[Hỏi – Đáp] Trẻ 4 tháng ra mồ hôi trộm khi ngủ và bú, mẹ phải làm sao?

Đăng bởi Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền | Đăng lúc : 24/03/2023 15:30:36

Trẻ 4 tháng ra mồ hôi trộm khiến nhiều mẹ lo lắng. Dưới đây là những thắc mắc của các mẹ và giải đáp của chuyên gia.

  • Câu 1: (Chị Hà, Hà Nội)

“Chào chuyên gia, bé trai nhà em được 4 tháng. Trong 3 tháng đầu, bé phát triển bình thường. Tuy nhiên, đến tháng thứ 4, bé hay ra mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ. Hầu như đêm nào em cũng phải thay quần áo cho bé. Chuyên gia cho em bây giờ phải làm thế nào ạ? Em xin cảm ơn!”

  • Câu 2: (Chị Phương, Hải Phòng)

“Thưa chuyên gia, em có một bé gái 4 tháng tuổi. Bé phát triển tốt về chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên, bé hay bị ra mồ hôi đầu khi đang bú mẹ. Không biết như vậy, bé có mắc bệnh gì không? Mong được chuyên gia tư vấn. Em xin cảm ơn!”

Tình trạng trẻ 4 tháng ra mồ hôi trộm khiến nhiều cha mẹ lo lắng

Tình trạng trẻ 4 tháng ra mồ hôi trộm khiến nhiều cha mẹ lo lắng

Chuyên gia trả lời:

Chào hai bạn, cảm ơn các bạn đã tin tưởng.

Qua chia sẻ, có thể thấy 2 bé đều gặp phải tình trạng đổ mồ hôi trộm. Đây là tình trạng phổ biến với trẻ sơ sinh. Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng bé ra nhiều mồ hôi dù không hoạt động nhiều, đang ngủ, thời tiết không nóng bức. Mồ hôi trộm thường ra nhiều ở phần đầu do đây là vùng tập trung nhiều tuyến mồ hôi. Mồ hôi cũng tiết ra ở phần cổ và gáy.

Ngoài do thời tiết, môi trường và gen di truyền, mẹ cần theo dõi thêm biểu hiện của con để phán đoán chính xác và xử trí phù hợp.

1. Đâu là nguyên nhân khiến trẻ 4 tháng ra mồ hôi trộm?

Trẻ 4 tháng ra mồ hôi trộm kèm quấy khóc

Trẻ đổ mồ hôi trộm và quấy khóc không yên

Trẻ 4 tháng ra mồ hôi trộm có thể là do:

  • Thiếu Canxi:

Thiếu Canxi gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Trẻ bị ra mồ hôi trộm do thiếu Canxi thường kèm khó ngủ, trằn trọc, quấy khóc, hay bị ọc sữa, nấc cụt, bị rụng tóc vành khăn,…

  • Thiếu Vitamin D:

Trẻ thiếu Vitamin D ra mồ hôi trộm thường kèm các biểu hiện hay đau bụng, vàng da, suy dinh dưỡng, còi xương, quấy khóc.

  • Tim bẩm sinh:

Tim phải hoạt động quá tải để đưa máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi hơn.

  • Hen suyễn:

Trẻ ra nhiều mồ hôi trộm khi ngủ kèm ho khò khè, thở ngắn hơi, mặt đỏ bừng, hay quấy khóc có thể là dấu hiệu bị hen suyễn.

  • Hội chứng tăng tiết mồ hôi:

Bé tiết nhiều mồ hôi ngay cả khi không nóng có thể do mắc hội chứng tăng tiết mồ hôi. Bé thường ra nhiều mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân.

  • Bị căng thẳng, gặp điều sợ hãi khi ngủ:

Bé căng thẳng, sợ hãi khi ngủ cũng khiến não bị kích thích và tiết nhiều mồ hôi.

  • Uống sữa công thức:

Các loại sữa công thức chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể gây nóng trong. Do đó, trẻ dễ táo bón và ra nhiều mồ hôi.

  • Âm hư, thận yếu:

Trẻ mắc chứng âm hư, thận yếu sẽ ra nhiều mồ hôi khi ngủ và ngừng ra mồ hôi khi dậy. Điều này do âm hư, thận yếu khiến cơ thể nóng trong.

  • Cảnh báo hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh:

Khi bé ra mồ hôi trộm nhiều vào ban đêm kèm các biểu hiện như ngủ li bì, khó thức dậy, thở khò khè, khó thở có thể là dấu hiệu của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Hội chứng này xảy ra nếu bé ngủ trong phòng ngột ngạt, nóng bức, bí bách.

2. Vì sao trẻ đổ mồ hôi trộm khi đang bú?

Trẻ thường đổ mồ hôi ở đầu nhiều hơn bộ phận khác vì khác với cơ thể người lớn, tuyến mồ hôi của trẻ không tập trung nhiều ở nách và phân phối khắp cơ thể mà tập trung nhiều ở phần đầu. Ngoài ra, nhiệt độ đầu luôn cao hơn cơ thể khiến trẻ đổ mồ hôi phần đầu nhiều hơn. Trẻ ra mồ hôi trộm khi đang bú có thể do các nguyên nhân sau:

  • Mẹ đặt đầu bé trên tay hoặc cho trẻ đội mũ trong quá trình cho bú. Nhiệt độ từ tay mẹ hoặc từ mũ làm tăng nhiệt độ phần đầu khiến trẻ đổ mồ hôi.
  • Khi cho con bú, bé mặc quá nhiều quần áo cũng có thể khiến cơ thể nóng bức, nực nội và ra nhiều mồ hôi khi mẹ cho bé bú.
  • Mẹ cho bé bú trong phòng chật chội, không thoáng mát khiến cơ thể bé nóng bức và ra mồ hôi.

3. Mẹ cần làm gì khi trẻ đổ mồ hôi trộm?

cho trẻ 4 tháng ra mồ hôi trộm ngủ ở nơi thoáng mát

Cho trẻ ngủ ở không gian thoáng mát, tránh bị đổ mồ hôi trộm

Khi trẻ đổ mồ hôi trộm, các mẹ cần thực hiện những phương pháp sau:

  • Lau mồ hôi cho con: Các mẹ cần lau mồ hôi cho con liên tục để tránh mồ hôi làm ướt quần áo gây khó chịu cho bé. Giữ cho da trẻ được khô thoáng cũng giúp trẻ không bị rôm sảy hoặc viêm da.
  • Để một miếng vải khô dưới đầu của trẻ khi ngủ để giúp thấm hút mồ hôi khi trẻ bị ra mồ hôi trộm nhiều phần đầu. Các mẹ cũng cần lưu ý thay thường xuyên khi vải ướt.
  • Cho con bú trong phòng thoáng mát, không mặc quần áo chật khi bú.
  • Khi cho bú, nên cho con bú cả 2 bầu vú để thay đổi tư thế, tránh cố định một vị trí làm tăng nhiệt.
  • Đặc biệt, các mẹ cần chú ý: Tuyệt đối không tắm cho bé khi đang đổ mồ hôi và không để con ngồi quạt mát nhằm hong khô cơ thể. Khi bé bị ra mồ hôi trộm, các lỗ chân lông giãn nở to khiến cho khí lạnh dễ xâm nhập vào cơ thể bé hơn. Tắm cho bé hoặc để bé ngồi trước quạt mát có thể khiến bé bị cảm lạnh rất nguy hiểm.

4. Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi bị ra mồ hôi trộm có thể cải thiện bằng những cách sau đây:

4.1. Nuôi con bằng sữa mẹ, hạn chế dùng sữa công thức

cho trẻ 4 tháng ra mồ hôi trộm bú sữa mẹ

Trẻ 4 tháng nên được bú sữa mẹ, hạn chế cho con dùng sữa công thức

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể dùng hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không cần phải bổ sung thêm bất cứ chất gì. Mẹ chỉ nên dùng sữa công thức nếu như không có đủ sữa mẹ cho bé dùng.

4.2. Cho trẻ tắm nắng thường xuyên

tắm nắng cho trẻ 4 tháng ra mồ hôi trộm

Tắm nắng là cách giúp trẻ 4 tháng bổ sung Vitamin D, hạn chế bị mồ hôi trộm

Tắm nắng thường xuyên sẽ giúp trẻ cứng cáp hơn, khỏe mạnh hơn, tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể. Tắm nắng và để da trẻ tiếp xúc với ánh nắng cũng là một cách cung cấp Vitamin D hiệu quả.

Các mẹ nên cho bé tắm nắng khoảng 5 – 10 phút/ngày. Thời điểm tắm nắng tốt nhất là vào buổi sáng trước 8h. Khi cho bé tắm nắng, các mẹ lưu ý không nên để mắt và phần đầu trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

4.3. Bổ sung Canxi và Vitamin D

Canxi và Vitamin D đều cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Bổ sung đầy đủ hai chất này sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm.

Trẻ 4 tháng tuổi cần được cung cấp 400 IU Vitamin D/ngày. Còn nhu cầu Canxi của trẻ 4 tháng tuổi là 210mg/ngày.

4.4. Khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân đổ mồ hôi trộm và điều trị

Khi tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm kéo dài kèm các biểu hiện khác như trẻ 4 tháng tuổi táo bón, đái dầm, nóng trong… Ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

5. Các món ăn cho trẻ 4 tháng ra mồ hôi trộm

Mẹ có thể cho trẻ ăn những món ăn sau để cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm:

5.1. Cháo thục địa vừng đen

dùng thục địa cho trẻ 4 tháng ra mồ hôi trộm

Thục địa được coi là vị thuốc hàng đầu trị chứng ra mồ hôi trộm cho trẻ nhỏ

Thục địa là vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Thục địa nhiều tác dụng với cơ thể mà một trong số đó là giúp bổ thận. Thục địa giúp nuôi can thận, ôn hòa nhiệt độ trong cơ thể, tránh tình trạng nóng trong. Dùng thục địa sẽ giúp bổ thận dưỡng âm, cải thiện tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 15g thục địa
  • 15g vừng đen
  • 15 hà thủ ô
  • 30g xích tiểu đậu
  • Muối, đường

Cách làm:

  • Thục địa và vừng đen, hà thủ ô, xích tiểu đậu rửa sạch đem nấu cho chín nhừ.
  • Khi nguyên liệu đã nhừ thêm chút muối và đường cho vừa ăn là hoàn thành.

5.2. Cháo hến

Cháo hến bổ dưỡng cho trẻ 4 tháng ra mồ hôi trộm

Cháo hến bổ dưỡng cho trẻ 4 tháng ra mồ hôi trộm

Nguyên liệu:

  • 1kg hến
  • ½ chén gạo tẻ
  • 1 nắm gạo nếp
  • 1 củ hành khô
  • 1 mớ rau răm
  • Gia vị

Cách làm:

  • Hến ngâm với nước cho ra hết đất cát sau đó luộc với nước. Nhặt phần thịt hến để riêng. Nước luộc hến gạn lấy phần trong nấu cháo.
  • Hành khô băm nhỏ, rau răm nhặt lá thái nhỏ.
  • Vo gạo và cho vào nồi nấu với nước luộc hến.
  • Phi thơm hành khô với dầu ăn, cho thịt hến vào xào cho săn lại.
  • Khi cháo đã nhừ cho thịt hến và rau răm vào nồi. Đun cho tới khi cháo sôi lại thì nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

5.3. Cháo cá quả

Nguyên liệu:

  • 500g cá quả
  • 100g gạo tẻ
  • Hành khô
  • Gia vị

Cách làm:

  • Cá làm sạch luộc với 1.5l nước tới khi cá chín thì vớt ra lọc lấy phần thịt cá.
  • Ướp thịt cá với chút muối, đường, nước mắm trong khoảng 15 phút.
  • Dùng nước luộc cá nấu cho gạo tẻ vào nấu cháo.
  • Hành khô băm nhỏ phi thơm trên chảo, cho thịt cá vào đảo sơ qua.
  • Khi cháo chín nhừ thì thêm phần thịt cá rang vào, nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

5.4. Cháo lá dâu

Nguyên liệu:

  • 50g lá dâu non
  • ½ chén gạo tẻ
  • 50g thịt xay
  • Gia vị

Cách làm:

  • Lá dâu đem rửa sạch để ráo nước sau đó thái nhỏ.
  • Cho nước vào cùng gạo tẻ nấu cháo. Khi cháo sôi được 15 phút thì cho tiếp thịt lợn xay vào nấu cùng.
  • Đun cho tới khi cháo chín nhừ thì cho lá dâu vào trong cháo, đảo đều đun tiếp trong 10 phút nữa. Nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

5.5. Cháo gốc hẹ

Cháo gốc hẹ cho trẻ 4 tháng ra mồ hôi trộm

Cháo gốc hẹ cho bé bị mồ hôi trộm

Nguyên liệu:

  • 30g gốc hẹ
  • ½ chén bột gạo tẻ
  • 50g thịt nạc xay
  • Gia vị

Cách làm:

  • Gốc hẹ chọn phần thân sát với củ đem rửa sạch để ráo nước sau đó giã nhỏ lọc lấy khoảng 200ml nước đặc.
  • Thịt lợn xay đem xào chín.
  • Cho bột gạo vào nước gốc hẹ khuấy đều tay trên lửa nhỏ. Đun tới khi cháo sôi thì cho tiếp thịt lợn vào đảo đều. Nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

Trẻ 4 tháng tuổi ra mồ hôi trộm không đáng lo ngại nếu như mẹ biết nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Chúc các mẹ nuôi bé khỏe và ngoan!

[Hỏi – Đáp] Trẻ 4 tháng ra mồ hôi trộm khi ngủ và bú, mẹ phải làm sao?
5 (100%) 1 vote

Tags :

Bình luận cho bài viết

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC