thêm 2 bữa cháo. Ngoài cháo thịt thông thường các mẹ nên cho bé nhà mình ăn thêm cháo trai, cháo hến, cháo sò, cháo đậu, cháo gốc hẹ, cháo các quả nhé vì những món này sẽ giúp bé nhà mình hạn chế ra mồ hôi rõ rệt đó.

5. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Mẹ nên cho trẻ 5 tháng ra mồ hôi trộm và biếng ăn đi khám bác sĩ

Mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ nếu tình trạng đổ mồ hôi trộm và biếng ăn kéo dài

Theo các bác sĩ, đa phần các bé nhà mình bị ra mồ hôi đều không đáng lo ngại các mẹ ạ. Tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyến cáo các mẹ nên đưa bé đi khám nếu thấy bé ra mồ hôi trộm nhiều kèm theo các triệu chứng như:

  • Khó thở, thở hổn hển
  • Mệt mỏi kéo dài trong nhiều ngày
  • Ngủ ít, hay giật mình, hay khóc đêm
  • Biếng ăn
  • Rụng tóc vành khăn
  • Nôn mửa, tiêu chảy

Các triệu chứng này có thể báo hiệu bé đang mắc một số bệnh lý cần được điều trị sớm.

Trên đây là một số kinh nghiệm của em để khắc phục tình trạng trẻ 5 tháng ra mồ hôi trộm, các mẹ tham khảo nhé. Do thấy cần thiết nên rảnh rỗi em cũng tìm hiểu thêm thông tin trên mạng nữa rồi hỏi bác sĩ khám cho cu Bi để xác nhận lại nên các mẹ có thể yên tâm làm theo nha. Chúc các mẹ và bé nhà mình luôn khỏe mạnh nhé!

5 điều mẹ cần biết khi trẻ 5 tháng ra mồ hôi trộm
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC